Cái tôi trữ tình với những miền tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 51 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Cái tôi trữ tình với những miền tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Trong cuốn “Văn luận” – Văn học Việt Nam và văn hóa phương Đông [4], Đoàn Hương có bàn về vấn đề tìm hiểu những tác phẩm văn học trên phương diện tìm hiểu đời sống văn hóa tâm linh của người phương Đông. Theo quan niệm triết học phương Đông thì sự sống của con người không chỉ đơn giản tồn tại trên các chiều thời gian và không gian: quá khứ, hiện tại, tương lai mà còn một chiều thứ tư nữa thật sự tồn tại trong hiện thực của đời sống con người đó là chiều của đời sống văn hóa tâm linh. Chiều thứ tư này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng và đưa đến tính ảo diệu biến hóa vô cùng phong phú và sâu sắc trong văn học nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thế giới tâm linh là đời sống tinh thần luôn gần gũi nhưng đầy bí ẩn của con người; bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú “có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn” (nhưng vẫn có ý thức của con người). Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Những điều thiêng liêng cao cả được hiện lên qua những hình ảnh, biểu tượng, ý niệm thể hiện khát vọng vươn

tới thế giới thanh sạch và tĩnh tâm. Những tác phẩm văn học viết về thế giới tâm

linh thường tạo được chiều sâu trong tâm thức người đọc.

Trong thời kỳ đổi mới, những biến động phức tạp của đời sống xã hội đã dẫn tới sự đổi thay trong quan niệm thẩm mỹ. Trên cơ sở những quan niệm mới về con người, cái tôi trữ tình sau 1975 cũng có sự vận động mang tới những đổi mới trong

thơ trữ tình. “Thơ trữ tình có xu hướng trở về bản chất nguyên thủy của thể loại:

bộc lộ, phơi bày cảm xúc của chủ thể về những nỗi niềm muôn thuở của con

người.” [51, Tr. 195]. Với cảm hứng và tư duy nghệ thuật mới, thơ có điều kiện đi

sâu, khai thác nhiều khía cạnh của đời sống. Chất ảo của thơ sau thời kỳ đổi mới

chủ yếu được khai thác ở phương diện đời sống tâm linh: “Đi vào thế giới tâm linh

con người có cảm giác thư giãn bằng an về tinh thần, tránh được “nhiễu tâm” do thế giới trần tục tác động đến. Trong chiều hướng phát triển về thể tài của thơ hôm nay, tâm linh là thực thể thẩm mỹ, là chất liệu bản ngã trong cảm hứng sáng tạo của trữ tình. Đi sâu vào cõi tâm linh các nhà thơ có thể giãi bày những nỗi niềm, những ước muốn thầm kín của con người về cái thường nhật, đời thường trong sự vĩnh

hằng, bất diệt.” [53, Tr. 310]. Thế giới tâm linh trong thơ hiện đại thể hiện rõ qua

những tác phẩm tiêu biểu như: “Một chấm xanh” [Phùng Khắc Bắc], “Bên kia sông

Đuống” [Hoàng Cầm], “Người hái phù dung” [Hoàng phủ Ngọc Tường], “Dâng

mẹ” [Dương Kiều Minh], “Chùm mơ tiên cảm” [Nguyễn Linh Khiếu], “Lam

Chướng” [Nguyễn Bình Phương], “Những khối hình câm” [Vân Long], “Bóng núi” [Ngô Quân Miện]…và những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Cùng với sự trở về những giá trị nhân bản cội nguồn qua thế giới tâm linh, thơ Việt Nam sau 1975 còn là sự khẳng định bản lĩnh sáng tạo của cái tôi nghệ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với sự hóa thân trong sáng tạo: “Anh cày lên ấn tượng/ Cày lên huyền thoại lửa/

Cày lên cõi buồn xanh/ Cày xới tâm linh, ngất ngư ảo giác, hoang mạc, một mình.”

[Vân Long]. Sự tồn tại và cái chết, nỗi buồn và sự cô đơn trong đời sống tinh thần

của con người sau chiến tranh được nhà thơ Phùng Khắc Bắc cảm nhận qua thế giới thơ đầy hư ảo. Sống giữa tấp nập mà nhà thơ luôn thấy như bị lạc lõng giữa hoang

vắng, lạc trong “Cơn hồng thủy”, lạc giữa khu rừng “siêu văn minh”, lạc giữa ngã

ba đời: “Ta như lạc giữa ngã ba đời, có lúc đi lang thang về đâu không biết nữa…Có lúc vật vờ như hồn thiêng không nhà không cửa”.

Là một trong những nhà thơ giữ vị trí tiên phong trên hành trình cách tân thơ Việt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lại vươn tỏa ngòi bút của mình tới thế giới tâm linh – vùng miền thẳm sâu của tâm hồn để cất lên vẻ huyền diệu của cuộc sống và khẳng định những khả năng kỳ diệu của thơ ca, những sứ mệnh cao cả của thơ ca trong thế giới hiện đại. Nguyễn Quang Thiều dịch khá nhiều thơ hiện đại Mỹ, song nguồn ảnh hưởng thực sự đến nhãn quan đổi mới thơ của nhà thơ là: những bản dịch nghĩa của thơ Đường, cách biểu đạt biểu tượng của thơ J. Brodsky và tính huyền ảo của văn xuôi Macket. Nguyễn Quang Thiều luôn tâm đắc về mục đích

sáng tạo thơ ca của những nhà thơ nổi tiếng trên thế giới: “Mục đích của bài thơ là

cố gắng lưu giữ lại cho người đọc cái khoảnh khắc của đời sống mà họ không bao

giờ tìm lại được nếu không có thơ” [Charles Simic – nhà thơ Mỹ, Giải Pulitzer

1990], “Thơ ca là tiếng nói tối thượng của con người” [J. Brodsky - nhà thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobel Văn học năm 1987]. Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thơ ca

có một sứ mệnh thiêng liêng: “Sứ mệnh của thơ ca trong toàn cầu hoá là sự lan toả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của thế giới tâm linh trong mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đó không phải là sự thống nhất tôn giáo. Nó cao hơn mọi tôn giáo. Đó là sự lan toả của vẻ đẹp huyền diệu và sự tĩnh lặng vô tận trong tâm hồn con người. (…) Toàn cầu hoá

là sự chia sẻ, sự hoà đồng và sự nhận thức về sự chia sẻ và hoà đồng đó.” [66].

Thiên chức của thi ca được Nguyễn Quang Thiều khẳng định đó chính là sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người, giúp con người khám phá những vẻ đẹp bí ẩn của đời sống. Những chuyến đi kỳ vĩ hướng về miền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm linh đã mở ra trong thơ Nguyễn Quang Thiều một không gian nghệ thuật đầy hư ảo và vẻ đẹp của cuộc sống được ánh lên màu sắc huyền thoại. Ngay cả nhan đề bài thơ dường như cũng toát lên những màu sắc nghi lễ thiêng liêng: “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc”, “Gọi hồn”, „Sám hối”, “Điều thiêng”, “ Lời cầu nguyện”, “Thánh ca tĩnh lặng”, “Lời trăn trối của tương lai”, “Lễ tạ”, “Nhịp điệu châu thổ mới”, “Thay lời nguyện cầu”…

Hướng về miền tâm linh trong “Châu thổ”, người đọc sẽ cảm nhận thấy

những vẻ đẹp riêng trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều: “Nguyễn Quang Thiều

lắng nghe những đổ vỡ sâu sắc trong đời sống tâm linh văn hóa trước mỗi bước đi của kỷ nguyên đô thị hoá, công nghiệp hoá. Ðến nỗi, có cảm giác như thi sĩ cảm

nhận được những cái chết đang thấm vào trong từng tế bào đời sống” [62]. Luôn

trăn trở về sự suy kiệt của cõi thế trong xã hội hiện đại, Nguyễn Quang Thiều trải rộng tâm tưởng qua những trang thơ nhằm hướng tìm một đức tin đối lập với thế giới trần tục đầy dục vọng, mưu mô và tội lỗi.

Trở về với thế giới tâm linh thanh khiết là khát khao thường trực trong thơ Nguyễn Quang Thiều bởi đời sống hiện đại cùng với nền văn minh vật chất là sự suy thoái trầm trọng:

“Trước trái đất đang nóng lên từng độ Và trái tim con người cứ lạnh dần đi”

(Đêm gần sáng)

Thế giới hiện thực trong cái nhìn của nhà thơ là thế giới hỗn tạp, xô bồ với

những “Cánh đồng bị thương”, những “Cơn mưa hoàng hôn ngạt thở”:

“Ngoài kia, những cánh đồng đắng cay vì bệnh tật kéo dài. Hoàng hôn xấu xí

Ngũ cốc đang ngập mình bởi cơn ho hoá chất sặc mùi”

(Lời cầu nguyện) Thành tựu văn minh vật chất với: xa lông, ti vi, khách sạn, điện thoại, kế

hoạch công việc… hiện lên trong “Châu thổ” gắn đầy những dự cảm về việc đánh

mất những giá trị đời sống tinh thần thiêng liêng của con người trong thế giới hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống chúng ta đang sống có thực là đời sống không?”, “Đời sống này đôi lúc buồn

hơn cái chết”:

“Vào lúc ban mai anh sẽ ra đi khỏi thế gian này, chuyến đi kỳ vĩ Cờ sẽ rực rỡ biết nhường nào, âm nhạc sẽ tinh khiết đến nhường nào Giống cậu bé ham chơi trốn cha mẹ ra khỏi giường

ngủ, anh đi bằng cách nhón chân của mèo hoang Và cúi xuống bên em đang thiếp ngủ, thì thầm anh nói:

Đời sống này đôi lúc buồn hơn cái chết.”

(Buồn hơn cái chết) Trở về với đời sống tâm linh, trở về cội nguồn là sự trở về với những giá trị vĩnh cửu để xa rời cuộc sống ồn ào, vội vã của nền văn minh hiện đại, là sự kiếm tìm trạng thái bình yên, đối lập trạng thái bất an, khiếp sợ trước cái hỗn loạn của xã hội công nghiệp.

Trên thế giới, tôn giáo là sự hướng thiện của đời sống tâm linh con người, là sự giải tỏa rất tốt cho đời sống tinh thần. Tôn giáo trong thơ góp phần tạo dựng một không gian linh thiêng cao cả với tinh thần vươn tới cõi vĩnh hằng bất diệt để trải nghiệm về những nỗi đau trần thế, về những vấn đề muôn thủa của cõi người. Đó là một sự giải thoát trong tâm tưởng để tạo nên sự cân bằng giữa đời sống phàm tục. Thế giới tâm linh cũng là miền đất trở về của ngọn nguồn sáng tạo của các nhà thơ. Thơ của Tago là những tư tưởng mang đầy chủ nghĩa nhân văn vì hạnh phúc con người: “Trong tất cả cái gì đang tồn tại, trong tất cả mọi cái gì sẽ tồn tại, Con

người là và sẽ là tối cao”. Tago là người không tin vào tôn giáo nào, với ông

thượng đế không phải là một thần tượng nào mà chỉ là một ý niệm do tưởng tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khao khát. Tago quan niệm “Tôn giáo của tôi chủ yếu là tôn giáo của một nhà thơ”

theo Tago nhà thơ tôn giáo của ông chính là tôn giáo con người, vì con người, phụng sự con người. Vấn đề tâm linh được thể hiện trong thơ là niềm tin vào Thượng đế; nhưng Thượng đế trong thơ ông không phải là đấng cao siêu huyền bí mà chính là cuộc sống lao động; Thượng đế luôn luôn ở cạnh con người nghèo khổ, người lao động cùng cực:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Thượng đế ở xưa kia Nơi thợ cày nai lưng Cày đất cằn sỏi đá cứng

Thượng đế ở cạnh người làm đường Đang đập đá

Thượng đế với họ cùng vất vả Giãi nắng dầm mưa

Áo quần lấm bụi”

(Thơ Dâng, 1913) Tôn giáo thánh thần trong thơ Tago là biểu hiện của cái tốt, cái đẹp trong con người, đặc biệt trong những lớp người nghèo khổ, thấp hèn nhưng cần cù và chân thực. Thiên đường trong thơ Tago là ở ngay trên cõi đời này, là trong niềm vui, trong hạnh phúc của mỗi người chúng ta: “Thiên đường trọn vẹn trong tấm thân dịu dàng, trong trái tim

hồi hộp của con, thiên đường ở trong con, ở trong cánh của bà mẹ - đất bụi này”.

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, màu sắc nghi lễ thiêng liêng của đời sống tâm linh không gắn với tôn giáo nào và không xa lạ với con người: “Điều quan trọng nhất để con người tìm thấy vẻ đẹp kỳ diệu của đời sống của họ là đức tin. Và

đức tin không chỉ dành cho con người mà là sự tồn tại của chính họ.” [65, Tr. 19].

Theo nhà thơ, đức tin về những điều thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người sẽ khiến cho chúng ta nhận ra rằng thế giới xung quanh tràn ngập những điều thiêng:

“Nhưng lúc này một bóng người cúi xuống bên chúng ta phả hơi lửa trong tiếng thì thầm:

- Còn một hạt giống là còn cánh đồng

- Còn một giọt nước là còn dòng sông

- Còn một người có đức tin là cả thế gian được cứu rỗi”

(Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ) Trong tản văn “Có một kẻ rời bỏ thành phố”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

cũng viết: “Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng duy nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh, hủy diệt mọi hận thù, khi chúng ta chia sẻ và yêu thương con người và thiên nhiên một cách chân thành, khi chúng ta luôn luôn mỉm cười với người bên cạnh, khi chúng ta thấy ngập tràn hạnh phúc mỗi lúc chìa bàn tay nhân ái về phía những số phận khổ đau…thì ngay lập tức Thiên đường tràn ngập ngay nơi ta cho dù đó là

một căn phòng chật trội và treo nhiều quần áo cũ.” [65, Tr. 19].

Sự linh thiêng qua cái nhìn của nhà thơ là cái được hiện lên ngay từ những

điều bình dị nhất của đời sống. Đó là vẻ đẹp của: ban mai, ngôi sao, áng mây, cánh

đồng, bãi cát, vòm cây, ngọn gió…Thiên đường trong thơ Nguyễn Quang Thiều đó

chính là vẻ đẹp trinh nguyên của cuộc sống vĩnh hằng:

“Những xôn xao lùa qua hơi ẩm

Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mù sương Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm

Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng Ơi…ơi…ơi, những con đường thân thuộc

Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích

Tôi lách mình qua khe cửa, ơi …ơi…” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ban mai) Thiên đường ấy là sự trở về nguồn với những ám ảnh không nguôi về hình ảnh cố hương:

“Tôi hát bài hát về cố hương tôi Khi tất cả đã ngủ say

Dưới những vì sao ướt đẫm

Những ngọn gió hoang mê dại tìm về

(…)

Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc

Những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức một mình”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Xa hơn nữa… một mùa thu thắm đỏ

Con rắn nâu bò qua vườn trên lớp lá vàng cong Xa hơn nữa… tôi khóc cùng mùa hạ

Khi thấy có một tôi đâu đó quanh vườn”

(Thời gian) Đó còn là sự trở về miền ký ức tuổi thơ với hình ảnh cậu bé với niềm tin mãnh liệt:

“Ta đi qua Tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Mây trời vun lên những đống rơm khô

Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta

Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình

Òa khóc.

Ta tin có một mụ phù thủy biến ta thành một chú bê.”

(Tháng Mười) Những xứ sở xa xăm trong ký ức nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa huyễn hoặc, vừa đậm màu cổ tích bởi sự diệu kì của nó với khu vườn cổ tích, cánh bướm cổ tích… tất cả đều ẩn chứa những cái đẹp, những điều kỳ diệu, những điều thiêng liêng:

“Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp

Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi.”

(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc) Cái nhìn huyền thoại hóa, linh thiêng hóa đã làm cho sự vật trong thơ Nguyễn Quang Thiều vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Tất cả những hình ảnh những

con gián, con ốc, con cá bống đen, con chim đêm, ngôi sao…đều có linh hồn, đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những nhà thơ hiện đại cũng thả hồn thơ của mình trong miền đất thánh tâm linh để hướng tìm về một thiên đường đã mất nhưng vẫn sống mãi trong tiềm thức tuổi thơ, một tuổi thơ của tất cả mọi người. Với nhà thơ Nguyễn Quyến, khát vọng về nguồn là tìm đến với bản chất thiên nhiên hoang sơ nhưng đầy nhân tính, bụi bặm mà thanh khiết của con người. Đó là không gian tâm

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 51 - 69)