Về cuộc cách tân của thơ Việt Nam hiện đại sau 1975

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 27 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Về cuộc cách tân của thơ Việt Nam hiện đại sau 1975

Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 tới nay đã trải qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 trở đi là văn học trong thời kỳ đổi mới, bao gồm hai chặng đường nhỏ: từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là chặng đường văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ giữa những năm 90 đến nay, văn học trở lại với những quy luật

bình thường và hướng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật.” [54,

Tr. 10]. Trong xu thế giao lưu, hội nhập với thế giới, quá trình phát triển của văn học sau 1975 vẫn là sự tiếp nối dòng chảy của văn học dân tộc. Nó vừa có sự kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, vừa có sự đổi mới về cả nội dung và hình thức mở ra hướng chảy mới cho văn mạch dân tộc. Những biến động nảy sinh trong đời sống xã hội chính là bước ngoặt tạo nên sự đổi mới trong thi ca.

Sau năm 1975, đất nước bước vào chặng đường chuyển giao từ thời chiến sang thời bình, nhân dân bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội dưới sự định hướng của toàn Đảng. Tuy nhiên, công cuộc khôi phục xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh không phải là điều đơn giản. Đất nước ta phải đối mặt trước những thử thách lớn lao với nền sản xuất công nghiệp manh mún, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu khiến cho đời sống kinh tế phát triển rất khó khăn. Chế độ hợp tác hóa cùng chế độ quản lý quan liêu, tập trung bao cấp kéo dài suốt 30 năm chiến tranh không thể phù hợp với đời sống kinh tế thời bình. Bởi vậy, năm 1985 đất nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới nhằm phục hưng và phát triển đất nước. Trên bước đà của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt. Về chính trị: Đảng ta chủ trương đề cao vấn đề dân chủ hóa, lấy dân làm gốc, đề cao nhân tố con người, lấy con người làm động lực, tiền đề cho việc xây dựng chính sách xã hội. Về kinh tế: Chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạch toán kinh doanh bằng cách lấy giá trị con người là thước đo cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh rất nhiều tiêu cực. Nó đặt nước ta trước thử thách lớn đó là sự băng hoại trong đời sống tinh thần, sự lay động giữ dội trong suy nghĩ và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thế hệ trẻ. “Thế hệ sinh ra sau chiến tranh, và trẻ hơn, sinh ra sau đổi mới, khó có thể tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu với những hồn thơ còn đượm mùi khói đạn”

[74], họ chỉ quan tâm tới những vấn đề gần gũi với tiếng nói tâm hồn của họ trong thời bình. Thực tế này cho thấy: nhu cầu thưởng thức của những bạn đọc trong thời kỳ đổi mới đã có sự thay đổi mạnh mẽ.

Văn học nghệ thuật là bức tranh phản ánh xã hội rõ nét. Là hình thái ý thức thẩm mỹ nhạy cảm nhất nên văn học nghệ thuật luôn có sự thay đổi hướng theo cuộc sống mới của dân tộc. Nó có khả năng tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển của nhân cách con người, góp phần hình thành bộ mặt văn hóa tinh thần của dân tộc ta trong thời kỳ mới. Trong điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới, đời sống văn học phát triển mới đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Tại đại hội

Đảng lần VI, Đảng đã đề ra vấn đề đổi mới văn học nghệ thuật với tinh thần “đổi

mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật”. Tiếp đó là Nghị quyết 05 của Bộ chính trị

cùng với cuộc gặp của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn

nghệ sĩ (1987) đã thực sự mở ra thời kỳ mới cho văn học Việt Nam. “Nhiệt tình đổi

mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học. Tư duy văn học mới đã dần hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếp nhận văn học. Đồng thời, sự đổi mới tư duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm, thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và

phong cách cá nhân của nhà văn.” [54, Tr. 12].

Không khí dân chủ như một làn gió mới đã mang tới sự đổi thay rõ rệt trong văn học. Văn học có sự nhận thức lại: văn học không minh họa cho chính trị, văn học hướng tới con người, phục vụ con người. Nếu trước đây hiện thực hướng về phía anh hùng của cuộc sống thì nay hiện thực cuộc sống hiện ra với đủ mọi góc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cạnh. Con người công dân cũng được nhìn từ nhiều phía; con người cá nhân, con người thân phận được hiện lên với đầy đủ mọi phương diện. Nội dung phản ánh trong văn chương là những vấn đề mang tính chất thế sự đời thường. Các văn sĩ được tự do thể hiện suy nghĩ, sáng tạo cá nhân được đề cao. Văn học chú ý hướng tới việc tìm tòi, thể nghiệm hình thức mới. Đặc biệt, mối quan hệ giữa văn học và công chúng có sự thay đổi: người đọc bình đẳng, đối thoại với văn chương. Trong điều kiện đời sống tinh thần thay đổi, đổi mới văn học được đặt ra như một tất yếu. Nó không phải chỉ là yêu cầu trước hết của bản thân văn học mà còn là việc đáp ứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước.

Để phù hợp với những nội dung được phản ánh, mỗi thể loại văn học lại có

những xu hướng thể hiện riêng: “Nếu sự đổi mới trong văn xuôi hướng nhiều vào

khát vọng đổi mới xã hội, và từ đó dẫn tới những hệ quả đổi mới văn chương; thì thơ lại hướng nhiều vào nhu cầu đổi mới chính nó, cố nhiên không thoát li yêu cầu

đổi mới xã hội.” [54, Tr. 22]. Ở chặng đầu đổi mới, văn xuôi giữ vị trí tiên phong

trong việc đi sâu phản ánh những biến thoái của đời sống tinh thần. Nhưng trên hành trình đổi mới sau 1975 và đặc biệt là hơn mười năm trở lại đây thì nhiều nhà thơ thuộc các thế hệ khác nhau đã và đang có nhiều nỗ lực cách tân, tạo nên sự khởi sắc cho văn học.

Thơ ca Việt Nam trong cái nhìn toàn cảnh từ sau 1975 tới nay đã trải qua hơn ba mươi năm với hai chặng đường thơ và đạt được những thành tựu bước đầu trên con đường cách tân, hiện đại hóa nền văn học.

Giai đoạn mười năm đầu sau đổi mới từ 1975 – 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Đây là giai đoạn diễn ra những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ. Sự vận động tư duy thơ trong giai đoạn này hướng tới hai mạch chính đó là: cảm hứng sử thi vẫn được tiếp nối như một quán tính nghệ thuật và cảm hứng đời thường xuất hiện nhiều. Hai mạch nguồn cảm hứng nghệ thuật này đã chi phối mạnh mẽ sự vận động của thể loại văn học với sự nở rộ của thể loại trường ca, những thể thơ tự do, thơ văn xuôi và thơ trữ tình cực ngắn. Trên tinh thần dân chủ hóa sâu sắc thì cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975. Cái tôi cá nhân hiện lên trong thơ ca là

“cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội” [49].

Trong bối cảnh lịch sử và đời sống văn hóa mới, thơ Việt Nam giai đoạn sau

1986 là sự cách tân mạnh mẽ của nhiều thế hệ nhà thơ với ý thức “cởi trói” để xác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lập một quan niệm mới về nghệ thuật. Các nhà thơ đã có sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật với ba điểm đáng chú ý: Một là: “Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống. (…) Ý thức ấy bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, thơ ca đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mưa trữ tình và sự ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945-1975 để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thường ngày; thứ hai, cái nhìn tỉnh táo của nhà thơ thực ra là cái nhìn giàu chất suy tư, là bề ngoài của một nỗi đam mê lớn bên

trong.”. Hai là: “Nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi

bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới. Đây là lý do nhiều tác phẩm xuất hiện cảm hứng “giải thiêng”

và khát vọng muốn tìm đến những hình thức tổ chức ngôn từ mới lạ.”. Ba là việc coi

“Thơ như một ngôn ngữ. Công cuộc đổi mới đã mở rộng cánh cửa giao lưu, hội nhập với thế giới, và thơ ca, trước vận hội này, không thể nằm yên trong mô hình

nghệ thuật cũ. Bắt đầu xuất hiện những giọng thơ lạ, đậm chất “Tây”” [49]. Từ

những đổi thay về tư duy nghệ thuật, các nhà thơ đã đóng góp sức mình vào việc đưa thơ ca vượt lên khỏi sự xơ cứng của mỹ học cũ vươn tới những chân trời mới.

Đổi mới thơ ca không phải chỉ là nhu cầu tự thân mà nó còn thể hiện nhu cầu phát triển của con người với những khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Sự phát triển của thơ ca cũng là sự khẳng định diện mạo của “cái tôi trữ tình” trong giai

đoạn mới “Quan niệm mới về con người và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã làm thay

đổi tư thế và giọng điệu trữ tình. Thơ không còn mang dáng dấp một khúc ca chung mà là những phát ngôn mang đậm dấu tích và cảm xúc cá nhân của chủ thể trữ tình. Tính trữ tình công dân, tính trữ tình chính trị giảm dần, thơ trữ tình có xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng trở về với bản chất nguyên thủy của thể loại: bộc lộ, phơi bày cảm xúc của chủ

thể về những nỗi niềm muôn thuở của con người.” [51, Tr. 195]. Với sự kế thừa và phủ

định phong trào Thơ mới, nền thơ Việt Nam sau 1975 đã có những bước tiến vượt bậc dựa trên thành tựu của văn học truyền thống. Khi nhìn nhận về công cuộc đổi mới của

thơ hôm nay, GS. Phong Lê nhận định: “Sự trùng hợp giữa công cuộc đổi mới thơ hôm

nay với sự sống lại nhiều giá trị Thơ mới sau nửa thế kỷ chìm nổi là hiện tượng tự

nhiên, phù hợp với quy luật của cuộc sống và nghệ thuật.” [10, Tr. 101].

Đổi mới nghệ thuật không ngừng là lẽ sống của thơ nhằm sáng tạo ra những

giá trị nhân sinh tích cực, có ý nghĩa: “Tìm đến cái mới là khát vọng của bất cứ

người nghệ sĩ nào. Đó vừa là khát vọng vừa là thử thách đặt ra cho các nhà thơ trên con đường sáng tạo. Thời gian và công chúng sẽ là những thước đo công bằng và đúng đắn nhất. Cái mới thực sự từ nội tại của một nền thơ, thông qua quá trình tiếp biến, kế thừa và phủ định. Thơ ca luôn luôn cần một cuộc “cách mạng” mới do chính những con người của thế hệ mới thực hiện nhằm tạo ra một thời kì mới, mang

hơi thở của thời đại.” [93]. Cuộc cách tân nghệ thuật của thơ ca Việt Nam sau 1975

có nhiều khuynh hướng thể hiện khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu duy nhất đó là đưa “tính hiện đại” trong thơ ca Việt Nam hòa nhịp cùng vận hội

của thơ ca thế giới. Theo PGS.TS Lưu Khánh Thơ: “Tính hiện đại trong thơ Việt trẻ

thể hiện ở ý thức sáng tạo và tinh thần thể nghiệm. Ý thức sáng tạo giúp các nhà thơ trẻ tránh được những lối mòn khuôn sáo và ý thức hơn về bản chất sáng tạo của

mình. Mỗi nhà thơ đều cố gắng khai phá những vùng đất riêng” [93].

Cuộc cách tân thơ ca Việt Nam hiện đại là sự khám phá, tìm tòi và thể nghiệm của các nhà thơ. Đã có không ít những gương mặt nhà thơ từ thời hậu chiến và những nhà thơ trẻ góp phần to lớn vào sự khởi sắc của thơ ca, khai mở dòng chảy đầy sức sống, sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại. Trên hành trình cách tân nghệ thuật đầy vinh quang và cay đắng phải kể tới những thể nghiệm thơ bước đầu

trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của “một Thi – sơn – thơ như Trần

Dần, một Trường – giang – thơ như Hoàng Cầm, một Phu – chữ - thơ như Lê Đạt, một Bến – lạ - thơ kỳ bí như Đặng Đình Hưng, một nẻo – đường – nhạc – lạ như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dương Tường còn neo lại trong thơ hiện đại như một thế hệ khởi đầu với những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngôi- nhà -thơ cách tân” [73]. Kế tiếp là

những thể nghiệm chủ yếu tập chung vào mặt nội dung của thế hệ cách tân thơ thứ

hai như: Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Bế Kiến Quốc, Phùng Khắc Bắc, Trúc Thông,

Thi Hoàng…Đặc biệt phải kể tới là những tìm tòi, thể nghiệm trên con đường cách

tân nghệ thuật của thế hệ các nhà thơ trưởng thành và sáng tác sau 1975 với “một

Nguyễn Lương Ngọc bừng cháy và ngạo nghễ trong tìm tòi; một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ - trường - thơ mới; một Dư Thị Hoàn độc đáo trong sáng tạo thơ; một Y Phương đang làm giàu cho bản sắc thơ Việt bằng một âm hưởng mới; một Nguyễn Khắc Thạch thích sự nguyên khối của ý tưởng hớn là sự gia công bằng cảm xúc; một Mai Văn Phấn đang hành trình tới bến bờ cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê thử nghiệm các cấu trúc thơ; một Lãng Thanh kỳ bí và ám ảnh; một Dương Kiều Minh hướng về bản ngã phương Đông; một cõi thơ lạ đầy chiêm nghiệm, mộng mỵ của Nguyễn Bình Phương; một Đỗ Minh Tuấn lập trình thơ bằng những suy tưởng mới; một Đặng Huy Giang luôn hướng tới tính triết luận; một Trần Anh Thái đang tìm tòi để trở lại chính mình; một Innasara cất cánh từ văn hoá Chăm sang chân trời mới; một Thảo Phương luôn khát vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếp những giao-hưởng-thơ; một Nguyễn Linh Khiếu mê man trong dạo khúc phồn sinh; một Trần Quang Quý bức xúc vì những siêu-thị-mặt… rồi đến lớp nhà thơ trẻ sau đó như: một Ly Hoàng Ly cộng hưởng của thi ca với ngôn ngữ hội hoạ hiện đại; một Nguyễn Hữu Hồng Minh chưa gặm xong một hải-

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 27 - 34)