Cái cây, con chó, giọng nói, trẻ thơ – Biểu tượng của sự linh thiêng và

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 90 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.3.Cái cây, con chó, giọng nói, trẻ thơ – Biểu tượng của sự linh thiêng và

và trong sáng.

Trong thơ ca Việt Nam thời trung đại, hình ảnh của những loài vật ít được đóng vai trò chủ đạo. Thiên nhiên trong thơ chỉ gắn với những hình ảnh mang tính

chuẩn mực như: Tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng… thì trong thơ Nguyễn

Quang Thiều tràn ngập hình ảnh khác nhau của thế giới tự nhiên và loài vật: Ốc sên,

đàn kiến, châu chấu, con chó, cánh chim, cánh bướm, đám mây, con bò, con cá,

những cái cây... Cảm nhận về thế giới đồng quê được nhìn nhận qua lăng kính chủ

quan của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa gần gũi nhưng lại vừa chứa đựng bí ẩn của những điều thiêng. Tất cả những hình ảnh đó chỉ là những cách biểu hiện khác nhau mà tác giả dựng nên để thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình, để truyền tải

những thông điệp tới người đọc: “Nếu chúng ta hiểu được ngôn ngữ ấy, chúng ta sẽ

thấy họ luôn luôn dạy bảo chúng ta nhiều điều: sự kiên nhẫn, lòng nhân ái, sự dâng hiến và những vẻ đẹp của tâm hồn giản dị với sự nồng ấm từ thân mộc và tiếng xào

xạc của những vòm lá.” [65, Tr. 161]. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, thế giới

thiên nhiên loài vật hiện lên thật sống động. Từ những hình ảnh nhỏ bé nhất trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng ẩn chứa nhiều ám thị.

Cây cũng là một trong những đề tài biểu tượng phong phú nhất và phổ biến

nhất trong đời sống văn hóa nhân loại: “Là biểu tượng của sự sống trong tiến hóa

liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, cây gợi nhớ toàn bộ hàm nghĩa biểu trưng của chiều thẳng đứng.”, “Cây cũng làm giao tiếp 3 cấp bậc của vũ trụ: dưới đất, nơi rễ của nó cắm sâu và giấu mình; mặt đất, nơi thân cây với những cành đầu tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mọc ra và không gian trên cao, nơi những cành bên trên và ngọn cây hút ánh mặt trời. Những loài bò sát uốn mình dưới gốc rễ của nó, chim muông bay nhảy trong bộ cánh của nó; nó liên lạc thế giới âm ty với thiên gian. Nó tập hợp tất cả các nguyên tố vào thân thể nó qua rễ, không khí nuôi dưỡng lá nó, lửa tóc ra từ sự cọ

sát của nó.” [11, Tr. 141].

Cái cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều là một ám ảnh vĩnh viễn, là thánh địa của tình thương, cái Thiện và cái Ðẹp, trí tuệ và sáng tạo. Cây soi sáng, cây dẫn lối, cây làm chứng, cây chở che, cây mang những giấc mơ, cây cho thi nhân và con trẻ mượn hình hài, cây phục sinh mãnh liệt trước tiếng chim đêm bi tráng:

“Một người đàn ông yếu hèn trong đời lần đầu tỉnh giấc giữa đêm khuya Mở cửa sổ nhìn phía trời xa, một ngôi sao sáng

Chợt nhận ra cái cây còi cọc trên ban công lần đầu trổ hoa lóng lánh Và hương thơm tỏa ra rì rầm một khúc nguyện cầu

An ủi những giấc mơ đầy thở than và đầy mộng mị Và cứu vớt những đời sống hận thù, bạc nhược, vô sinh”

(Bài ca những con chim đêm) Cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều như kho báu cất giữ những ký ức, những thói quen, những tầng văn hoá cổ xa để cưu mang, bảo tồn nhân tính và cái đẹp.

Không phải ngẫu nhiên nhà thơ tự coi mình là cái cây “Tôi đứng như một thân cây

tối sẫm”. “Thân cây tôi sẫm” chính là cái thân cây mang ánh sáng của thi ca.

Loài vật trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn là hiện thân của con người và là sự đối trọng giữa một thiên nhiên hoang sơ, hồn nhiên ngây dại với nền văn minh công nghiệp trong nhịp điệu đời sống thị trường và nhân tính thời thực dụng, là sự đối chiếu xem xét lại khả năng nhân tính của con người thời hiện đại. Hình ảnh con chó được trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Quang Thiều và trở thành biểu tượng độc đáo:

“Tiếng chó rộ lên từ xóm nhà ta đến đầu làng Cuối tiếng chó là bến sông quê và con đò cô độc”

(Tiếng cười )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lưỡi nó như ngọn lửa nhỏ mang cái ấm của hơi nước Sự dịu dàng của nó làm anh bật khóc

(…)

Con chó liếm mãi, liếm mãi Liếm mãi, liếm mãi, kiếm mãi…”

(Cơn mêTặng John Baca, cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam)

“Chó ơi, đừng sủa nữa Gió đêm thành gió dại rồi

Ai ném lại vầng trăng ra khỏi sự bình yên Lao rồ dại trong mây trời xứ mẹ”

(Bầy Chó của tôi)

“Tôi xin ở kiếp sau làm một con chó nhỏ Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi.”

(Bài hát về cố hương) Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo đã có lần cho rằng việc miêu tả như vậy thì

nhìn con chó thật ghê tởm”, nhìn “một cách kinh hãi”. Đó là cái nhìn mang tính

đời thực. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có những đặc trưng riêng, đều có những tài sản quý về vật chất và tinh thần. Với miền quê của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nỗi buồn chính là một tài sản quý. Nhà thơ có một ước mong đó là được làm con chó nhỏ để canh giữ nỗi buồn của cố hương mình bởi

lẽ “Khi con người nhận thức về nỗi buồn cũng chính là lúc con người được trở về

với những cảm xúc lắng sâu nhất của tâm hồn mình, đó cũng chính là thời điểm con

người cảm nhận về thế giới khách quan, về nhân cách của mình.” (Phỏng vấn trực

tiếp nhà thơ).

Thế giới tâm linh của những cơn mơ trong “Châu thổ” là mạch nguồn suy

tưởng rất khó giải nghĩa, hiện thực và quá khứ như đan xen trong miền vô thức linh thiêng tạo nên vẻ mơ hồ, mộng mị. Cõi mông lung ấy trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn là thế giới được hiện hữu qua những giấc mơ, là tiếng nói vang lên trong đêm khuya hay lúc đêm gần sáng đầy bí ẩn. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“ảo giác đê hèn”, “căn bệnh điên ánh sáng” của tâm hồn con người hiện đại được

chiếu rọi bởi ánh sáng bền bỉ của những ngôi sao, của những giấc mơ nhân bản, của những giọng nói ngân vang:

“Họ không chạy trốn. Không. Họ đang đến, ngực thở chậm và sâu

Đứng trước cuộc thách đấu của ảo giác đê hèn. Họ mỉm cười và trên đầu họ.

Vang lên tiếng nguyện cầu cho sức mạnh của họ, của những vòm cây.”

(Lời cầu nguyện) Giọng nói ấy cũng chính là tinh thần thi ca trong thế giới hiện đại mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn trăn trở và giãi bày:

“Dâng lên như mùa xuân thứ nhất Những con đường biền biệt thuở thơ Tiếng người gọi hai bên thiêm thiếp cỏ Ta khổ đau lần thứ nhất trên đời”

(Mười một khúc cảm I)

“Có ai đó gọi tôi qua linh hồn của ô cửa sổ Có ai đó gọi tôi dọc linh hồn của những ngõ sâu Và ai nữa gọi tôi từ nấm mộ ngôi nhà”

(Con Bống đen đẻ trứng) Giọng nói ấy vọng lên từ cõi sâu tâm linh con người. Đó là giọng nói của lương tri vang lên trong tâm hồn con người để tự vấn, thanh lọc và giải phóng sự bế tắc trong tâm hồn.

Những tiếng chim đêm – tiếng ca trong giấc mơ mong manh của bầy trẻ trong

“Bài ca những con chim đêm” trở thành tiếng chim khai sáng, khiến thế giới như

bừng tỉnh và những giá trị trinh nguyên ban sơ như được phục sinh thoát khỏi những tha hóa, ảo tưởng và ngộ nhận, nó là tiếng nói của cái đẹp, chất thơm của sự thanh bình trong sạch. Tiếng chim đêm huyền thoại đầy sức mạnh khai sáng ấy chính là những âm thanh mang sức mạnh cứu thế của cái Ðẹp vang lên trong từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

câu từng đoạn của tập thơ. “Bài ca những con chim đêm” là bài ca về sức sống

mãnh liệt và quằn quại của cái đẹp, của thơ trước một thế gian tội lỗi và dung tục.

Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “Tuổi thơ là biểu tượng của tính

chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên”, “hình ảnh trẻ thơ có thể dùng để chỉ việc khắc phục, chiến thắng những mặc cảm, nỗi lo âu và đạt được sự yên bình trong nội tâm

và giữ được lòng tin.” [11, Tr. 947]. Luôn trăn trở về sự suy kiệt của cõi thế,

Nguyễn Quang Thiều viết khá nhiều tác phẩm nói về sự lụi tàn và cái chết (“Đoản

ca về buổi tối”, “Nhân chứng một cái chết”, “Bài ca những con chim đêm”, “Nhịp điệu châu thổ mới”). Hình ảnh trẻ thơ xuất hiện như một biểu tượng về sự cứu rỗi và tái sinh của cuộc sống:

“Từ phía các ngôi sao các thiên thần bay về Đậu lên trán những đứa trẻ đang ngủ

(…)

Những thiên thần đã mượn khuôn mặt chúng, giọng nói của chúng và tâm hồn chúng

Để vừa bay vừa ca hát trên bầu trời thành phố.”

(Đoản ca về buổi tối) Là sự kết lắng tinh túy của tư duy, hàng loạt biểu tượng đã tạo nên chiều sâu tâm linh trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều. Nó luôn hướng tới biểu đạt những tầng cảm xúc và những quan niệm nhân sinh của nhà thơ. Qua các biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang Thiều, người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được sự trưởng thành vững vàng của một hồn thơ rực lửa và nồng nàn chất nhựa của cuộc sống. Những kỷ niệm tuổi thơ và những trải nghiệm trong cuộc sống được hiện lên trong thơ Nguyễn Quang Thiều vừa giản dị nhưng cũng mang chiều sâu của tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 90 - 94)