Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.1.Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Sáng tạo luôn là đặc tính quan trọng nhất của lao động nghệ thuật. Nó thể hiện bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê đối với nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Trên hành trình đổi mới thơ ca, mỗi một nỗ lực cách tân nghệ thuật đều mang những quan niệm thẩm mỹ và hệ tư tưởng triết học riêng và nó được thể hiện qua những quan niệm và phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân khiến cho con đường thơ ca luôn đa chiều, đa sắc. Từ các nhà thơ trong phong trào Thơ mới (Thế Lữ, Xuân

Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, nhóm Dạ Đài…) tới những nhà thơ thời kháng

chiến (Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi…) đã mang tới nhiều đổi mới, sáng tạo trong thơ ca trên hành trình cách tân thơ Việt.

Thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 là hành trình đổi mới đầy nỗ lực của nhiều thế hệ thi sĩ, trước hết là cái nhìn mới trong quan niệm về thơ hiện đại. Tiêu biểu

như: nhà thơ Trần Dần với quan niệm sáng tác “Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ”

(làm thơ tức là làm chữ), nhà thơ Lê Đạt với quan niệm sáng tác “Nhà thơ là phu

chữ”…nó thể hiện “cá tính sáng tạo” trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà

thơ. Và “nếu coi tính sáng tạo là đặc tính quan trọng nhất của lao động thơ ca thì

Nguyễn Quang Thiều là người lao động chân chính, anh đã đạt được nhiều thành

quả.” [68]. Những nỗ lực cách tân đầy sáng tạo trong thơ Nguyễn Quang Thiều

được đứng vững bởi quan niệm sáng tác thơ kiên định của ông.

Cuốn “Nhà văn hiện đại” là công trình nghiên cứu tập hợp tất cả những nét chính về tiểu sử, tác phẩm và những giải thưởng của những nhà văn, nhà thơ có đóng góp lớn trong nền văn học Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được ghi nhận với nhiều thành tựu nghệ thuật và lời tự bạch về

phương châm sáng tác: “Viết bởi khát vọng được giải tỏa. Chống lại sự giống người

khác. Ít dị ứng với khen, chê trong văn chương. Tự tin sáng tác.” [60, Tr. 635]. Với

phương châm sáng tác đầy bản lĩnh và tự tin đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã gặt hái được khá nhiều thành tựu trên hành trình sáng tác văn chương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mang trong mình khát vọng đổi mới thơ ca, Nguyễn Quang Thiều không chỉ

thể hiện niềm say mê bất diệt ấy trong “miền đất thánh” của mình mà nhà thơ còn

thể hiện qua nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác. Theo nhà thơ: “Không ít văn

nghệ sĩ thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự xung đột hay sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật trong cùng một con người sáng tạo ra nó. Đấy là một sai lầm. Bởi bản chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như nhau. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và ngôn ngữ thể hiện. Hơn nữa, mọi loại hình nghệ thuật mà tôi sáng tạo chỉ nhằm tìm đến nền tự do của tôi mà thôi. Đấy là nơi chốn duy nhất vẫy gọi tôi.”

[71]. Nguyễn Quang Thiều là người đa tài, tham gia hoạt động và sáng tác ở nhiều

lĩnh vực. Ông viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành

công không nhỏ. Thế nhưng thơ ca là vẫn luôn là miền đất vẫy gọi ông, thế giới mà

nhà thơ “tìm thấy những cơn mơ và sự tự do của mình” – nơi duy nhất giải phóng

hữu hiệu sự sáng tạo và cũng là nơi trở về bình an nhất trong cuộc đời của ông. Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ dành được thành công trong việc đổi mới thơ ca khi tuổi đời không còn trẻ nhưng ông đã mang tới cho người đọc chất men say lạ kỳ trong những sáng tác thơ của mình, đặc biệt là quan niệm về sáng tác thơ đầy mới mẻ. Những phát ngôn mang khát vọng đổi mới tư duy thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện chân thành qua những lời những lời nhận định trong tác phẩm, những bài trả lời phỏng vấn... Đây cũng là

nhịp cầu dẫn dắt người đọc trên hành trình khám phá thơ tuyển “Châu thổ”.

Tuyên ngôn thơ tâm đắc nhất của Nguyễn Quang Thiều đó là: “Làm mới lại

những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết” [85]. Với nhà thơ: thế giới ngàn

đời luôn tồn tại như vậy, cái mới có hay chăng chính là cái nhìn mới của con người về cuộc sống? Bởi vậy, cái mới là những gì mà nhà thơ phát hiện trong đời sống của mình, hoặc một đời sống liên quan đến nhà thơ mà nhiều khi chính ông tưởng đã cũ mèm. Cái mới này làm cho cá nhân nhà thơ được mở rộng, được giàu có và được hưởng thụ: “Với cá nhân tôi, khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tưởng về một đời sống tôi đã sống. Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do, một trí tưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng và một giấc mơ.” [72]. Quan niệm này thể hiện mạch cảm xúc chính trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ Nguyễn Quang Thiều.

Trong quan niệm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, việc đổi mới thơ ca

cần: “Điều quan trọng nhất là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí

tưởng tượng.” [85]. Trí tưởng tượng và những giấc mơ trong thơ Nguyễn Quang

Thiều đã đem tới cho người đọc một thế giới thơ riêng biệt nhưng không kém phần gai góc và đầy ám ảnh về hiện thực cuộc sống. Những tác phẩm thơ của Nguyễn Quang Thiều không chỉ hướng về cái đẹp mà còn hướng tới việc thể hiện những suy tư, trăn trở về sự đồi bại, sự suy tàn, hủy diệt cái đẹp của cuộc sống hiện nay. Trong

“Thông điệp về cái đẹp và tự do”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Sự giải

phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người là sự tự nở hoa trong tâm hồn của chính con người. Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa

đó” [66]. Chức năng thẩm mĩ luôn là một đặc tính của thơ ca, nó không chỉ mang

tới cho người đọc những tư tưởng đẹp mà còn là những hình thức đẹp. Từ những cái nhìn mới đó, con người sẽ cảm nhận và gạn lọc khơi trong tâm hồn mình để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thế giới hiện đại, chức năng thanh lọc tâm hồn của thi ca được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hướng tới với niềm ước vọng không nguôi: “có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.”

Khi nhìn nhận việc đổi mới trong thơ hiện đại, Nguyễn Quang Thiều cho rằng việc đổi mới thơ ca không dễ dàng một chút nào. Nó không chỉ là hình thức, nó không chỉ là nội dung mà nó phải mang đến một tư duy khác, một mỹ học và một tư tưởng khác. Đổi mới thơ ca không bao giờ chứa đựng tính thời thượng. Quan niệm về thơ của Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự nghiêm túc và đầy nỗ lực của một

người nghệ sĩ mang khát vọng đổi mới thơ ca; bởi đối với ông: “Thơ ca mãi mãi là

một phần sự sống quan trọng của tôi.” [82].

Với quan niệm “Sự sáng tạo là giải phóng mình chứ không bao giờ là sự

nghiệp”, Nguyễn Quang Thiều luôn sáng tác thơ ca với niềm say mê tột cùng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chào đời. Ông viết bởi sự hối thúc, trăn trở đối với cuộc đời. Con đường cách tân thơ của ông là sự phủ định miệt mài những thành công đạt được trên hành trình đi

tới “nền tự do” của mình. “Tôi luôn tìm cách phủ định chính bản thân mình bằng

những thử thách khác nhau.”, “Phủ định chính bản thân mình chính là sự chuyển

động. Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị hủy diệt. Phủ định thì mới có phát

triển.”. [71]. Khi nhìn nhận sự đổi mới trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Quang

Thiều qua mỗi tập thơ ta sẽ thấy đó là sự khẳng định rõ nét những quan niệm sáng tạo nghệ thuật của ông.

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 37 - 40)