Công cụ truyền thông giáo dục và tâm lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 61)

- Nghiên cứu định lượng:

2 Tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)

2.3.1. Công cụ truyền thông giáo dục và tâm lý

2.3.1.1. Truyền thông

- Công tác truyền thông vận động được tăng cường, đẩy mạnh, triển khai trên các kênh truyền thông như báo Nghệ An, Báo gia đình và xã hội, Đài phát thanh truyền hình…tạo được sự đồng thuận trên toàn xã hội. Các ngành, đoàn thể , tổ chức xã hội tham gia tích cực tuyên truyền , vận động về DS-KHHGĐ.

+ Các sản phẩm truyền thông như Áp phích, Tờ rơi, tờ gấp, Tranh lật, Băng cassette, Băng Video/CD Rom… có hình thức phong phú và chất lượng được cung cấp trực tiếp cho đối tượng, các hộ gia đình, các địa phương và luôn có mặt tại các điểm tuyên truyền, tư vấn.

+ Nhiều mô hình truyền thông dân số được xây dựng như mô hình không sinh con thứ 3+, mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, mô hình bà nội và bà ngoại, mô hình Nam nông dân với công các dân số, mô hình nam giới biển, mô hình cùng vào bếp với chị em phụ nữ… đã triển khai nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành, đoàn thể và từng địa phương và đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng.

+ Hình thức truyền thông trực tiếp đã đổi mới theo hướng tiếp cận chuyển đổi hành vi về sức khoẻ sinh sản dưới nhiều hình thức, đem lại hiệu quả thiết thực.

+ Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được tổ chức nhiều đợt hằng năm ở 200 - 300 xã đông dân, có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao và vùng đặc biệt khó khăn,

thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và sự tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân địa phương. Kết quả của các đợt Chiến dịch đã đạt từ 55% -70% chỉ tiêu hàng năm về số người mới áp dụng BPTT hiện đại tác động không nhỏ tới việc giảm mức sinh và mức sinh con thứ 3+. Song nguồn kinh phí đầu tư cho chiến dịch quá ít nên chưa đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.

2.3.1.2. Giáo dục và tâm lý

- Chương trình giáo dục về dân số và sức khỏe sinh sản đã được triển khai trong trường học phổ thông, các trường giáo dục chuyên nghiệp, trường huấn luyện lực lượng vũ trang, tới các đối tượng như thanh niên, vị thành viên, nam giới…

- Việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ cho cán bộ làm việc tại cơ quan chuyên trách DS-KHHGĐ cấp huyện và các cơ sở được tiến hành thường xuyên. Hằng năm, Công tác tập huấn nghiệp vụ và quản lý về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã, phường, thị trấn được tổ chức bài bản kịp thời; Công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ Cộng tác viên DS-KHHGĐ dần được phân cấp cho cấp huyện thực hiện (Từ 2008 đến nay, đã tập huấn cho hơn 12.150 lượt cộng tác viên và hơn 1.130 lượt cán bộ chuyên trách dân số xã).

- Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An ký hợp đồng trách nhiệm với các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo công tác Dân số (như Tỉnh đoàn, Hội LHPN tỉnh, Liên đoàn lao động, UBMTTQ, Sở Giáo dục – Đào tạo, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân…) tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ về thực trạng dân số, thực trạng mức sinh và sinh con thứ 3+, thực trạng tỷ số giới tính khi sinh và hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, hậu quả của tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+, giáo dục về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình….

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w