Những cung bậc của cái tôi đa cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 69 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.Những cung bậc của cái tôi đa cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Đến với “Châu thổ”, người đọc sẽ cảm nhận được những mạch nguồn tình cảm phong phú trào dâng. Đằng sau vẻ ồn ào hay lặng lẽ, những con sóng thơ ấy bao giờ cũng nồng nàn tha thiết, trĩu nặng chất suy tư trăn trở của nhà thơ đối với cuộc đời. Đó là những cung bậc cảm xúc của một trái tim đa đoan, đa sự, đầy đam mê, khao khát.

Tình yêu là tình cảm thiêng liêng của tâm hồn con người, đó cũng là nguồn thi tứ bất tận của văn chương. Hoàng tử của thơ tình – nhà thơ Xuân Diệu đã viết về tình yêu với những cảm xúc khát khao giao cảm mãnh liệt:

“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt! Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng: “Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”.”

( Xa cách – Xuân Diệu ) Ta cũng bắt gặp những cảm xúc nồng nàn và tha thiết của tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều (Bây giờ đang cuối mùa đông, Một bài hát tình yêu của làng Chùa, Những ngôi sao, Mười một khúc cảm (I, VII), Đêm gần sáng, Bản tuyên ngôn của cơn mơ, Hai con hải cẩu…) nhưng các cung bậc cảm xúc của tình

yêu lại được nhìn nhận qua một lăng kính mới mẻ. Bài thơ “Những ngôi sao” là một

trong những bài thơ viết về tình yêu hay nhất của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:

“Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa Ta ôm nhau ngồi thở trước sao trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những ngôi sao tuyệt vời nhưng anh không với được Chẳng bao giờ anh hái được cho em

(…)

Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa

Ta như hai đứa trẻ non mềm vừa mới sinh ra Với hơi thở của người vừa ốm dậy

Ta ôm nhau ngước mắt gọi sao trời”

(Những ngôi sao) Thế giới của tình yêu chứa thật nhiều điều bí ẩn, ngay cả khi hai người yêu nhau cùng sống và hướng tới một mục đích chung, nhưng ngay cả trong những giây phút tưởng chừng như hòa hợp với cảm xúc đắm say ấy con người vẫn cảm thấy có một nỗi cô đơn, trống trải trong vũ trụ bao la. Trong tâm hồn họ vẫn có một chút gì đó mơ hồ lo âu thoảng qua, vẫn gợn lên như những đợt sóng, những nghĩ suy trăn trở về cuộc sống, về tương lai. Tuy vậy, trong nỗi niềm rung cảm riêng tư ấy, họ vẫn luôn có một niềm tin, cùng hướng tới những vì sao, cùng ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc.

Viết về tình yêu, vẫn trở về với cõi linh thiêng, thẳm sâu nhất của tình cảm con người nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không chỉ thể hiện những trạng thái của tình yêu mà đặt những tình cảm ấy trong mối quan hệ nhiều chiều. Với bài thơ

“Hai con hải cẩu” thì ta thấy tình yêu không đơn thuần chỉ là tình cảm của hai người. Tình yêu ấy còn chịu sự chi phối, ràng buộc của hoàn cảnh, của nhiều mối quan hệ. Tình yêu của hai nhân vật trữ tình kia, họ sống cho nhau, vì nhau và yêu nhau say đắm thế nhưng họ bị ngăn cản bởi gia đình. Họ yêu nhau nhưng tình yêu kia không thể cách biệt đơn lẻ với những mối quan hệ của những người thân yêu. Cuối tác phẩm mạch nguồn chung của tình cảm gia đình vẫn dạt dào tuôn chảy theo tiếng gọi của biển:

“Biển đang gọi họ về với biển Hay đang đuổi họ đi”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Hai con hải cẩu) Có thể thấy rằng không chỉ trong “Châu thổ” mà hầu như trong tất cả những sáng tác của mình, nguồn cảm xúc sâu lắng nhất được Nguyễn Quang Thiều trở đi trở lại đó là cảm xúc về những người thân yêu (ông nội, bà nội, cha, mẹ, vợ, con gái...). Trong thơ Việt Nam, lối tư duy trong những tác phẩm trữ tình dường như chỉ thiên về cảm xúc; khi miêu tả về tình mẹ con, tình cha con thì thơ ca khá chú trọng tới việc miêu tả cảm xúc mà nhân vật trữ tình dành cho người cha, người mẹ - những cung bậc cảm xúc tha thiết được gợi lên với những cung bậc tình cảm sâu lắng, thiết tha. Với thế mạnh về thể thơ tự do, thơ văn xuôi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên cách thể hiện mới. Nhà thơ không chỉ chú trọng miêu tả những tình cảm đằm thắm đó mà còn chú trọng tới việc tạo dựng, xác lập mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với người cha, người mẹ khiến cho tác phẩm thơ được đặt trong một kết cấu chặt chẽ, tái hiện được dòng cảm xúc thành kính của nhân vật trữ tình dành

cho người cha (Dâng trà). Tác phẩm thơ của Nguyễn Quang Thiều có thể kể như

một câu chuyện, có những tình tiết, sự kiện và có cả diễn biến của dòng cảm xúc của nhân vật (Bây giờ đang cuối mùa đông). Trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm thơ chỉ là chiếc chìa khóa để mỗi người đọc tự cảm nhận, tự chiêm nghiệm và thức dậy trong lòng mình một thế giới riêng. Có thể nhà thơ viết về người mẹ, người cha của nhà thơ nhưng dường như trong những hình ảnh đó, mỗi người đều tìm thấy bóng dáng, nụ cười, khuôn mặt và những tình cảm của chính người mẹ, người cha của mình. Tính khái quát đó thể hiện sức ám ảnh và lắng sâu trong thơ Nguyễn Quang Thiều, nó khơi gợi ở người đọc sự đồng cảm và chia xẻ.

Vẻ đẹp của cuộc sống không chỉ được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khám phá qua những biến đổi tinh tế của thiên nhiên, tạo vật mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khát khao hướng tìm vẻ đẹp ấy ở cuộc sống tự do, hạnh phúc của con người. Nghiêng mình thành kính khi trở về mảnh đất thân yêu hay lắng nghe tiếng vọng của đời sống hiện đại, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn thể hiện nỗi niềm

cảm thương đối với những người bất hạnh (Những ví dụ, Cơn mê, Trên đại lộ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếng súng bắn tỉa, Mỗi sáng tôi mở cửa…). Mạch nguồn cảm xúc ấy thể hiện sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc đời. Tiêu biểu là những câu thơ sau:

“Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy Những người đàn bà xuống gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng”

(Những Người đàn bà gánh nước sông) Trong xã hội hiện đại cùng với những thay đổi phức tạp của đời sống là sự đảo lộn khôn lường của những chuẩn mực cũ. Thơ Việt Nam sau 1975 có xu hướng

trở về với đời tư, trở về với cái tôi cá nhân, khẳng định cá tính: “Thơ là nơi xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát cuộc tìm kiếm khó khăn và quyết liệt của người làm thơ trên lộ trình trở về bản thể thi sĩ, trở về cái tôi. Đối diện với chính mình, nhà thơ có dịp nhận thức những gì đã trải nghiệm của bản thân, đi sâu vào khai thác khám phá “thế giới ngay trong

mình”” [53, Tr.304]. Tìm về với bản ngã, cái tôi trữ tình ấy luôn thấy buồn, cô đơn

giữa cuộc sống bề bộn náo nhiệt:

“Tôi uống bao nhiêu phiền muộn. Dài dặc sao cuộc kiếm tìm mình”

(Dương Kiều Minh) Hoàng Hưng là thi sĩ đi tìm nỗi đau, thơ Hoàng Hưng là một nỗi cô đơn, buồn bã đến tuyệt vọng với cảm giác bất lực, mệt mỏi:

Ba năm còn nhớ một con thạch thùng

Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối.”

(Người về - Hoàng Hưng) Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khát khao tìm lại những giá trị nguyên sơ cao quý của tâm hồn con người. Cái tôi ấy cũng mang cả những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(“Chúng ta cố ngước mắt tìm dấu vết/ Và lạc ngay trước ngõ cửa nhà mình”Hồi

tưởng tháng chín).

Trên hành trình trở về với những nỗi niềm thẳm sâu của cõi lòng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có nhiều giây phút suy ngẫm về ý nghĩa sự vận động của thời gian và cái chết. Những bài thơ viết về chủ đề này không chỉ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự hữu hạn của cuộc đời mà còn là những thông điệp thể hiện những quan niệm mới về cái chết. Viết về cái chết nhưng nhà thơ lại hướng đến một đời sống mới, cái chết theo quan niệm của nhà thơ là sự tái sinh trên hiện thực lụi tàn. Khi nghĩ về cái chết, con người luôn mang đầy nỗi sợ hãi, chấp nhận cái chết không phải là điều đơn giản trong suy nghĩ của con người hiện đại. Đó là điều hiện hữu ngay cả trong thơ Nguyễn Quang Thiều, nhưng tinh thần mới mẻ mà nhà thơ hướng tới chính là cái nhìn mới về thế giới bên kia. Trong dịp nói chuyện với nhà thơ Phan Hoàng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng nói tới quan điểm của mình

về cái chết: “Nó làm tôi chắt chiu những giây phút mình sống. Nó làm tôi chia sẻ,

cảm thông và nhân ái với con người hơn. Nó làm tôi có thể ngồi cả buổi chiều trong

vườn vào một ngày xuân ngắm nhìn vẻ đẹp diệu kỳ của hoa lá và tiếng chim . Nó

làm cho tôi khát khao được chết trong một ngày tại khu vườn quanh ngôi nhà ở làng Chùa đầy gió và hương thơm của hoa nguyệt quế. Khi hiểu được điều đó,

chúng ta sẽ nhận ra sự kỳ diệu của thời gian chứ không phải nỗi đe doạ của nó .”

[85]. Nhà thơ quan niệm cái chết như là hành trình của một cuộc sống mới, là một ban mai đến với thế giới này:

“Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ bằng nỗi sợ hãi và tiếc thương

Nhưng ít người chúng ta nhìn thấy cỗ xe tang lộng lẫy

Trong tiếng trống tưng bừng

Làm thần chết cũng hết phiền muộn (…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khu vườn giàn dụa trăng Họ đã nhìn thấy vẻ đẹp diệu kỳ

Trong những gì luôn đe doạ người khác.”

(Thay lời nguyện cầu) Tinh thần ấy cũng được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ trong những

truyện ngắn và tản văn của mình: “Không ít những người đã và đang nghĩ rằng: cái

chết là một điều gì đó khác với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ lâu nay. Có người nghĩ rằng: đời sống chúng ta đang sống là một cánh đồng. Còn cái chết là một cánh đồng bên cạnh mà chúng ta chưa hề biết. Vậy khi chúng ta dã sống một cách trung thực và không ân hận với đời sống hiện tại thì ra đi khỏi đời sống này chúng ta sẽ thanh thản.(…) Bởi thế cái chết, một quy luật tất yếu của thời gian đối với con người, có chứa đựng một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn như

con người có thể.” [65, Tr.121 – 122].

Chủ đề về cái chết là một trong những vấn đề nhân bản xuyên suốt dòng chảy của thơ ca. Đó cũng là bước ngoặt quan trọng trong quan niệm về cuộc đời của các nhà thơ hiện đại sau 1975. Trong tập “Di cảo thơ” của mình, nhà thơ Chế Lan viên với phong cách suy tưởng luôn cảm nhận về sự hữu hạn của cuộc đời; cảm giác về cái chết, về sự tiêu tan như bao chùm trong tâm hồn nhà thơ. Trong thơ Chế Lan Viên, quan niệm về cái chết ẩn chứa cái chết tượng trưng, cái chết được nhìn nhận ở sự tồn tại của linh hồn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Ta là ai? Về đâu? Hạt móc

Là ta chăng? Dòng sông là ta chăng? Tiếng khóc (…)

Không tồn tại sẽ bỗng nhiên tồn tại, Đang héo tàn, vũ trụ sẽ sinh sôi.”

(Hỏi? Đáp) Khi suy ngẫm về cuộc sống trong xã hội hiện đại, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn“trăn trở về sự suy kiệt và khả năng tái sinh của nhân loại” [48, Tr. 263]. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng xuyên suốt trên hành trình sáng tạo văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chương của Nguyễn Quang Thiều. Tính triết lý thấm đượm màu sắc tâm linh bao phủ hai tập thơ: “Nhịp điệu châu thổ mới” và “Bài ca những con chim đêm”

mang tới cho thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều những bước chuyển biến quan trọng về cảm xúc và thi pháp qua thể loại trường ca. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, cái chết luôn được nhìn nhận với một tinh thần phục sinh, cái chết tạo ra một cuộc sống mới khác đời sống hiện tại. Tiêu biểu là trường ca “Nhân chứng của một cái chết”. Đây là trường ca giữ một vị trí quan trọng trong tập thơ “Bài ca những con chim đêm”, mỗi khúc trong trường ca là một câu chuyện về sự tái sinh

một đời sống mới. Trong khúc một của bản trường ca, nhà thơ đã chứng kiến sự biến đổi đời sống bằng một cơn mưa tuôn đổ từ trời. Trận mưa đêm như cuốn trôi mọi thứ cả những dục vọng tầm thường hèn mọn của con người:

“Đêm nay, nước đã đến. Bằng sự im lặng khổng lồ, nước nhấn chìm mọi vật không có cánh.

Có những cánh non đang mọc làm đau buốt mạng sườn ta.” (Khúc một)

Tinh thần phục sinh được nuôi dưỡng từ trong đời sống tâm hồn của con người. Để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống thì con người phải luôn có niềm tin, lòng quyết tâm và một nghị lực kiên định. Màn đêm và cơn mưa là bối cảnh để

nhân vật “tôi” chứng kiến sự biến đổi của đời sống trong suốt mười chín khúc. Và

có lẽ chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam, một đời sống đòi sự phục sinh lại được

lên tiếng mạnh mẽ như trong thơ Nguyễn Quang Thiều: “Cái cây bị sét đánh chết

khô như một lời cảnh báo. Hài cốt cây không mai táng vào đất mà mai táng vào trời. (…) Cô đứng đó, cây khô đứng đó. Một sự sống lặng câm dưới những đám mây

mang theo cái chết, bên cạnh một cái chết thét ngào đòi được phục sinh.” (Khúc

bảy). Trong khúc mười hai, cái chết luôn cận kề cùng những mối đe dọa hiểm nguy

đối với người phụ nữ trong khoảnh khắc sinh nở. Nhưng họ đã làm được một sứ

mệnh thiêng liêng, họ đã mang tới sự sống mới cho thế gian này: “Bên ngoài cửa sổ

những cái cây chụm đầu nhau nhìn vào một ngôi nhà. Những cái cây đã che cho mẹ nó dọc con đường xuyên thủng thành phố. Những cái cây nghe thấy tim nó đập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vang trong máu thị mẹ nó. Và đứa bé trở thành sự thách thức lớn nhất với những gì

đe dọa người đàn bà.” (Khúc mười hai).

Mở đầu và kết thúc bản trường ca “Nhân chứng của một cái chết” là hình

ảnh của cơn mưa trong đêm. Cái chết về thể xác chỉ là duyên cớ để nhà thơ nói lên những dự cảm về cái chết của đời sống tinh thần trong thế giới hiện đại. Hình ảnh ngôi sao và cây cầu ánh sáng hiện hữu trong bóng tối như một sự vận động không ngừng, nó vẫn bền bỉ soi sáng cho đức tin và nghị lực của con người để hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong “Cây ánh sáng”, tinh thần phục sinh lại được biểu hiện qua bi kịch của “Những con cá ướp”“Linh hồn những con bò”. Mặc dù đã bị đã bị chôn vùi trong chiếc chum sành tăm tối, giữa các hạt muối nhưng những con cá vẫn luôn ước mơ về sự phồn thực, ước mơ được sinh nở:

“Giờ bên cạnh những hạt muối chứa đầy ký ức biển

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 69 - 77)