Nguyễn Quang Thiều và những đổi mới trong cảm hứng sáng tác

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.2.Nguyễn Quang Thiều và những đổi mới trong cảm hứng sáng tác

Khi tốt nghiệp đại học về nước, Nguyễn Quang Thiều là một trong số ít những nhà thơ, nhà văn trẻ thời đó biết tiếng Anh thông thạo. Quá trình rèn luyện, giao lưu văn hóa khi học tập ở nước ngoài cùng với bản lĩnh và niềm say mê nghệ thuật đã đưa Nguyễn Quang Thiều vững bước trên mọi nẻo đường sáng tạo. Sự hòa quyện giữa hai mạch nguồn tình cảm phong phú: lối cảm nhận tinh tế đậm màu sắc phương Đông và lối tư duy phân tích sắc sảo của phương Tây đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Từ cảm hứng sáng tác cho tới cách diễn đạt

đều thể hiện cái nhìn mới về thế giới quan, nhân sinh quan của một trái tim “mất

ngủ” bởi niềm say mê nghệ thuật, bởi niềm thao thức với cuộc đời.

Điều tạo nên thành công của mọi cuộc “cách tân” chính là sự “Cách tâm”

(Hoàng Hưng). Chính nhờ sự đổi mới trong cảm hứng sáng tác nên nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã mang tới cho làng thơ hiện đại một giọng điệu thơ đa thanh và đa sắc. Từ “Ngôi nhà tuổi 17” [1990] đến “Cây ánh sáng” [2009] là hành trình sáng tác đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt trong cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó cũng là hành trình khắc họa những nét chuyển biến chung trong đời sống thi ca thời kỳ đổi mới, đồng thời ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trên con đường cách tân thơ ca.

Tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” là “một thế giới trong sáng, tinh khiết của một đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuộc như: thể thơ lục bát, thơ ngũ ngôn, thơ tự do…Nguyễn Quang Thiều mở ra cho người đọc một không gian thơ gần gũi, mang giọng điệu hóm hỉnh và hồn nhiên:

“Sao mẹ không gọi về cho con Những con thuyền thuở trước Những con thuyền lần ra cửa biển Mưa rất dài ướt hết cả dòng sông (…)

Những con thuyền sinh ra từ rừng sâu Mang hình lá đổ về biển cả

Cánh buồm nâu như những bàn tay nhỏ Vẫy con…vẫy con về với biển

Nơi dòng sông vừa gặp vỡ òa”

(Những con thuyền sông Đáy)

Với tác phẩm đầu tay này, Nguyễn Quang Thiều đã nhận được giải thưởng

thơ hay năm 1991 cùng 3 tập khác. Thế nhưng nhà thơ thực sự không muốn tập thơ

này được giải “Vì nó không hoàn toàn là tôi. Có một phần của ai đó trong những

bài thơ tôi viết ra. Tôi nhận thấy lối viết đó đã ít nhiều đi lại lối đi của một số nhà thơ trước đó. Hơn nữa, tôi nhận thấy con người thực sự của tôi vẫn đang đứng sau

những bài thơ kia.”. Xuất phát từ những yếu tố khách quan và do nhu cầu nội tại

nên ý thức về sự cách tân đã bám sâu vào tâm thức của nhà thơ như một lẽ tự nhiên

để nhà thơ được là chính mình: “Có lẽ tôi không ý thức rõ ràng sự cách tân mà chỉ

muốn là chính tôi. Và ngay sau đó hai năm, tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời. Đó

là giọng nói của chính tôi, là thế giới ngôn từ và hình ảnh của tôi, là tất cả những gì

mà tôi muốn phơi bày và tưởng tượng” [85].

Tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” ra đời năm 1992 (được giải thưởng Hội nhà văn năm 1993) là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Quang Thiều, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi về cảm xúc, tư duy, thi pháp thơ Nguyễn Quang

Thiều. Việc gián tiếp miêu tả đối tượng, nhìn đời sống bằng “hệ quy chiếu” khác đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điệu ngân vang vượt lên khỏi “giàn đồng ca trong trẻo” thời đó. Ý thức mới về sự cách tân được thể hiện rõ khi nhà thơ bứt phá ra khỏi không gian “êm ả, ngọt ngào và

đẫm màu cổ tích” của tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” để mở ra thế giới hiện thực đa dạng

và phức tạp hơn. Trong “Sự mất ngủ của lửa”, nguồn cảm xúc chủ đạo mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện đó chính là nỗi niềm thương nhớ quê hương và những người yêu dấu của mình. Tuy nhiên, cách thể hiện mạch nguồn tình cảm ấy lại mang sắc thái riêng qua việc nhà thơ sử dụng những thể thơ tự do, thơ văn xuôi – những thể thơ có sức bao quát rộng, khát quát được những bề bộn của cuộc sống và chuyển tải nhịp nhàng những cung bậc gồ ghề của tình cảm. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc khắc họa bản lĩnh cách tân thơ của Nguyễn Quang Thiều.

Cái nhìn mới của nhà thơ về cuộc sống được thể hiện trong “Những người

đàn bà gánh nước sông” là hình ảnh những thân phận lầm lũi trong thế giới nham (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhở, hỗn tạp đầy ám ảnh với sự đa dạng của nhiều thanh âm: tiếng chó sủa, tiếng súng bắn tỉa, tiếng nguyện cầu và tiếng “khóc” của cái tôi trữ tình của nhà thơ dành cho cuộc đời. Bởi vậy, cảm hứng trong tập thơ này phần nào nhuốm màu sắc của tôn giáo, vẻ đẹp triết lý cũng trở nên sâu sắc hơn. Người đọc cũng khó nắm bắt tứ thơ khi những hình ảnh mà nhà thơ thể hiện đôi khi lại rời xa nhau trong những kết dính mờ nhạt nhưng lại mang hiệu quả lớn trong việc thể hiện mục đích sáng tạo nghệ thuật.

“Giấc mơ đầy nhân bản” về nhịp sống mới của con người; nhịp điệu sinh

tồn, vĩnh hằng của đất đai sứ sở cũng là nguồn cảm xúc toát lên từ “Nhịp điệu châu

thổ mới”. Những bài thơ ngắn dường như không đủ chứa những vấn đề rộng lớn

của đời sống nên nhà thơ đã thả hồn mình qua những bài thơ dài. “Chuyển dịch màu

đen” “Nhịp điệu châu thổ mới” là hai trường ca tiêu biểu “Đây là hai bài thơ

mà tác giả của nó đã phát triển ý nghĩa tượng trưng của đời sống ở mức độ tầng

lớp nên rất khó cảm nhận.” [52, Tr. 511]. Bước chuyển đổi trong thi pháp này phản

ánh tầm bao quát rộng lớn trong thơ Nguyễn Quang Thiều và khả năng thay đổi cách viết tài tình của nhà thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tập thơ “ Bài ca những con chim đêm” là một bước ngoặt lớn trong sự

chuyển đổi cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Quang Thiều. Với nỗi niềm trăn trở về cuộc sống về khả năng tái sinh của nhân loại, Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh những góc khuất tối vốn bị che dấu trong đời sống xã hội và tâm hồn con người bằng

những vần thơ đậm màu sắc tượng trưng: “Tập thơ Bài ca những con chim đêm vang

dội tiếng thét khi đời sống quá uể oải, nhàm chán và trơ cùn. Tất cả thực tại giật nảy lên và trong sự sợ hãi, đau đớn thực sự, chúng dường như tìm ra con đường sáng

vươn lên tới tận đỉnh đồi của sự bình yên bất tử.” [69]. Trí trưởng tượng trong thơ

Nguyễn Quang Thiều thể hiện cái tôi với chiều sâu tâm linh hướng tới giấc mơ nhân bản về những điều cần có và nên có trong thế giới đầy sự tranh đấu này.

Ra đời sau 10 năm khi tập thơ “Bài ca những con chim đêm” khẳng định tài

năng thơ Nguyễn Quang Thiều đang ở độ chín, “Cây ánh sáng” [2009] là tập thơ

ghi dấu sự chuyển biến vượt bậc trong nỗ lực cách tân thơ Nguyễn Quang Thiều cả

về nội dung và thi pháp thể hiện: “Khước từ sự mọi niêm luật và bỏ qua sự vòng

vèo của vần điệu. Nhưng trong “Cây ánh sáng” vẫn hiện ra một tiết nhịp, thật mơ hồ, nhưng không thể chối bỏ sự tồn tại của nó, sự chuyển động của các thi ảnh được kết nối bởi các động từ. Đó là sự vận động của bản thể, của tự nhiên, sự hoán

chuyển qua lại giữa hữu thể và hư vô trong một hiện thực duy nhất.” [81]. Ở tập thơ

này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lại hướng người đọc trở về với những cội nguồn tình cảm mang đậm dấu ấn cá nhân hơn. Đó cũng chính là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời không ngừng sóng gió và cũng là kết tinh những quan niệm sáng tác thơ của ông. Vẻ đẹp của thơ Nguyễn Quang Thiều mang đầy những trầm tích mà người đọc không chỉ bằng cảm xúc, niềm đam mê mà còn phải nghiền ngẫm, tư duy, xem xét ở nhiều góc độ thì mới phát hiện ra những trạng thái tinh vi của tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. Nhờ đó, sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn thao thức trong lòng người bởi chiều kích không gian rộng mở với cái nhìn mới về thế giới được xây dựng qua bút pháp hiện đại.

Cách tân nghệ thuật là sự đổi mới không ngừng của nhiều thế hệ thi sĩ trên hành trình sáng tạo thơ ca. Trong mạch nguồn văn học dân tộc, những hướng thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm và cách tân trong thơ hiện đại sau 1975 vẫn còn nhiều ý kiến chưa thỏa đáng. Dấn thân trên con đường mạo hiểm và cũng nhiều cay đắng, Nguyễn Quang Thiều sáng tạo thơ ca bằng niềm đam mê của một hồn thơ luôn hướng về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn con người. Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự kiên định trong quan niệm sáng tác của ông. Với tài năng và bản lĩnh đó, ông đã và đang khẳng định vị trí của mình trên hành trình cách tân thơ Việt.

Chương 2:

CÁCH TÂN VỀ NỘI DUNG TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 40 - 44)