- Nghiên cứu định lượng:
VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
- Dân số: là một cộng đồng dân cư (hay cộng đồng người) sống trong một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định, được xác định tại một thời điểm cụ thể.
Sự hình thành của dân số mang tính lịch sử trong quá trình sản xuất và tái sản xuất ra con người.
Các đặc trưng cơ bản của dân số:
Dân số luôn được tái sinh nhờ quá trình thay thế liên tục các thế hệ cũ bằng thế hệ mới do sinh đẻ và tử vong. Quá trình tái sinh liên tục gọi là tái sản xuất dân số.
Dân số luôn biến động, có thể tăng hoặc giảm do tác động của yếu tố sinh đẻ, chết, chuyển đi và chuyển đến.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất nhưng lại vừa là lực lượng tiêu dùng những sản phẩm do chính con người làm ra. Vì vậy, dân số là chủ thể của xã hội và là động lực của sự phát triển.
- Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
- Cơ cấu dân số: là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
- Kế hoạch hóa gia đình:
những hành động giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu sau đây: Tránh những trường hợp có thai và sinh con ngoài ý muốn, dự định; Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh; Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ.
Như vậy, KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh. KHHGĐ không những chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các BPTT nhằm tránh thai ngoài ý muốn mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế: KHHGĐ là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.
Biện pháp KHHGĐ là những thực hành giúp cá nhân hay các cặp vợ chồng đạt được các mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh con không mong muốn; Quyết định được thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Phạm vi của KHHGĐ không đồng nghĩa với kiểm soát và hạn chế sinh đẻ mà còn bao gồm nội dung điều chỉnh khả năng sinh sản, giải quyết vấn đề vô sinh đối với các cặp vợ chồng do có những vấn đề thuộc bộ máy và chức năng sinh sản.
- Công tác dân số: là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
- Mức sinh và các thước đo mức sinh
Để đo lường mức sinh, người ta không so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối về số trẻ em được sinh ra mà thường dùng các chỉ tiêu tương đối, như: " Tỷ suất
sinh thô"; "Tỷ suất sinh chung", "Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi phụ nữ", "Tổng tỷ suất sinh"..., nghĩa là so sánh số trẻ sinh ra với số dân.
+ Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate, viết tắt là CBR) có đơn vị đo là phần nghìn, biểu thị số trẻ được sinh ra và sống được, tính bình quân trên 1.000 người dân trong thời gian một năm. Tỷ suất sinh thô tính theo công thức sau:
+ Tỷ suất sinh chung: Do đặc điểm tự nhiên, việc sinh đẻ liên quan trực tiếp đến phụ nữ chỉ trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi. Vì vậy, để đo mức sinh chính xác hơn, cần so sánh số trẻ em được sinh ra trong năm và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tức là tính "Tỷ suất sinh chung" (General Fertility Rate, viết tắt GFR). GFR có đơn vị đo là phần nghìn và được xác định bởi công thức sau:
+ Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate, viết tắt là TFR): là số con trung bình của một phụ nữ (hay nhóm phụ nữ) có thể sinh ra sống trong cả cuộc đời của mình nếu họ sinh con theo các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi hiện thời ở một năm xác định.
+ Mức sinh thay thế: Là mức sinh mà một nhóm phự nữ (hay 1 phụ nữ) có vừa đủ số con gái để thay thế mình trong dân số, nghĩa là mỗi một bà mẹ sẽ sinh ra 1 người con gái đạt đến tuổi sinh đẻ để thay thế mình. Khi đạt mức sinh thay thế, TFR tương đương khoảng 2,1 con.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3+
Số trẻ em sinh ra, sống được trong năm
CBR= x 1000
Số dân trung bình trong năm
Số trẻ em được sinh ra trong năm
CFR= x 1000
Mục tiêu của Chương trình KHHGĐ Việt Nam là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con, do vậy thường tính tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên để đánh giá tình hình thực hiện KHHGĐ của một địa phương, đơn vị.
Cách tính như sau: Tỷ lệ sinh con thứ 3+(%)= ×100 sinh sè Tæng n lª trë ba thø con lµ sinh Sè
- Trong Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính Phủ về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số đã quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:
+ "Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
+ Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
+ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
+ Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ)
. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
+ Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".
- Cơ cấu dân số theo giới tính là tỷ trọng số nam trên số nữ của một tập hợp dân số. Cơ cấu dân số theo giới tính được biểu thị bằng tỷ số giới tính. Tỷ số giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ em là trai sinh ra sống so với số trẻ em là gái sinh ra sống trong cũng khoảng thời gian trên cũng một địa bàn nhân với 100. Cách tính như sau: Tỷ số giới tính = x100 ÷ n Sè nam Sè
Theo quy luật tự nhiên, tỷ số giới tính khi sinh năm trong khoảng 103 đến 107 bé trai trên 100 bé gái là mức bình thường. Do tỷ lệ chết của trẻ em trai cao hơn trẻ em gái (trong trường hợp không có phân biệt đối xử) nên đến tuổi trưởng thành số thanh niên nam và nữ là tương đương nhau.