Công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 63)

- Nghiên cứu định lượng:

2 Tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)

2.3.2. Công cụ kinh tế

Trong 10 năm qua, từ các nguồn ngân sách (Trung ương, địa phương,...) Nghệ An đã đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ hơn 140 tỷ đồng và Nghệ An đã “tránh sinh” được hơn 220 ngàn người, điều này cho thấy việc đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ đã mang lại hiệu quả và tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Kết quả giảm sinh sẽ tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội để dành vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Theo kinh nghiệm của quốc tế được UNFPA công bố, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Các khoản tiết kiệm này sẽ tiếp tục gia tăng nếu đầu tư nâng cao chất lượng dân số.

+ Đã có quy định về thực hiện chính sách DS/KHHGĐ trong tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhưng chưa toàn diện và thống nhất;

+ Chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần cho người tự nguyện đình sản; đặt dụng cụ tử cung; người cung cấp dịch vụ KHHGĐ; khen thưởng các tập thể, đơn vị thực hiện tốt chính sách DS/KHHGĐ,...

Các chính sách KT –XH đã tạo môi trường thuận lợi đã tác động mạnh mẽ và thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân đối với việc thực hiện mục tiêu Dân số/KHHGĐ.

Cơ chế quản lý kinh phí chi cho công tác DS-KHHGĐ từ năm 1993 đã được cải tiến một cách căn bản: Phân bổ công khai ngay từ đầu năm; Bố trí tuyệt đại bộ phận kinh phí (93-95%) về địa phương, theo từng cấp và từng hoạt động.

- Hiện nay mặc dù đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã, xóm là lực lượng nòng cốt “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tạo chuyển biến tích cực về công tác DS-KHHGĐ của tỉnh, nhưng chế độ mà đội ngũ này được hưởng chưa thực sự tương xứng với công sưc bỏ ra. Cụ thể,

đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã, phường, thị trấn hiện nay đang được hưởng mức phụ cấp là 698.000đồng/người/tháng (đối với vùng núi cao, vùng núi thấp) và 648.000 đồng/người/tháng ( vùng đồng bằng, đô thị). Mưc hưởng này bao gồm phụ cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng núi cao là 200.000 đồng/người/tháng và vùng núi thấp và đồng bằng là 150.000 đồng/người/tháng và hưởng thêm phụ cấp từ ngân sách tỉnh là 0,6 mức lương tối thiểu hiện hành theo Quyết định 58/2010/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh. Riêng đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ cấp xóm chỉ được hưởng chế độ phụ cấp là 50.000 đồng/tháng từ năm 1991 đến nay. Ngoài ra, việc thực hiện tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ thành viên chức y tế cấp xã theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế chưa thực hiện được. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đội ngũ này, bởi hiện nay một số người đủ tiêu chuẩn thì đã quá tuổi tuyển dụng viên chức; một số khác thì không yên tâm tư tưởng để công tác, thậm chí là chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn để lo cho cuộc sống gia đình. Nghệ An có tới 49 cán bộ chuyên trách sau khi đã được chuẩn hóa vẫn bỏ việc, ảnh hưởng đến việc triển khai, chỉ đạo các hoạt động DS-KHHGĐ ở cơ sở.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác Dân số ngày càng khó khăn: Chiến lược Dân số giai đoạn 2011 -2020 được Tổng cục Dân số dự báo diễn ra trong bối cảnh GDP bình quân đầu người đạt: 1.050$/ người/ năm vào năm 2010, vượt qua ngưỡng nước nghèo theo quy định của thế giới (1.000$/ người/năm), điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển đất nước nhưng đồng nghĩa với việc Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi của quốc tế, đặc biệt là vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi sẽ bị cắt giảm.

- Cùng đó, nếu duy trì mức đầu tư cho Dân số là 8.200đ/ người/ năm, mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi khoảng 750 -800 tỷ đồng, trong đó dành khoảng 150 tỷ để nhập khẩu các phương tiện tránh thai.Và để nâng cao chất lượng dân số, mức đầu tư đòi hỏi cao hơn;

2.3.2.1. Ngân sách Nhà nước chi cho chính sách DS-KHHGĐ

Hàng năm, ngoài nguồn kinh phí Mục tiêu Quốc gia Dân số - KHHGĐ và Nguồn kinh phí địa phương dùng để trả lương và các khoản chi hành chính thì địa phương còn hỗ trợ kinh phí để đối ứng các dự án và phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Ngân sách đầu tư hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn của công tác Dân số - KHHGĐ hàng năm như sau:

Bảng 2.6: Ngân sách đầu tư cho hoạt động chuyên môn của chính sách Dân số - KHHGĐ hàng năm ĐVT: triệu đồng TT Cấp 2008 2009 2010 2011 1 Trung ương 14.909 17.417 17.982 21.962 2 Địa phương 463 1.146 1.357 3.964 Tổng 15.372 18.563 19.339 25.926

Nguồn: Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của ngành DS-KHHGĐ

2.3.2.2. Khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn

Hàng năm, UBND tỉnh Nghệ An trích nguồn kinh phí để khen cho các tập thể thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ như sau:

- Một năm không có người sinh con thứ 3+ thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 2 triệu đồng.

- Hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3+ thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 4 triệu đồng.

- Ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3+ thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 6 triệu đồng.

- Bốn năm liên tục không có người sinh con thứ 3+ thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 8 triệu đồng.

- Năm năm liên tục không có người sinh con thứ 3+ thì được Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Thủ tưởng Chính phủ khen và tỉnh thưởng 10 triệu đồng.

- Riêng khen thưởng đối với khối, xóm, làng, bản do Chủ tịch UBND huyện, thành, thị quy định và khen thưởng.

- Đối với những tập thể làm tốt công tác Dân số - KHHGĐ hàng năm được Hội đồng thi đua đề nghị cấp khen và thưởng theo luật thi đua khen thưởng.

Tính từ năm 2008 đến năm 2011, tổng kinh phí khen thưởng cho những cá nhân và tập thể thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ gần 8 tỷ đồng, cụ thể được thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.7 : Kết quả khen thưởng công tác Dân số - KHHGĐ hàng năm

ĐVT: triệu đồng

TT Năm 2008 2009 2010 2011

1 Số tiền thưởng cho xã 111 106 128 109 2 Số tiền thưởng cho xóm 1.050 1.108 1.113 1.008 3 Số tiền thưởng cho Cá

nhân

688 737 730 695

Tổng 1.849 1.951 1.971 1.812

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm của ngành DS-KHHGĐ 2.3.2.3. Khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân

- Người sử dụng biệp pháp tránh thai (đặt vòng), được các cơ sở y tế khám phụ khoa, cấp dụng cụ và một số thuốc theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời được giảm 50% ngày lao động công ích của 1 năm.

- Người sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản được phẩu thuật miễn phí, được cấp một số thuốc, hưởng một khoản tiền bồi dưỡng và một thẻ bảo hiểm sức khỏe theo mức quy định của Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em Việt Nam và Bộ Y tế, đồng thời được miễn số ngày lao động công ích của 1 năm. Mặc dù vậy, vẫn chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia triệt

sản, chỉ thủ thuật đối với người người mắc bệnh và mổ kết hợp do mức hỗ trợ chưa tương xứng với những hình thức như thế này.

- Người sử dụng các biện pháp tránh thai khác thì được hưởng các dịch vụ, các phương tiện tránh thai theo quy định của Bộ Y tế thông qua Cộng tác viên, Ban dân số tại địa phương.

- Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và trong 1 năm vận động được 30 cặp thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản, đặt vòng) được thưởng 200.000 đồng và nếu trên 30 cặp, cứ thêm 10 cặp thì được thưởng thêm 100.000 đồng. Đã đưa ra quy định thế này những vẫn chưa thực hiện được vì công tác vận động rất khó.

- Khen thưởng đối với cá nhân làm tốt công tác Dân số - KHHGĐ hàng năm được Hội đồng thi đua ngành đề nghị cấp khen và thưởng theo Luật thi đua khen thưởng. Nhưng vi điều kiện nguồn kinh phí khen thưởng quá ít, nên chỉ khen thưởng theo số lượng tối thiểu. Chính vì vậy chưa động viên kịp thời người người làm tốt công tác dân số-KHHGĐ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 63)