7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Từ năm 1983 tới nay ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Những tác phẩm thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được xuất bản ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Na – uy, Thụy điển, Nhật, Ai – len, Côlômbia, Venezuela, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
* Các tác phẩm đã xuất bản
- Thơ: “Đêm trên sân ga” [1983], “Trò chuyện với Hôxê Macti” [1986], “Ngôi nhà tuổi 17” [1990], “Sự mất ngủ của lửa” [1992], “Những người lính
của làng” [Trường ca, 1994], “Những người đàn bà gánh nước sông” [1995],
“Nhịp điệu châu thổ mới” [1997], “Thơ Nguyễn Quang Thiều” [1997], “Bài ca
những con chim đêm”[1999], “Cây ánh sáng” [2008], “Châu thổ”[2010].
- Truyện ngắn: “Mùa hoa cải bên sông” [Truyện ngắn, 1989], “Thành phố chỉ
sống 60 ngày” [Bút kí, 1991], “Cái chết của bầy mối” [Truyện ngắn, 1991], “Hai người đàn bà xóm Trại” [Truyện ngắn, 1993], “Người đàn bà tóc trắng” [1993],
“Rùa trắng” [Truyện thiếu nhi, 1995],“Đứa con của hai dòng họ” [1996], “Truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hồ cá thần” [Truyện thiếu nhi, 1997], “La Fille du Fleuve” [NXB Laube – Pháp,
1998], “Lapetide Marchande ge Vermicelles”[NXB Laube – Pháp, 1998], “Con quỷ
gỗ”[Truyện thiếu nhi, 2002], “Người nhìn thấy trăng thật”[2003], “Ngọn núi bà già
mù” [2004],“Có một kẻ rời bỏ thành phố” [Tiểu luận và tản văn, 2010].
- Tiểu thuyết: “Cỏ hoang” [1990], “Vòng nguyệt quế cô đơn” [1991],
“Tiếng gọi tình yêu”[1992], “Kẻ ám sát cánh đồng”[1995].
- Dịch thuật: “Chó Dingô” [Truyện ngắn Australia tác giả tham gia tuyển chọn, giới thiệu và tham gia dịch chung, 1992], “Khoảng thời gian không ngủ”
[Tập thơ Mỹ viết về chiến tranh và Việt Nam, tác giả tuyển chọn và tham gia dịch
chung, 1995], “Thế giới không kết thúc” [Thơ đương đại Mỹ, 1995], “Năm nhà
thơ Hàn Quốc” [dịch 2003].
*Giải thưởng văn học đã nhận:
Giải thưởng thơ 1983 – 1984 của tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm
“Đêm trên sân ga”. Giải thưởng thơ của Liên đoàn Thanh niên sinh viên Đại học
Tổng hợp Lahabana 1986 với “Trò chuyện với Hôxê Macti”. Giải thưởng truyện ngắn 1989 – 1990 tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm “Mùa hoa cải bên sông”. Giải thưởng truyện ngắn hay 1991 của Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh
với tác phẩm “Cái chết của bầy mối”. Giải thưởng bút kí 1991 của tuần báo Văn
nghệ (Hội nhà văn) với “Thành phố chỉ sống 60 ngày”. Giải thưởng thơ hay 1993
của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm “Những người đàn bà
gánh nước sông”. Giải thưởng truyện ngắn 1993 – 1994 của tạp chí Văn nghệ
Quân đội với “Hai người đàn bà xóm Trại”. Giải thưởng của Hội nhà văn Việt
Nam với tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”[1993].
Bên cạnh đó, một số tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều còn được dịch ra nhiều thứ tiếng và cũng nhận được nhiều giải thưởng ở ngoài nước. Tiêu biểu là
cuốn “The Women Carry River Warter” [NXB Báo chí Massachu – Sertts and
Amharst – USA, 1997]. Đây là bản Anh ngữ của cuốn “Những người đàn bà gánh
nước sông” được University của Massachusetts Press xuất bản năm 1997 và được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.3. Nguyễn Quang Thiều và khát khao đổi mới tư duy thơ
1.3.3.1. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Sáng tạo luôn là đặc tính quan trọng nhất của lao động nghệ thuật. Nó thể hiện bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê đối với nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Trên hành trình đổi mới thơ ca, mỗi một nỗ lực cách tân nghệ thuật đều mang những quan niệm thẩm mỹ và hệ tư tưởng triết học riêng và nó được thể hiện qua những quan niệm và phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân khiến cho con đường thơ ca luôn đa chiều, đa sắc. Từ các nhà thơ trong phong trào Thơ mới (Thế Lữ, Xuân
Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, nhóm Dạ Đài…) tới những nhà thơ thời kháng
chiến (Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi…) đã mang tới nhiều đổi mới, sáng tạo trong thơ ca trên hành trình cách tân thơ Việt.
Thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 là hành trình đổi mới đầy nỗ lực của nhiều thế hệ thi sĩ, trước hết là cái nhìn mới trong quan niệm về thơ hiện đại. Tiêu biểu
như: nhà thơ Trần Dần với quan niệm sáng tác “Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ”
(làm thơ tức là làm chữ), nhà thơ Lê Đạt với quan niệm sáng tác “Nhà thơ là phu
chữ”…nó thể hiện “cá tính sáng tạo” trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà
thơ. Và “nếu coi tính sáng tạo là đặc tính quan trọng nhất của lao động thơ ca thì
Nguyễn Quang Thiều là người lao động chân chính, anh đã đạt được nhiều thành
quả.” [68]. Những nỗ lực cách tân đầy sáng tạo trong thơ Nguyễn Quang Thiều
được đứng vững bởi quan niệm sáng tác thơ kiên định của ông.
Cuốn “Nhà văn hiện đại” là công trình nghiên cứu tập hợp tất cả những nét chính về tiểu sử, tác phẩm và những giải thưởng của những nhà văn, nhà thơ có đóng góp lớn trong nền văn học Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được ghi nhận với nhiều thành tựu nghệ thuật và lời tự bạch về
phương châm sáng tác: “Viết bởi khát vọng được giải tỏa. Chống lại sự giống người
khác. Ít dị ứng với khen, chê trong văn chương. Tự tin sáng tác.” [60, Tr. 635]. Với
phương châm sáng tác đầy bản lĩnh và tự tin đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã gặt hái được khá nhiều thành tựu trên hành trình sáng tác văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mang trong mình khát vọng đổi mới thơ ca, Nguyễn Quang Thiều không chỉ
thể hiện niềm say mê bất diệt ấy trong “miền đất thánh” của mình mà nhà thơ còn
thể hiện qua nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác. Theo nhà thơ: “Không ít văn
nghệ sĩ thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự xung đột hay sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật trong cùng một con người sáng tạo ra nó. Đấy là một sai lầm. Bởi bản chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như nhau. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và ngôn ngữ thể hiện. Hơn nữa, mọi loại hình nghệ thuật mà tôi sáng tạo chỉ nhằm tìm đến nền tự do của tôi mà thôi. Đấy là nơi chốn duy nhất vẫy gọi tôi.”
[71]. Nguyễn Quang Thiều là người đa tài, tham gia hoạt động và sáng tác ở nhiều
lĩnh vực. Ông viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành
công không nhỏ. Thế nhưng thơ ca là vẫn luôn là miền đất vẫy gọi ông, thế giới mà
nhà thơ “tìm thấy những cơn mơ và sự tự do của mình” – nơi duy nhất giải phóng
hữu hiệu sự sáng tạo và cũng là nơi trở về bình an nhất trong cuộc đời của ông. Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ dành được thành công trong việc đổi mới thơ ca khi tuổi đời không còn trẻ nhưng ông đã mang tới cho người đọc chất men say lạ kỳ trong những sáng tác thơ của mình, đặc biệt là quan niệm về sáng tác thơ đầy mới mẻ. Những phát ngôn mang khát vọng đổi mới tư duy thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện chân thành qua những lời những lời nhận định trong tác phẩm, những bài trả lời phỏng vấn... Đây cũng là
nhịp cầu dẫn dắt người đọc trên hành trình khám phá thơ tuyển “Châu thổ”.
Tuyên ngôn thơ tâm đắc nhất của Nguyễn Quang Thiều đó là: “Làm mới lại
những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết” [85]. Với nhà thơ: thế giới ngàn
đời luôn tồn tại như vậy, cái mới có hay chăng chính là cái nhìn mới của con người về cuộc sống? Bởi vậy, cái mới là những gì mà nhà thơ phát hiện trong đời sống của mình, hoặc một đời sống liên quan đến nhà thơ mà nhiều khi chính ông tưởng đã cũ mèm. Cái mới này làm cho cá nhân nhà thơ được mở rộng, được giàu có và được hưởng thụ: “Với cá nhân tôi, khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tưởng về một đời sống tôi đã sống. Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do, một trí tưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tượng và một giấc mơ.” [72]. Quan niệm này thể hiện mạch cảm xúc chính trong
thơ Nguyễn Quang Thiều.
Trong quan niệm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, việc đổi mới thơ ca
cần: “Điều quan trọng nhất là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí
tưởng tượng.” [85]. Trí tưởng tượng và những giấc mơ trong thơ Nguyễn Quang
Thiều đã đem tới cho người đọc một thế giới thơ riêng biệt nhưng không kém phần gai góc và đầy ám ảnh về hiện thực cuộc sống. Những tác phẩm thơ của Nguyễn Quang Thiều không chỉ hướng về cái đẹp mà còn hướng tới việc thể hiện những suy tư, trăn trở về sự đồi bại, sự suy tàn, hủy diệt cái đẹp của cuộc sống hiện nay. Trong
“Thông điệp về cái đẹp và tự do”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Sự giải
phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người là sự tự nở hoa trong tâm hồn của chính con người. Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa
đó” [66]. Chức năng thẩm mĩ luôn là một đặc tính của thơ ca, nó không chỉ mang
tới cho người đọc những tư tưởng đẹp mà còn là những hình thức đẹp. Từ những cái nhìn mới đó, con người sẽ cảm nhận và gạn lọc khơi trong tâm hồn mình để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thế giới hiện đại, chức năng thanh lọc tâm hồn của thi ca được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hướng tới với niềm ước vọng không nguôi: “có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.”
Khi nhìn nhận việc đổi mới trong thơ hiện đại, Nguyễn Quang Thiều cho rằng việc đổi mới thơ ca không dễ dàng một chút nào. Nó không chỉ là hình thức, nó không chỉ là nội dung mà nó phải mang đến một tư duy khác, một mỹ học và một tư tưởng khác. Đổi mới thơ ca không bao giờ chứa đựng tính thời thượng. Quan niệm về thơ của Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự nghiêm túc và đầy nỗ lực của một
người nghệ sĩ mang khát vọng đổi mới thơ ca; bởi đối với ông: “Thơ ca mãi mãi là
một phần sự sống quan trọng của tôi.” [82].
Với quan niệm “Sự sáng tạo là giải phóng mình chứ không bao giờ là sự
nghiệp”, Nguyễn Quang Thiều luôn sáng tác thơ ca với niềm say mê tột cùng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chào đời. Ông viết bởi sự hối thúc, trăn trở đối với cuộc đời. Con đường cách tân thơ của ông là sự phủ định miệt mài những thành công đạt được trên hành trình đi
tới “nền tự do” của mình. “Tôi luôn tìm cách phủ định chính bản thân mình bằng
những thử thách khác nhau.”, “Phủ định chính bản thân mình chính là sự chuyển
động. Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị hủy diệt. Phủ định thì mới có phát
triển.”. [71]. Khi nhìn nhận sự đổi mới trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Quang
Thiều qua mỗi tập thơ ta sẽ thấy đó là sự khẳng định rõ nét những quan niệm sáng tạo nghệ thuật của ông.
1.3.3.2. Nguyễn Quang Thiều và những đổi mới trong cảm hứng sáng tác
Khi tốt nghiệp đại học về nước, Nguyễn Quang Thiều là một trong số ít những nhà thơ, nhà văn trẻ thời đó biết tiếng Anh thông thạo. Quá trình rèn luyện, giao lưu văn hóa khi học tập ở nước ngoài cùng với bản lĩnh và niềm say mê nghệ thuật đã đưa Nguyễn Quang Thiều vững bước trên mọi nẻo đường sáng tạo. Sự hòa quyện giữa hai mạch nguồn tình cảm phong phú: lối cảm nhận tinh tế đậm màu sắc phương Đông và lối tư duy phân tích sắc sảo của phương Tây đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Từ cảm hứng sáng tác cho tới cách diễn đạt
đều thể hiện cái nhìn mới về thế giới quan, nhân sinh quan của một trái tim “mất
ngủ” bởi niềm say mê nghệ thuật, bởi niềm thao thức với cuộc đời.
Điều tạo nên thành công của mọi cuộc “cách tân” chính là sự “Cách tâm”
(Hoàng Hưng). Chính nhờ sự đổi mới trong cảm hứng sáng tác nên nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã mang tới cho làng thơ hiện đại một giọng điệu thơ đa thanh và đa sắc. Từ “Ngôi nhà tuổi 17” [1990] đến “Cây ánh sáng” [2009] là hành trình sáng tác đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt trong cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó cũng là hành trình khắc họa những nét chuyển biến chung trong đời sống thi ca thời kỳ đổi mới, đồng thời ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trên con đường cách tân thơ ca.
Tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” là “một thế giới trong sáng, tinh khiết của một đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuộc như: thể thơ lục bát, thơ ngũ ngôn, thơ tự do…Nguyễn Quang Thiều mở ra cho người đọc một không gian thơ gần gũi, mang giọng điệu hóm hỉnh và hồn nhiên:
“Sao mẹ không gọi về cho con Những con thuyền thuở trước Những con thuyền lần ra cửa biển Mưa rất dài ướt hết cả dòng sông (…)
Những con thuyền sinh ra từ rừng sâu Mang hình lá đổ về biển cả
Cánh buồm nâu như những bàn tay nhỏ Vẫy con…vẫy con về với biển
Nơi dòng sông vừa gặp vỡ òa”
(Những con thuyền sông Đáy)
Với tác phẩm đầu tay này, Nguyễn Quang Thiều đã nhận được giải thưởng
thơ hay năm 1991 cùng 3 tập khác. Thế nhưng nhà thơ thực sự không muốn tập thơ
này được giải “Vì nó không hoàn toàn là tôi. Có một phần của ai đó trong những
bài thơ tôi viết ra. Tôi nhận thấy lối viết đó đã ít nhiều đi lại lối đi của một số nhà thơ trước đó. Hơn nữa, tôi nhận thấy con người thực sự của tôi vẫn đang đứng sau
những bài thơ kia.”. Xuất phát từ những yếu tố khách quan và do nhu cầu nội tại
nên ý thức về sự cách tân đã bám sâu vào tâm thức của nhà thơ như một lẽ tự nhiên
để nhà thơ được là chính mình: “Có lẽ tôi không ý thức rõ ràng sự cách tân mà chỉ
muốn là chính tôi. Và ngay sau đó hai năm, tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời. Đó
là giọng nói của chính tôi, là thế giới ngôn từ và hình ảnh của tôi, là tất cả những gì
mà tôi muốn phơi bày và tưởng tượng” [85].
Tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” ra đời năm 1992 (được giải thưởng Hội nhà văn năm 1993) là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Quang Thiều, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi về cảm xúc, tư duy, thi pháp thơ Nguyễn Quang
Thiều. Việc gián tiếp miêu tả đối tượng, nhìn đời sống bằng “hệ quy chiếu” khác đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điệu ngân vang vượt lên khỏi “giàn đồng ca trong trẻo” thời đó. Ý thức mới về sự cách tân được thể hiện rõ khi nhà thơ bứt phá ra khỏi không gian “êm ả, ngọt ngào và
đẫm màu cổ tích” của tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” để mở ra thế giới hiện thực đa dạng
và phức tạp hơn. Trong “Sự mất ngủ của lửa”, nguồn cảm xúc chủ đạo mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện đó chính là nỗi niềm thương nhớ quê hương và những người yêu dấu của mình. Tuy nhiên, cách thể hiện mạch nguồn tình cảm ấy lại mang sắc thái riêng qua việc nhà thơ sử dụng những thể thơ tự do, thơ văn xuôi – những thể thơ có sức bao quát rộng, khát quát được những bề bộn của cuộc sống và chuyển tải nhịp nhàng những cung bậc gồ ghề của tình cảm. Điều này đã góp phần không nhỏ