Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 105 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Ngôn ngữ

Để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ luôn xây dựng những hình tượng nghệ thuật và thổi hồn vào đó giọng điệu, lời văn mang âm hưởng sắc thái riêng. Ngôn từ là yếu tố thể hiện rõ rệt nhất phong cách nghệ thuật của mỗi tác gia văn học. Do đó, khi đi sâu tìm hiểu về những đóng góp riêng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, ngôn ngữ nghệ thuật “ vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang rung động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn…tất cả, tất cả chỉ có thể đến được với người đọc

thông qua vai trò của ngôn ngữ.” [8, Tr. 412].

Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện rõ qua việc nhà thơ nỗ lực thể nghiệm những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình qua thể thơ tự do, thơ văn xuôi và thể loại trường ca. Chất hiện thực của đời sống được nhà thơ trải dài qua những câu thơ tự do gồ ghề với nhiều âm tiết hay những câu thơ văn xuôi giàu hình ảnh. Sự đan xen hòa quyện giữa chất thơ và hiện thực cuộc sống khiến cho ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều cũng mang vẻ đẹp riêng. Đó là ngôn ngữ mang đậm hơi thở của đời sống và ngôn ngữ mang tính chất siêu thực, lạ hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đổi mới trên nền tảng của truyền thống, thơ Nguyễn Quang Thiều chứa đựng nhiều biểu tượng có nguồn gốc từ phong tục tập quán của văn hóa dân gian. Nhà thơ cũng sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để diễn đạt những rung động của cõi lòng. Tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đầy bi kịch, trắc trở như những mối tình Trương Chi trong truyện cổ tích và những trạng thái tương tư trong thơ Nguyễn Bính:

“Bây giờ lấm tấm lộc mơ

Lưa thưa lộc khế, lơ thơ lộc đào (…)

Bây giờ cải đã thành dưa

Làng bao cô gái cũng vừa lớn lên”

(Bây giờ đang cuối mùa đông)

Ở những bài thơ khác, nhà thơ còn sử dụng những thán từ: Ơi, hỡi…biểu lộ

tình cảm tự nhiên. Trên hành trình về nguồn, cái tôi trữ tình luôn dành cho cố hương những tình cảm thành kính thiết tha:

“Sông Đáy ơi! Chiều nay tôi trở lại

Những cánh buồm cổ tích đã bay về một niềm tức tưởi”

( Sông Đáy ) Nhìn nhận và phản ánh tất cả những vấn đề phức tạp của cuộc sống, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khám phá cái đẹp ngay từ những điều giản dị nhất, đó là

“Sự chuyển động của cái đẹp”, “Sự chuyển động của cánh bướm”... Vẻ đẹp của

cuộc sống được toát lên từ những chuyển động nhỏ nhất và luôn ẩn chứa những triết luận sâu sắc:

“Trên con đường gồ ghề Gió lạnh gào thét

Con bò cắm mặt bước Kéo chiếc xe nặng nề Người đàn ông chân đất Cúi rạp đẩy xe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người đàn bà ngồi im lặng Chiếc khăn trùm đầu Bọc một gương mặt đẹp

Gió lạnh lồng lộng bốn phía chân trời Con bò nguyền rủa con đường quá dài

Người đàn ông nguyền rủa con bò đi quá chậm Người đàn bà lặng lẽ quàng lại khăn

Che bớt gương mặt.”

(Chuyển động) Cuộc sống thực tại với muôn vàn nỗi nhọc nhằn nhiều khi khiến cho con người đánh mất đi sự nhạy của tinh tế của tâm hồn, như người đàn ông chỉ biết cúi rạp đẩy xe như một sự đày đọa mà không nhận ra vẻ đẹp của người đàn bà đẹp đang ngồi trên xe. Qua những ngôn từ dung nạp hầu hết sự đa đoan của cuộc sống, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khát khao đi tìm cái đẹp. Đối với nhà thơ, cái đẹp luôn có mặt trong đời sống. Trên hành trình kiếm tìm cái đẹp thì con người phải kiên nhẫn và phải biết trân trọng nó.

Cũng như những nhà thơ khác trên hành trình cách tân thơ Việt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn nỗ lực đưa thi ca tiến đến gần với đời thường hơn. Hình ảnh của những người đàn bà góa, những người điên, những người đàn bà vác dậm… hay nỗi niềm day dứt của những cựu chiến binh Mỹ sau chiến tranh được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều miêu tả chân thực, đầy xót xa:

“Những ngón chân xương xẩu ngón dài Và đen tỏa ra như móng chân gà mái Đã mười lăm năm và nửa đời tôi nhìn thấy Những người đàn bà gánh nước sông”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách nói trúc trắc như kiểu văn xuôi mà Nguyễn Quang Thiều thiết lập đã tạo ra một hiệu quả nghệ thuật đắc dụng, nó gợi nên sự trắc trở đầy bi kịch của số phận lầm lũi, chịu thương, chịu khó của những người đàn bà làng Chùa quê ông. Việc vận dụng cách nói thường ngày vào thơ là một nhu cầu của việc dân chủ hoá trong thơ nhưng nếu rơi vào lạm dụng, thơ sẽ trở thành dễ dãi và quay trở lại với tính đơn nghĩa trong khi bản chất của ngôn ngữ thi ca là đa nghĩa, mơ hồ. Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên bức họa chân thực về cuộc sống nhưng chất thơ vẫn luôn nồng

cháy. Đó là“lửa của một trái tim mê đắm giành cho xứ sở này. Một xứ sở chưa bao

giờ nguôi vợi nỗi nhọc nhằn, chưa bao giờ lặng yên những bi kịch. Cái đẹp của quê

hương bắt nguồn từ đấy. Chất thơ của cuộc sống cũng tỏa ra từ đấy” [48, Tr. 260].

Nguồn gốc bền vững trên con đường cách tân nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều cũng chính là đây.

Có những nhan đề bài thơ, câu thơ trong “Châu thổ” với cách sử dụng ngôn

từ đời thường gần gũi – “lần thứ nhất” đã gây ấn tượng ban đầu cho người đọc và

dò thử thái độ tiếp nhận của bạn đọc về những điều nhà thơ muốn gửi gắm. Cách khơi gợi độc đáo đó thể hiện những nỗ lực bước đầu của Nguyễn Quang Thiều khi nhà thơ mở ra ban mai của thơ hiện đại những chặng đường cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo ở những vần thơ chất chứa nhiều hình ảnh siêu thực, lạ hóa, làm bùng nổ những liên tưởng mới lạ - cách nhìn lạ hóa của nhà thơ về thế giới.

Khi viết về nỗi niềm thương nhớ đồng quê, có thể nói rằng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã đưa vào trong thơ những bức tranh đậm đà màu sắc của đồng quê với những hình ảnh quen thuộc với tiếng chim cuốc kêu, bờ tre gầy rạc, chân đê, đầm cỏ lác:

“Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ,

nơi những chú Bống đến làm tổ được dàn dụa nước mưa sông.”

(Sông Đáy) Trở về với mảnh đất tâm linh, trở về với cội nguồn sáng tạo, Nguyễn Quang Thiều dường như được đắm mình trong thế giới của những hoài niệm, những dòng suy tư đầy triết luận được nhà thơ bộc bạch một cách thoải mái nhất. Bởi vậy, trong những bài thơ của Nguyễn Quang Thiều nhiều khi mang cách thể hiện riêng với câu thơ dài, ngắn đan xen. Dấu chấm câu dường như không được chú trọng, có bài thơ không mang dấu câu nào. Đó không phải là lỗi về câu trong tiếng Việt mà đó chính là xu hướng phát triển tự do của mạch cảm xúc. Từ đầu bài thơ tới cuối bài thơ cảm xúc luôn mang một chiều hướng mở để gợi ra những dòng hải lưu liên tưởng và suy luận.

3.3.2. Ngôn ngữ mang tính siêu thực, lạ hóa

Thơ siêu thực được sinh ra từ hai phát hiện lớn: cái viết tự động và hình ảnh. Khi thơ thiếu vắng vần luật thì hình ảnh quyết định cho bài thơ. Hình ảnh trong thơ

siêu thực là “những va đập chói loà của từ ngữ”. Thơ siêu thực đã để lại ba ảnh

hưởng: “1) Tích cực, chủ động chống lại sự xói mòn, sơ cứng của từ, tìm nghĩa

mới cho từ; 2) Một ý thức lao động chuyên nghiệp cộng với tri thức, trí tuệ, thường trực tìm kiếm hình ảnh mới, lạ từ “sự va đập chói lòa của từ”; 3) Làm nảy sinh những ý nghĩa, cái nhìn mới, đẹp vào cuộc đời, con người từ kết quả

của những hình ảnh đó.” [75].

Có thể nhận thấy rằng: “Khi thế giới tâm linh trở thành đối tượng thẩm mỹ

dẫn đến sự thay đổi cách biểu hiện của ngôn từ trong thơ. Hình tượng thơ có sự hòa lẫn giữa cái thực và cái ảo, giữa phi lý và hợp lý, cái mộng mị, mơ hồ, vô thức, lấn

át sự tư duy và ý thức.” [53, Tr. 310 – 311]. Ta cũng bắt gặp nhiều hình ảnh mang

màu sắc huyền ảo, siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn”

(Mười khúc cảm)

“Những trái cây mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức một mình”

(Bài hát về cố hương) Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta hay gặp các hình ảnh xa nhau không có mối quan hệ logic được đặt gần nhau trong một trường liên tưởng trái khoáy, có khi là đối lập:

“Tôi trở lại nhặt vành nón gẫy

Những chân trời gập khúc xuống mùa đông

Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao”

(Cánh đồng) Chất lãng mạn như nâng cánh cho hồn thơ được rộng mở, không gian thơ cũng trở nên kỳ vĩ, lạ thường:

“Những người đàn bà xuống gánh nước sông Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng”

( Những người đàn bà gánh nước sông ) Ngay cả hình ảnh lầm lũi của những người đàn bà gánh nước sông, qua cái nhìn của nhà thơ cũng hiện lên với vẻ đẹp khác thường. Nguyễn Quang Thiều đã mang tính huyền ảo, siêu thực đan xen với cuộc sống hiện thực lầm lũi để làm nổi bật lên số phận nhọc nhằn, cay đắng của những người đàn bà gánh nước sông.

Những biện pháp tu từ được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng đắc địa, sự liên tưởng so sánh nghịch dị làm cho câu thơ mang màu sắc tượng trưng. Nhà thơ nhìn sự vật với những đặc tính khác lạ, biện pháp nhân hóa với những động từ mạnh gây ấn tượng trong lòng người đọc:

“Bầy nhái kéo những cỗ súng thần công ra khỏi thành đất Bắn những viên đạn âm thanh ẩm ướt, mơ hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu.”

(Hòa âm của những đa bào)

“Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình Trong cơn ngứa ăn nhầm ánh sáng Những dòng sông tự cào tướp họng

Cơn buồn nôn những bến già không thuyền Những hồ nước thủ dâm đục sóng

Trước loài sen đổi giới tính theo mùa”

(Con bống đen đẻ trứng) Ngôn ngữ siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều chính là cách thể hiện bản lĩnh của nhà thơ khi nỗ lực tạo nên những trường liên tưởng độc đáo khi kết hợp

giữa lý trí và tiềm thức. Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Thơ của anh như một bản

giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, ý tưởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Nguyễn Quang Thiều đã âm thầm khắc hoạ bằng cảm xúc, bằng những liên tưởng thơ để tìm ra cách nói riêng bằng ngôn ngữ hình

ảnh đặc thù mà chỉ thơ mới có được.” [78].

Nối tiếp thành quả cách tân nghệ thuật của những nhà thơ trong phong trào

thơ mới: Hàn Mặc Tử, Nguyễn Xuân Sanh…Thơ Việt Nam thời kỳ đổi mới là hành

trình đầy nỗ lực của những nhà thơ để xác lập giọng điệu riêng. Nhiều nhà thơ đã có nhiều cách tân sáng tạo khi xây dựng hình ảnh thơ mang tính tượng trưng. Các hình ảnh thơ được mã hóa bằng hệ thống những biểu tượng. Sự kết hợp giữa hiện thực và hư ảo nên nó trở nên vô định, mờ ảo. Mỗi nhà thơ đều có những hình ảnh ám dụ đầy

ẩn nghĩa trong thế giới thơ của mình. Hoàng Cầm – “Người dệt thơ từ những giấc

mơ” đã tạo dựng lên một không gian Kinh Bắc vừa mơ vừa thực, vừa lộng lẫy vừa

u hoài: “Phủ lên thế giới Thuận Thành, Kinh Bắc những cơn mưa huyền sử, Hoàng

Cầm làm sống lại những nét son xưa Kinh Bắc và thổi vào đó những mối u tình,

những khát khao thầm kín.” [48, Tr. 197]. Trở về với dòng sông Đuống quê hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến các chủ đề vĩnh hằng, những chân giá trị thách thức mọi xói mòn, xô dạt của

thời gian. Thực tại trong thơ Hoàng Cầm dường như “thăng hoa tới những miền hư

viễn của tâm linh. Rất nhiều đam si, rất nhiều trầm ẩn, nên không hiếm khoảnh

khắc hồn thơ ông nhập vào vô thức” [53, Tr. 311].

Ngôn ngữ siêu thực lạ hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là tiếng vọng của đời sống qua lăng kính chủ quan của nhà thơ. Nếu trước đây sự lạ hóa người ta chỉ dùng như sự điểm xuyết, nó được tạo nghĩa trong một kết cấu logic của điều bình thường, còn trong thơ Nguyễn Quang Thiều sự lạ không điểm xuyết mà được dùng làm cách biểu đạt chính, nhiều khi sự lạ được tạo nghĩa trong sự lạ, các hình ảnh biểu đạt có thể có sự liên hệ, có khi độc lập với nhau.

3.4. Tư duy đứt đoạn và lối cấu trúc tuỳ hứng

Cấu trúc của tác phẩm là “Tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố

của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu

tố khác.” [2, Tr. 51]. Giới nghiên cứu văn học từ những năm 20 của thế kỷ XX hiểu

cấu trúc của tác phẩm văn học là kết cấu, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng khác, qua hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn. Cấu trúc trong thơ cũng chính là sự thể hiện lối tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.

Trên hành trình trở về với tự do sáng tạo của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn hoài vọng về một cố hương trong sáng với những kỷ niệm vui buồn và luôn hướng tìm cái đẹp, hướng tìm đức tin trong cuộc sống hiện đại phức tạp đầy dục vọng, bon chen. Cuộn chảy theo dòng ý thức của những giấc mơ và trí tưởng tượng, cấu trúc bài thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều thường thể hiện lối tư duy độc đáo. Đó là những yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ; tính liên tục của dòng cảm xúc và mạch liên tưởng trong bài thơ bị phá vỡ.

3.4.1. Yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ bài thơ

Xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất của thơ hiện đại sau 1975 đó là đưa thơ trở về với cái tôi cá nhân, những lo âu của cuộc sống thường nhật và xu hướng đưa thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đi sâu vào những vùng tâm linh đậm chất tượng trưng, tạo nên những hình ảnh siêu

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 105 - 127)