Yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 112 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ

Đó là những yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ; tính liên tục của dòng cảm xúc và mạch liên tưởng trong bài thơ bị phá vỡ.

3.4.1. Yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong cách tổ chức bài thơ bài thơ

Xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất của thơ hiện đại sau 1975 đó là đưa thơ trở về với cái tôi cá nhân, những lo âu của cuộc sống thường nhật và xu hướng đưa thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đi sâu vào những vùng tâm linh đậm chất tượng trưng, tạo nên những hình ảnh siêu thực trong thơ.

Đời sống hiện đại với những thành tựu về văn minh vật chất mang tới cho con người nhiều tiện ích nhưng nó cũng kéo theo nhiều sự suy thoái trầm trọng trong tâm hồn. Trước những gánh nặng mưu sinh, cuộc sống đầy mưu toan, dục vọng và sự tính toán, tâm hồn con người cũng dần dần mất đi sự nhạy cảm trước cái đẹp. Các nhà thơ luôn khát khao vươn tới một thế giới bình yên để kiếm tìm sự giải thoát trong tâm hồn.

Ký ức tuổi thơ với những câu chuyện bà nội kể đã để lại ấn tượng sâu đậm trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong lời tựa của “Châu thổ”, nhà thơ Nguyễn

Quang Thiều đã từng nói tới vấn đề này: “Và qua chính giọng nói ấy của bà tôi, tôi

đã lưu giữ trọn vẹn những gì đã qua đời sống này ở làng quê của tôi. Một đời sống mà chẳng bao giờ mất đi như ta tưởng. Một đời sống làm chúng ta hình dung đầy đủ hơn về vũ trụ. Một đời sống đã hoá giải dục vọng của chúng ta. Nó đôi lúc mang đến cho tôi một cảm giác nếu tôi chém vào không gian một nhát dao thì ở đó một cái cây trong suốt bị đổ gục, một ngón tay trong suốt bị đứt lìa... Và kỳ diệu hơn, là trong thế giới trong suốt, hay trong cõi hư vô làm ta có thể chết vì khiếp sợ lại hiện lên một phong cảnh đầy đủ nhất. Phong cảnh ấy, đối với tôi, nó là một cõi. Cái cõi ta vừa làm đầy nó vừa không chiếm lấy dù chỉ là một điểm nhỏ nhất, mà chỉ có trí

tưởng tượng kỳ diệu mới có thể lờ mờ nhận ra.” [64, Tr. 17 – 18].

Đây cũng là điểm nhấn quan trọng trên hành trình sáng tạo văn chương nghệ thuật của nhà thơ. Trí tưởng tượng và những giấc mơ đẩy những hình ảnh thơ tới miền hư ảo, mơ hồ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn gắng tìm lời giải thích cho sự băng hoại của đời sống. Bởi vậy, thơ cũng chính là miền đất thánh – nơi lan tỏa nguồn cảm xúc bất tận khát khao hướng tìm vẻ đẹp và sự tự do của nhà thơ.

Là thể loại không tuân thủ theo những niêm luật bó buộc của thơ truyền thống, thơ tự do cũng là miền đất thể hiện rõ nét sự sáng tạo trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều. Cách thức tổ chức bài thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều dường như cũng không tuân theo một khuôn khổ nhất định nào. Nhà thơ vươn tỏa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngòi bút tới từng ngóc ngách của hiện thực đời sống để giãi bày và sẻ chia những nỗi đau, những khát khao và đức tin về sự hướng thiện trong cuộc đời. Những yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức cũng xuất hiện như một lẽ tự nhiên trong hồn thơ đa sự, đa đoan, đa cảm này.

Ước mong được trở về mảnh đất cố hương để mãi luôn được đam mê và say đắm với những kỉ niệm đẹp và buồn là khát khao cháy bỏng không nguôi trong thơ Nguyễn Quang Thiều:

“Quê hương

Khuất khuất sau mây

Quê hương âm âm trong gió

Ta không thể dâng tay gạt hết mưa chiều Để nhìn cho tỏ mặt.

Chỉ mùi khói phân trâu khô bên đường bén lửa Ngăn ngắt đắng vào giấc ngủ kẻ tha phương.”

(Tha phương) Con sông yêu thương của tình nghĩa luôn ẩn hiện, đi về trong tiềm thức của nhà thơ:

“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ,

nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông”

(Sông Đáy) Ngay cả trong những giấc mơ, hình ảnh quen thuộc ấy vẫn lung linh tỏa sáng lạ kỳ. Màu sắc cổ tích huyễn hoặc có ngay cả trong nhan đề của bài thơ:

“Con Bống đen đẻ trứng”

Cho hai con Thuật, Ngân. Cha đã mơ và thấy…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trở về với đời sống tâm linh cũng là một mạch nguồn chủ đạo trong thơ Nguyễn Quang Thiều và cũng trong mạch nguồn đó hiện thực của cuộc sống và hoài niệm tuổi thơ được đan xen hòa quyện tạo nên những biểu tượng vừa gần gũi vừa linh thiêng. Thể thơ tự do là thể thơ được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng nhiều nhất. Từ trong cách thể hiện sống động đó, người đọc vẫn cảm nhận được dòng cảm xúc tuôn trào của nhà thơ trào dâng qua từng con chữ, tràn bờ qua những câu thơ tự do không vần để vươn tới thể thơ văn xuôi.

3.4.2. Tính liên tục của dòng cảm xúc và mạch liên tưởng trong bài thơ bị phá vỡ

Tác phẩm văn học muôn đời là một sáng tạo thuần túy tinh thần. Chất liệu tạo hình của nó là ngôn ngữ. Tính phi vật thể khơi gợi sự tưởng tượng và sáng tạo. Tất cả phụ thuộc vào việc người đọc có biết đánh thức dậy hay không những hình tượng sống động từ những dòng chữ đơn điệu và lặng câm trên mặt giấy.

Đặc biệt là những tác phẩm văn học sau 1975 thì yêu cầu đó lại càng thôi thúc mạnh mẽ hơn bởi sự tiềm ẩn của những lớp trầm tích văn hóa ẩn dấu đằng sau ngôn từ giàu cá tính sáng tạo. Lối tư duy thẩm mỹ của những tác giả cũng bộc lộ những kỹ thuật thể hiện độc đáo. Mỗi một nhà thơ đã mang tới hình ảnh sống động qua cách cảm nhận mang tính chủ quan về hiện thực cuộc sống. Và cũng từ những mạch

nguồn cảm xúc đó những con sóng chữ được ca lên vũ điệu riêng của mình: “Nếu

Hoàng Hưng chủ trương thơ “vụt hiện”, Ðặng Ðình Hưng thích thú với những trò chơi âm thanh, Lê Ðạt mải miết tìm nghĩa tạo sinh trong “bóng chữ động chân cầu” thì Nguyễn Quang Thiều tìm cách đổi mới thơ bằng cách tạo nên những câu thơ giàu biểu tượng, các liên tưởng khác lạ, thay đổi diện mạo câu thơ, nhịp thơ và đặt các sự vật, hình ảnh xa nhau trong mối tương quan gần nhau nhằm tạo sự bất

ngờ.” [48, Tr. 267]. Bởi vậy, trong thơ hiện đại, trật tự tuyến tính trong thơ truyền

thống bị phá vỡ mà thay vào đó là lối tư duy thơ gián đoạn.

Dõi theo dòng sông thơ Nguyễn Quang Thiều, hai triền sông là hai mạch cảm xúc nồng cháy mà nhà thơ luôn dành cho xứ xở của mình – một của quá khứ và một của hiện tại văn minh. Và dường như trong trái tim đa đoan ấy, bao giờ cũng khát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khao hết mình, tỏa sáng hết mình cho những ước mơ tốt đẹp. Viết về hiện thực với bộn bề của cuộc sống phức tạp, hồn thơ Nguyễn Quang Thiều luôn rộng mở để đi sâu vào mọi góc khuất của đời sống con người. Từ những hiện thực đó, nhà thơ đã khúc xạ vào thơ những hình ảnh giàu sức gợi hình qua việc sử dụng nhiều động từ mạnh. Các chi tiết, sự việc cứ tiếp tục dồn đuổi và không bao giờ ngừng nổi sóng.

Chính từ cách biểu hiện thiên về sự kiện, chi tiết nên trong thơ Nguyễn Quang Thiều tính liên tục của dòng cảm xúc và mạch liên tưởng trong bài thơ bị phá vỡ bởi hệ thống những hình ảnh. Những hình ảnh không có mối tương quan lại được đặt cạnh nhau trong mối liên hệ vô hình qua biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. Ý nghĩa của những tác phẩm trở nên sâu lắng. Ta có thể nhận ra đặc điểm tư duy thơ này qua hầu hết những tác phẩm trong thơ Nguyễn Quang Thiều:

“Tiếng súng bắn tỉa lần thứ nhất vang lên Tôi lau nước mắt người đàn bà góa bụa (…)

Tiếng súng bắn tỉa lần thứ hai vang lên từ mơ hồ êm ái Đạn xuyên táo nỗi buồn ngu ngơ, niềm sung sướng dại khờ (…)

Tiếng đạn lên nòng lần thứ ba như tiếng đĩa bát Tôi ngồi vào chiếc ghế của tầm bắn tỉa dịu dàng sao Những ngọn gió không mùa nổi lên một bầy ngựa trắng Dựng tóc tôi thành một lá cờ.”

(Trong tiếng súng bắn tỉa) Nổi bật trong “Nhịp điệu châu thổ mới” biểu đạt thế giới của một cậu bé. Cậu mang khát vọng và trí tưởng tượng của mình soi rọi vào biển cuộc đời bề bộn chồng chất với vô vàn sự kiện, hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Cậu xác lập khát vọng (bằng thế giới của mình) trong thế giới với những cảnh tượng hùng tráng của người lớn. Thế giới này chất nặng những đổi thay, ngưng trệ tình yêu, cuồng vọng, trí tuệ và sự bí mật im lìm như những ổ khóa. Nổi lên tất cả là khát khao sự trong trắng bình yên. Ở trường ca này có hai nhân vật chính là Chú bé và người nông dân già:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ hai thế giới, hai vùng trải nghiệm bày tỏ những suy tư về đời sống. Bản trường ca này được chia thành các phần không đề mục, được kết cấu theo kiểu dòng ý thức, nhiều đoạn mang tính phân mảnh, lắp ghép, thể hiện rõ tính chủ quan trong sáng tạo của tác giả.

Hiện thực cuộc sống được hiện lên trong thơ Nguyễn Quang Thiều với những nỗi niềm bản thể hạnh phúc và khổ đau như con sóng xô bờ dội vang trong tâm tưởng người đọc. Những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình khi dịu dàng, sâu lắng hay cuộn sóng dữ dội…bao giờ cũng là chất lửa nồng nàn của một trái tim

“mất ngủ” dành cho cuộc đời. Từ việc đổi mới cảm xúc, nhà thơ Nguyễn Quang

Thiều đã mang tới cho làng thơ hiện đại những câu thơ độc đáo. Cái nhìn lạ hóa sự vật, sự việc của một hồn thơ nhạy cảm đã mở ra trong thơ Nguyễn Quang Thiều những hình ảnh siêu thực, lạ hóa qua cách so sánh liên tưởng bất ngờ, đặt những sự vật rời xa nhau trong lối kết dính mờ nhạt hay sử dụng biện pháp ẩn biểu đạt giấu ý

tứ qua dòng liên tưởng bất tận của tiềm thức, vô thức: “Hành trình thơ ca của anh,

về mặt thi pháp, chính là hành trình tăng dần tính ký hiệu của sự biểu đạt nghệ

thuật, sự vật lộn trăn trở tìm kiếm ngôn ngữ riêng để thể hiện.” [68]. Cảm nhận thơ

Nguyễn Quang Thiều không thể tìm hiểu theo lối xé lẻ, riêng biệt mà phải nhìn nhận tổng thể bài thơ trong một kết cấu chặt chẽ. Những hình ảnh thơ tưởng chừng như rời rạc, không liền mạch kia lại có một sự gắn kết chặt chẽ bởi một sợi dây vô hình. Nhà thơ không miêu tả trực tiếp những điều muốn nói mà chỉ dựng nên những bức tranh về hiện thực, để từ đó mỗi người đọc qua sự cảm nhận riêng của mình lại tái hiện lại trong tâm hồn mình một thế giới riêng và kết lắng lại trong tâm hồn mình những quan niệm mới mẻ về cuộc sống.

PHẦN KẾT LUẬN

Quá trình sáng tác thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không phải đơn

thuần chỉ là hành trình nhà thơ được trở về “miền đất thánh”, “Viết bởi khát vọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của mình. Hành trình đó cũng là sự khẳng định tài năng sáng tác của nhà thơ khi nhà thơ luôn cố gắng tìm tòi và thể nghiệm những cung bậc cảm xúc của mình để tạo nên những cách tân nghệ thuật độc đáo.

Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự đổi mới đồng bộ và toàn diện từ nội dung phản ánh cho tới cách biểu hiện, đặc biệt là những quan niệm mới về tinh thần thơ ca trong cuộc sống hiện đại. Đổi mới trên nền tảng của thơ ca truyền thống, Nguyễn Quang Thiều thực sự mang tới cho người đọc một thế giới nghệ thuật thơ sống động mở ra cái nhìn mới về hiện thực cuộc sống. Qua những bức họa đồng quê hiện đại trên hành trình thơ và những giấc mơ của Nguyễn Quang Thiều, người đọc cảm nhận được những mạch nguồn mỹ cảm mới mẻ. Ý nghĩa của cuộc sống được nhà thơ khám phá từ những điều bình dị, quen thuộc nhưng nó lại khái quát được khá nhiều quan niệm nhân sinh về sự sống và cái chết, về tình yêu và nỗi tuyệt vọng…Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, vẻ đẹp của cuộc sống luôn hiện hữu ngay trong tâm hồn mỗi con người khi con người biết nuôi dưỡng đức tin, biết hiến dâng và sẻ chia trên hành trình cùng hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Được nâng cánh bởi trí tưởng tượng vô cùng phong phú, mỗi tập thơ như một nấc thang đưa nhà thơ hướng tới chân trời mới lạ của sáng tạo và thể hiện. Cuộn chảy

theo “dòng ý thức” của những giấc mơ và trí tưởng tượng, Nguyễn Quang Thiều đã

đem tới cho thơ Việt Nam những cách thể hiện mới, đó là kiểu tư duy đứt đoạn và lối cấu trúc tùy hứng. Hành trình thơ của Nguyễn Quang Thiều là sự nỗ lực đổi mới cho từng câu thơ, làm cho thơ thoát ra khỏi khuôn khổ gò bó, đến gần cuộc sống hơn. Trên con đường cách tân nghệ thuật, không phải hầu hết bài thơ nào của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng dễ đọc, dễ cảm nhưng có thể khẳng định rằng thơ Nguyễn Quang Thiều không hiếm những câu thơ hay, có khá nhiều bài thơ dày dặn chất liệu đời sống, nặng trĩu tư tưởng và có sức lay động, ám ảnh người đọc.

Vẻ đẹp kỳ vỹ và lộng lẫy của thiên nhiên được lưu giữ trong những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn thi sĩ. Khám phá sự bí ẩn và những bài học nhân sinh từ hiện thực của cuộc sống hiện đại đã mang tới cho thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều những biểu tượng lạ hóa về cánh đồng, dòng sông, bờ cỏ, cây cối, côn trùng...tất cả đều chan hòa trong dòng chảy bất tận của ánh sáng và bóng tối. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngôi sao hiện lên như ánh sáng nhiệm màu, là sự hướng thiện tâm hồn con người vươn tới vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. Những vần thơ gần gũi khi viết về miền quê yêu dấu cũng chính là nơi tập trung thể hiện rõ nét tinh thần thơ ca và khả năng sáng tạo nghệ thuật của ông. Hướng về thiên nhiên trong mối giao hòa với thiên nhiên giúp cho con người cảm nhận được những vẻ đẹp, những giá trị vĩnh hằng, bất diệt của cuộc sống để lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn con người. Cái tôi trữ tình với những miền tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã mang tới những cảm xúc mới lạ trên thi đàn khẳng định cá tính sáng tạo trong phong cách nghệ

thuật thơ Nguyễn Quang Thiều.Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều

cũng chính là sự khẳng định những nét đẹp trong đời sống tâm linh: “thơ là một

ngôi đền thiêng nhất ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người”.

Thi pháp thơ, lối tư duy thơ của mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng riêng, điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã làm được đó chính là sự kết hợp nhuần nhụy giữa tâm hồn quê hương đất Việt trong lối tư duy thơ hiện đại. Các tác phẩm thơ Nguyễn Quang Thiều đã đọng lại trong lòng độc giả chính là lối tư duy

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 112 - 127)