- Nghiên cứu định lượng:
VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+
1.2.3. Các cơng cụ của chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+
lệ sinh con thứ 3+
Cũng giống như các chính sách khác, chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+có 4 nhóm cơng cụ sau:
1.2.3.1. Cơng cụ truyền thông- giáo dục và tâm lý:
Là công cụ tác động về mặt tinh thần nhằm thay đổi phong tục, tập quán, tâm lý của con người thông qua nhận thức, nhằm làm cho người dân hiểu được mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách DS-KHHGĐ, hiểu được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp DS-KHHGĐ và cũng là để mang lại lợi ích cho chính gia đình và bản thân đối tượng.
Truyền thơng về DS-KHHGĐ là một q trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người truyền đến người nhận, nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hướng tới chuyển đối hành vi về DS-KHHGĐ.
Tuyên truyền, vận động và giáo dục là giải pháp cơ bản của công tác dân số. Bản chất của công tác dân số là nhằm làm chuyển biến nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của người dân trong việc thực hiện quy mơ gia đình ít con, trong việc phát triển tồn diện con người.
Vì vậy việc áp dụng cơng cụ này địi hỏi một quá trình thường xuyên, từ từ mới thấm nhuần với đối tượng, và có tác dụng bền vững.
- Hệ thống giáo dục bao gồm các trường học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…Mỗi hệ thống trường học có cách truyền thơng khác nhau. Hệ thống tiểu học và trung học cơ sở thì giáo dục giới tình. Hệ thống trung học phổ thơng và khối đại học, chun nghiệp thì tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên…
- Hệ thống truyền thông:
+ Truyền thông trực tiếp như gặp trực tiếp đối tượng hoặc nhóm đối tượng để truyền thông.
+ Truyền thông đại chúng là sự phát tán thông điệp diễn ra trên một diện rộng thông qua các phương tiện in ấn (báo, tạp chí, pano, tờ rịi, sách...) phát thanh truyền thanh, truyền hình và phim ảnh... đến cơng chúng.
Truyền thông trực tiếp là tương tác trực tiếp và tức thì giữa các cá nhân vừa là người truyền vừa là người nhận. Ngược lại, trong các tình huống truyền thơng đại chúng nói chung lại khơng có tương tác trực tiếp đó. Tuy nhiên truyền thơng đại chúng để truyền tải thông điệp trên diện rộng, sự tiếp nhận các thông điệp này vẫn diễn ra ở từng cá nhân.
1.2.2.2. Công cụ kinh tế:
Là công cụ tác động đến lợi ích kinh tế nhằm kích thích hoặc hạn chế hành vi của đối tượng trong q trình thực hiện cơng tác DS-KHHGĐ. Bởi vì, xét cho cùng thì lợi ích kinh tế là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới tư duy và hành động của con người.
Các công cụ kinh tế cụ thể được sử dụng cho chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+ gồm:
a. Ngân sách nhà nước: Ngân sách Chương trình mục tiêu Quốc gia và Ngân sách địa phương chi các hoạt động chuyên môn và sự nghiệp DS- KHHGĐ.
b. Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm:
+ Tiền lương bao gồm lương của cán bộ công chức Chi cục DS- KHHGĐ; Cán bộ, viên chức Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện và Cán bộ, viên chức Trung tâm tư vấn & dịch vụ DS-KHHGĐ.
+ Tiền thưởng bao gồm tiền thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong ngành DS-KHHGĐ và thưởng cho các tập thể thực hiện tốt
cơng tác DS-KHHGĐ, thưởng cho những cá nhân có thành tích cao trong các đợt vận động người đi thực hiện KHHGĐ.
c. Phụ cấp, trợ cấp:
+ Phụ cấp gồm Phụ cấp cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã, phường, thị trấn; Phụ cấp cho công tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản, phụ cấp ưu đãi nghề cho những người có chun mơn y tế trực tiếp làm công tác tuyên truyền về DS-KHHGĐ.
+ Trợ cấp gồm các khoản trợ cấp cho những người thực hiện các thủ thuật về KHHGĐ như đặt vịng, đình sản nam, đình sản nữ, trợ cấp cho những người khơng đủ chuẩn khi tuyển dụng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã thành viên chức y tế.
d. Tài trợ của các tổ chức phi Chinh phủ: như Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA), Các tổ chức này tài trợ kinh phí để mua phương tiện tránh thai cung cấp miễn phí cho người nghèo…
1.2.2.3. Cơng cụ hành chính - tổ chức:
Là cơng cụ mang tính bắt buộc, mệnh lệnh và cưỡng bức. Công cụ này sử dụng quyền lực đặc biệt của Nhà nước bắt buộc các đối tượng phải thực hiện đúng mục đích của chính sách DS-KHHGĐ.
Nhóm cơng cụ hành chính – tổ chức gồm: a. Cơng cụ hành chính
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội, pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho người dân, gia đình và các chủ thể trong việc thực hiện thống nhất hành vi, quan hệ xã hội và tổ chức các biện pháp, hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung là thực hiện quy mơ gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và nâng cao chất lượng của toàn bộ dân số.
+ Các công cụ pháp luật: như Luật Dân số; Luật Hơn nhân và Gia đình; Pháp lệnh dân số…
- Các cơng cụ hành chính là cơng cụ tác động lên đối tượng thông qua các văn bản pháp quy, các mệnh lệnh hành chính; kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, thể chế khác; Các chương trình DS-KHHGĐ, các dự án đối ứng.
b. Cơng cụ tổ chức: gồm các mơ hình như mơ hình vi phạm khi sinh con thứ 3+ thì bị lỷ luật; xử phạt người đứng đầu tổ chức có người vi phạm Chính sách DS-KHHGĐ; Sử dụng cơ cấu bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức để tuyên truyền, vận động; Các thiết chế khác như Đoàn thanh niên, Hội LH Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Cơng đồn, Liên đồn lao động…
1.2.2.4. Công cụ nghiệp vụ (kỹ thuật):
Là công cụ chuyên môn, kỹ thuật như Bệnh viện và mạng lưới dịch vụ y tế kể cả cơ sở tư nhân được cấp phép hành nghề; Kỹ thuật tính tốn, các chỉ số giám sát. Các biện pháp thủ thuật y tế, máy móc thiết bị dịch vụ hỗ trợ.
Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ sở dịch vụ KHHGĐ là đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đa dạng các PTTT chất lượng cao, tiến tới thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng biện pháp tránh thai. Một mạng lưới dịch vụ y tế Nhà nước từ Trung ương đến xã phường đã được hình thành và cùng với đội dịch vụ KHHGĐ lưu động, mạng lưới cộng tác viên, các cơ sở bán buôn, bán lẻ tham gia về điều kiện tiếp cận và thời gian đến các cơ sở dịch vụ KHHGĐ. Điều kiện tiếp cận dịch vụ KHHGĐ (sự dễ dàng, thuận tiện khi nhận các biện pháp tránh thai) là nhân tố quan trọng đối với việc chấp nhận KHHGĐ.
Các nhà quả lý KHHGĐ thường phân BPTT thành 2 loại: BPTT hiện đại và BPTT truyền thống. BPTT hiện đại là biện pháp có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật như đặt dụng cụ tử cung, triệt sản nam, triệt sản nữ, thuốc tránh thai uống, tiêm, cấy, thuốc diệt tinh trùng và bao su. BPTT tự nhiên là các biện pháp khơng có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật như tính vịng kinh để kiêng giao hợp vào ngày rụng trứng, xuất tinh ngồi âm đạo, cho con bú vơ kinh.
Ngồi ra, trong thực tế người ta cịn phân loại BPTT lâm sàng và BPTT phi lâm sàng. BPTT lâm sàng là có sự can thiệp của cán bộ y tế như đặt dụng cụ tử cung, triệt sản nam, triệt sản nữ, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai. BPTT phi lâm sàng là khơng cần có sự can thiệp của cán bộ y tế như Viên uống tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su.
Để đạt được mục đích của chính sách, Nhà nước thường hỗ trợ các biện pháp, cơng cụ kỹ thuật, các phương tiện tránh thai miễn phí…
Mỗi nhóm cơng cụ tác động chủ yếu lên một loại động cơ mà hành vi con người thì chịu sự chi phối bởi nhiều động cơ khác nhau; Mỗi nhóm cơng cụ đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vì vậy, sử dụng tổng hợp các công cụ để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
Tất cả các công cụ nêu trên đều sử dụng một cách tổng hợp trong quá trình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+. Bởi vì: một mặt hệ thống giáo dục truyền thơng, tuyên truyền, vận động đối tượng nhằm chuyển đổi nhận thức và hành vi. Mặt khác hành chính - tổ chức mang tính cưỡng bức đối tượng bắt buộc phải thực hiện nghiêm, nhanh chóng. Đồng thời cơng cụ kinh tế đánh vào lợi ích của đối tượng để họ thấy tác hại và ảnh hưởng khi vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, và họ thấy lợi ích nếu thực hiện tốt chính sách này. Ngồi ra với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành y tế và xã hội, công cụ kỹ thuật cũng hỗ trợ rất hiệu quả nhằm đạt được mục đích mà chính sách đề ra.