7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Khái niệm biểu tượng
Trong triết học và tâm lý học: Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính được hình thành trên cơ sở cảm giác và tri giác. Nhưng khác với cảm giác, tri giác, biểu tượng là hình ảnh về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được tái hiện trong óc con người khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt, nhận thức đang từng bước chuyển sang giai đoạn tư duy trừu tượng.
Nhìn nhận trên phương diện văn hóa: “Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là
một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng ta quen thuộc trong đời sống hàng ngày, vẫn chứa đựng những mối liên can, cộng thêm vào ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ
chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta…” [11, Tr. 29]. Biểu tượng là sự mã hóa
các giá trị tinh thần của loài người theo suốt chiều dài thời gian. Ở đó, những người đi sau khám phá và tri nhận được lối tư duy và những giá trị tinh thần hàm ẩn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những người đi trước, đến lượt họ lại tiếp tục đắp bồi thêm các lớp nghĩa mới. Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên đất nước, hoa Sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người dân Việt. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư
tưởng Phật giáo, hoa Sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư
trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa Sen biểu trưng cho những
giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn.
Trong thơ, biểu tượng là một dạng của biểu tượng bậc cao, mang sắc thái của biểu tượng tưởng tượng: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con
người và cuộc đời.” [2, Tr. 24]. Biểu tượng ở cấp độ cao hơn hình ảnh và hình
tượng. Hình ảnh được hiểu là người, vật, cảnh để lại ấn tượng và tái hiện trong trí nhớ chúng ta (Hình ảnh người mẹ, hình ảnh con đường…). Hình ảnh chỉ là những khái niệm, trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt trùng khít với nhau. Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức nhận thức trực tiếp cảm tính những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, có ý nghĩa thẩm mỹ và có nét sáng tạo riêng biệt độc đáo của nhà thơ. Từ hình tượng gợi lên biểu tượng, tức là thêm một tác động trong quá trình nhận thức nghệ thuật, đời sống. Và như vậy, trong quan hệ này, hình tượng là một khái niệm còn biểu tượng là ý nghĩa của khái niệm ấy. Thế nên, cùng một hình tượng sẽ hình thành những biểu tượng khác nhau tùy thuộc cá tính của mỗi chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận. Khi đối tượng tiếp nhận cảm được linh hồn, sự thiêng liêng của hình tượng, hình tượng đó trở thành biểu tượng. Biểu tượng biến hóa hơn hình tượng, được triết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xuất từ tư duy trừu tượng của đối tượng tiếp nhận.
Thơ là sản phẩm được cá thể hóa cao độ. Mỗi nhà thơ là một thế giới nghệ thuật. Từ ngữ, hình ảnh, cách nhìn thế giới, cách rung động là riêng không lặp lại. Biểu tượng trong thơ đa dạng phong phú khi mỗi nhà thơ đều muốn khẳng định và sáng tạo theo cá tính riêng độc đáo của mình. Ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi khuynh hướng sáng tác... lại có những biểu tượng khác nhau nhằm phản ánh rõ nét vẻ đẹp văn hóa của dân tộc trong mỗi giai đoạn lịch sử. Thơ ca dân gian xây dựng biểu tượng trên cơ sở những hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên trong đời sống hàng ngày gần gũi gắn bó với người lao động. Nó là sản phẩm của tập thể, là những hình ảnh cụ thể được nâng cao, được ổn định mang tính tượng trưng. Thể hiện tình cảm lứa đôi thắm thiết, thơ ca dân gian thường sử dụng biểu tượng Trúc – mai, trầu – cau, thuyền – bến,
trăng – gió, cây đa – bến cũ…Nằm trong văn mạch quy phạm, những biểu tượng
trong văn học trung đại (Tùng – Cúc – Trúc – Mai…) đều mang tính ước lệ và được
coi như một quy ước tượng trưng cho người quân tử, cho phẩm chất, khí tiết của nhà Nho. Trong phong trào Thơ mới, cái tôi cá nhân được cá thể hóa cao độ, những biểu tượng trong thơ đều mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo. Trong sự đa dạng về phong cách sáng tác, biểu tượng trong thơ hiện đại lên đầy màu sắc: Biểu tượng
“trầu – cau” trong thơ Nguyễn Bính, biểu tượng “trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử,
biểu tượng “biển” trong thơ Xuân Diệu…Những biểu tượng do nhà văn, nhà thơ
sáng tạo ra thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo. Bởi vậy muốn khám phá những biểu tượng trong thơ, người đọc phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
Cuộc cách tân nghệ thuật của những thế hệ nhà thơ sau 1975 là sự đột phá về
nội dung phản ánh và cách biểu hiện: “Thơ của họ vượt thoát khỏi những khuôn sáo
ước lệ của vần điệu để thắp lên những hình tượng thơ mới. Không gian thơ được mở rộng hơn, mở sâu hơn, với tới các chiều kích của những suy tưởng lớn mang tính khái quát cao. Và, trong trường thẩm mỹ này, những vấn đề tưởng chừng lớn lao lại được khái quát lên từ những cái rất tầm thường, nhỏ bé của đời sống quê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
luôn gắn với cuộc sống, tính cách của từng tác giả: Biểu tượng “cây tre” trong thơ
Nguyễn Duy là biểu tượng cho sự dẻo dai, bền bỉ, chịu đựng kiên cường, trường tồn
của người Việt. Biểu tượng “sông nước” trong thơ Tế Hanh hiện lên với những kỷ
niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
Có thể nhận thấy rằng: Biểu tượng là một thực thể sống động, luôn có sự đắp đổi nghĩa liên tục và tùy thuộc vào ảnh hưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng phong phú của mỗi cá nhân. Nó thể hiện tầm cao của trí tuệ và chiều sâu của tư duy thơ. Tính cá biệt trong sáng tạo cá nhân của nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật riêng. Việc đi sâu tìm hiểu tầng lớp ý nghĩa nhân sinh được nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm thơ hiện đại sau 1975 đòi hỏi ở người đọc sự đam mê khám phá và đồng sáng tạo qua những nét nghĩa mới của biểu tượng thơ.