- Nghiên cứu định lượng:
VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+
1.3.1. Các yếu tố chủ quan
- Chính quyền TW: Là nơi ban hành chính sách, các chính sách về DS- KHHGĐ khi ban hành cần dùng những từ ngữ chặt chẽ, rõ ràng, cần có chế tài xử lý nghiêm những trương hợp vi phạm Chính sách DS-KHHGĐ đối với
đặc thù của những địa phương. Ví dụ như đối với những tỉnh đông dân, có mức sinh cao và tỷ lệ sinh con thứ 3+ cao thì phải có chế tài riêng để trên cơ sở đó, địa phương thể chế hóa và có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời, cũng cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng thỏa đáng những cá nhân, tập thể, đơn vị thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ.
Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ trung ương đến cơ sở thiếu ổn định: Cụ thể là từ năm 1961 đến nay thì đã có 5 lần đổi tên. Sau những lần thay đổi tổ chức bộ máy như vậy, đã làm cho tâm lý của đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ từ TW đến cơ sở bị xáo trộn cũng như gây hoang mang cho người dân về tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ từ đó đã làm gia tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, nhất là ở cơ sở, những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền vận động, chưa được ổn định, các điều kiện đảm bảo, nhất là chính sách cho cán bộ cơ sở quá thấp; cán bộ chuyên trách cấp xã còn làm việc theo chế độ hợp đồng thời vụ (chưa có các chế độ bảo hiểm), Cộng tác viên dân số đang hưởng chế độ phụ cấp quá thấp nên chưa thật sự gắn bó, tâm huyết, nhiệt tình với công việc được giao.
Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong công tác DS- KHHGĐ.
- Chính quyền địa phương: Trên cơ sở các chính sách của Trung ương, địa phương cần phải có chính sách riêng, phù hợp với thực tế của từng vùng miền như vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng và nông thôn, vùng thành thị của địa phương, đối với các huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3+ thì cần phải có các chế tài nghiêm, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ sở nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại trong công tác DS- KHHGĐ. Cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác DS-KHHGĐ.
- Các tổ chức chính trị xã hội khác: Đến nay, một số tổ chức chưa ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình, một số địa phương chưa cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số, các cơ quan, tổ chức nói chung chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân số, như xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác, tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp, đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mục tiêu, chưa đưa việc ký cam kết thực hiện tốt chính sách dân số -KHHGĐ vào đầu năm nên không có căn cứ để xử lý vi phạm.
Tác dụng tiêu cực do việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền Pháp lệnh Dân số của các tổ chức khác đã tác động đến nhận thức của nhân dân và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+.
Việc bình luận thiên lệch về quyền không gắn liền với nghĩa vụ công dân đã tạo dư luận xã hội, làm cho nhân dân chỉ chú ý đến quyền do mình tự nguyện quyết định. Việc suy diễn quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế và không bị phạt đã tạo dư luận xã hội, làm cho các cơ quan, tổ chức dao động, chần chừ trong việc ban hành chính sách khuyến khích, không khuyến khích và thực hiện các biện pháp hành chính, chưa xử lý nghiêm, triệt để cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ đang là yếu tố thúc đấy gia tăng mức sinh, điều này đã tác động xấu đến phong trào vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ..
Mặc dù việc suy diễn là không đúng với bản chất về quyền của công dân được quyết định tự nguyện và có trách nhiệm, với tính thống nhất của hệ thống pháp luật nước ta. Mặc dù các hành vi là cố tình hay vô ý trong phạm vi
hẹp, song cũng tạo nên dư luận xã hội không thuận cho việc thực hiện mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Song việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chưa được thực hiện tốt.
- Người dân
Người dân là những người thực thi chính sách và chính sách có hiệu quả hay không có hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ nhận thức của người dân. Nhiều khi một chính sách ban hành có những câu từ thiếu chặt chẽ, người dân thường cố tình lách luật, hiểu sai chính sách để sinh thêm con từ đó vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý tập quán muốn có đông con, nhiều cháu, phải có con trai để nối dõi tông đường (tư tưởng nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, có con trai để đi vào nơi thờ tự), làm nương rẫy, chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ khi về già. Bên cạnh đó, hiện nay ở nước ta chế độ an sinh người già chưa đảm bảo.
Đồng thời, những yếu tố kinh tế - xã hội và lối sống vẫn tạo ra nhu cầu đông con, có con trai (thực tế thời gian qua, những cặp vợ chồng có con một bề, có hai con gái đã sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ chủ yếu).
Chẩn đoán thai nhi bất hợp pháp, đặc biệt là siêu âm loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính,...và điều kiện kinh tế thấp là nguyên nhân khó khăn phức tạp và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, bảo đảm cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số.
Số phụ nữ bước vào chu kỳ sinh đẻ tăng đột biến ở nhóm tuổi có tỷ lệ mắn đẻ "20-29 tuổi" cao nhất, trung bình cứ một phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 phụ nữ bước vào.
Tất cả những yếu tố trên đã làm cho mức sinh và sinh con thứ 3+ cao và còn có xu hướng tăng nhanh.