Bóng tối và ánh sáng – Sự giao tranh hướng thiện trong tâm hồn

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 86 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.2. Bóng tối và ánh sáng – Sự giao tranh hướng thiện trong tâm hồn

Từ những dự cảm và những trăn trở về sự suy kiệt của cõi thế, sự cằn khô trong đời sống tình cảm của con người. Hiện thực thế giới qua con mắt của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bị bao phủ bởi bóng đêm và trở nên đầy bí ẩn. Đối với Nguyễn Quang Thiều, hầu như những bài thơ của nhà thơ được ra đời đều nằm trong khoảng thời gian đêm khuya, đêm gần sáng. Màn đêm là nhân tố khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ được thăng hoa với trí tưởng tượng của mình:

“Tôi thả cơn mê vào đêm thẳm Để nỗi buồn một chút đỡ lênh đênh.”

(Đêm gần sáng)

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có lần bộc bạch về duyên cớ đó: “Thuở nhỏ,

bên ngọn đèn dầu được vặn leo lét để tiết kiệm dầu, bà nội tôi, người suốt bốn năm trời nằm liệt trên giường đã kể cho tôi nghe biết bao nhiêu chuyện. Trong ánh sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

buồn bã ấy, những câu chuyện bà kể đã ăn sâu vào hồn tôi, ám ảnh tôi đến tận

giờ… Bóng tối hay ánh sáng mờ ảo tạo cho tôi suy nghĩ, cảm xúc mạnh hơn”. Một

trong những mạch nguồn cảm xúc chung trong thơ Nguyễn Quang Thiều đó là nhà thơ thường mở đầu những tác phẩm của mình bằng hình ảnh đêm tối. Trong thế giới đêm tối đó luôn có sự đan xen giữa hư và thực, cái ác cái thiện bị hoãn đổi, thế giới hỗn mang và đầy bí ẩn. Tuy nhiên, kết thúc tác phẩm luôn là hình ảnh của ban mai, những ngôi sao – Biểu tượng cho niềm tin, sự hướng thiện trong tâm hồn con người. Sự đối lập giao tranh đó được thể hiện ngay trong từng tác phẩm và đó cũng chính là mạch nguồn cảm xúc chung trong thơ Nguyễn Quang Thiều:

“Bóng tối đêm gần sáng như một con mèo nhung khổng lồ bước đi uyển chuyển

(…)

Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình”

(Ban mai) Đêm tối trong biểu tượng văn hóa thế giới cũng mang nhiều ý nghĩa: “Đêm tượng trưng cho thời gian của sự thai nghén, nảy mầm, của những mưu đồ bí mật sẽ bị lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật những biểu hiện của đời sống. Đêm chứa đầy các khả năng tiềm tàng của cuộc đời. Nhưng đi vào đêm tức là trở về với cái chưa xác định trong đó đầy rẫy những ác mộng và quái vật, những ý nghĩ đen tối. Đêm là hình ảnh của cái vô thức, trong giấc ngủ đêm, vô thức được giải phóng. Cũng như bất kỳ biểu tượng nào, đêm biểu thị tính hai mặt, mặt tăm tối, nơi đương lên men mọi chuyển biến

và trù bị cho ban ngày, ở đó lóe ra ánh sáng của sự sống…” [11, Tr. 297 – 298].

“Đêm gần sáng”, “Đoản ca về buổi tối”, “Bài ca những con chim đêm” là những bài thơ tiêu biểu mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng màn đêm như một thủ pháp nghệ thuật đắc lực của mình. Trong bóng đêm, sự giao tranh giữa cái

thiện – cái ác càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ở bài “Đoản ca về buổi tối” dường như

chúng ta bắt gặp hình ảnh về đời sống của chính chúng ta qua sự trở về của những linh hồn chết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tất cả những người chết trở về thành phố Trà trộn trong những linh hồn thánh thiện

Những linh hồn ân hận, những linh hồn say đắm là những bóng ma Một cánh cửa khẽ rít lên, một cái cây chợt rung xào xạc

Một con chó bị xích bỗng sủa thảng thốt

Những đám mây chầm chậm vắt ngang ánh sáng vầng trăng Gió thổi những tấm rèm tung lên rồi buông xuống bất động

Những người chết trở về đông hơn những người đang sống trong thành phố Họ trở về và sống trong đời sống của chúng ta.”

(Đoản ca về buổi tối) Toàn bài thơ là cảnh hỗn mang, náo loạn của đời sống, là sự đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác ngay trong tâm hồn và thể xác của mỗi con

người. Tuy vậy, cuối bài thơ là hình ảnh khai sáng của thế giới “Từ phía ngôi sao

các thiên thần bay về”, những thiên thần đã mượn gương mặt, giọng nói, tâm hồn

của những đứa trẻ để hiển thị và bày tỏ và ở lại trong thành phố đầy lú lẫn và tội lỗi của chúng ta. Khát khao hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn là một mạch nguồn vận động của cảm xúc và hình tượng thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Dù trong bóng tối, đêm đen thế nhưng những ước mơ về cuộc sống hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn vẫn luôn như những vì sao cho đức tin hướng thiện của con người. Bởi vậy, hình ảnh những ngôi sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn tỏa sáng một vẻ đẹp diệu kỳ.

Từ sự đối lập tương phản của những ý nghĩa trong biểu tượng văn hóa, biểu tượng ánh sáng được thể hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều với muôn trạng, muôn sắc. Đó có thể là ánh sáng của ngôi sao, của ban mai, của ánh trăng và của ngọn lửa.

“Lửa” là một biểu tượng thể hiện rõ nét những cung bậc cảm xúc trong thơ Nguyễn

Quang Thiều. Tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” là bước đột phá trong tư tưởng và cách thể hiện của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trên hành trình cách tân thơ Việt.

Trong nhiều tác phẩm của những nhà thơ khác, mỗi nhà thơ lại tạo dựng những ẩn nghĩa mới cho biểu tượng thiêng liêng này. Biểu tượng lửa trong thơ Lò Ngân Sủn là biểu tượng về một thế giới tươi sáng, rạo rực, say đắm về tình yêu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sức sống mạnh mẽ, căng tràn của người con gái đẹp trong “Con của núi III” của

Lò Ngân Sủn: “Em/ Ngọn lửa/ Bập bùng/ Cháy ngực/ Cháy áo/ Bao chàng trai”.

Biểu tượng lửa lung linh nhiều màu sắc: “Người đẹp trông như lửa/ Sờ vào lại thấy

mát”. Biểu tượng “lửa” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm mang giá trị thẩm mỹ phong

phú: tượng trưng cho ánh sáng, sự sống; lửa là sức ấm nóng của tình đồng đội và lý tưởng cao cả, lửa là sức mạnh niềm tin, lửa là biểu tượng của lòng căm thù.

Biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hình ảnh chiếm vị trí khá quan trọng. Ý nghĩa của nó cũng được bắt nguồn từ vai trò của lửa trong thần thoại, truyện cổ tích dân gian và cả những năng lực đặc biệt trong biểu tượng văn hóa thế giới: “Như mặt trời bằng những tia sáng của nó, lửa bằng những ngọn lửa tượng trưng cho hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tẩy uế và soi sáng. Nhưng lửa cũng thể hiện một mặt tiêu cực: nó làm tối và chết ngạt bởi khói của nó; nó đốt cháy, tàn phá, thiêu hủy: lửa của những dục vọng; của sự trừng phạt, của

chiến tranh.” [11, Tr. 548].

Biểu tượng lửa - mặt trời mang ý nghĩa khởi nguyên của sự sống, là cội nguồn của những sinh mầm đầu tiên cách đây gần năm tỉ năm, xuất hiện ngay sau cơn đại hồng thủy kéo dài hàng thế kỷ. Tuy nhiên, không chỉ có ý nghĩa của việc “khai

thiên lập địa” theo trí tưởng tượng của các nghệ sĩ thời sơ khai, nó còn mang trong

mình một sự lý giải về nguồn gốc tồn tại của thế giới loài người. “Lửa” được tác

giả sử dụng là một loại biểu tượng đa diện và đa nghĩa. Nó vừa thân quen vừa huyền bí, vừa là hoạt động vừa là trạng thái, tính chất; vừa mang ý nghĩa của một loại vật chất vừa mang dáng dấp của một sinh thể và chứa đựng trong bản thân mình nhiều ý nghĩa lớn lao. Công nghiệp hóa đã khiến con người ngày càng mất

khả năng hoài niệm với văn hóa cổ truyền. Phải chăng, “lửa” của Nguyễn Quang

Thiều là biểu tượng của nền văn minh, là hiện thân của văn hóa cổ truyền đang bị xâm thực, bị giày xéo bởi quy trình đô thị hóa. Nó như là một sinh thể thao thức, trăn trở, đang ngày một tàn lụi trong thời đại kỹ trị. Dùng lửa làm biểu tượng, Nguyễn Quang Thiều đã phát đi một bức thông điệp kêu cứu cho những giá trị văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa truyền thống ngày càng bị mai một, là sự hồi cố và tìm kiếm những bóng dáng của quá khứ…

Biểu tượng bóng tối và lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều được biểu hiện qua nhiều dạng thức khác nhau. Bóng tối là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn, là khoảng thời gian mà những giấc mơ hiện tại của con người có cơ hội được tỏa sáng. Những vì sao, ánh trăng luôn là những đức tin soi sáng, dẫn đường cho con người đi tới bình minh và sự tự do trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 86 - 90)