Những lời triết luận từ làng Chùa và chữ “đạo” trong thơ

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 44 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Những lời triết luận từ làng Chùa và chữ “đạo” trong thơ

Cảm hứng thi ca trong “Châu thổ” chủ yếu được khơi nguồn từ làng Chùa. Đây cũng là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam được mệnh danh là làng thơ với những lời triết luận bình dị mà sâu sắc: “Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người” [64, Tr.191]. Trải qua năm tháng nhưng làng thơ ấy vẫn luôn mang dáng vẻ hồn hậu và đằm thắm như chính cuộc sống và tâm hồn của người dân nơi đây. Khi nói về mảnh

đất quê hương, Nguyễn Quang Thiều thể hiện một niềm tự hào sâu sắc: “Thơ ca ở

ngay chính cuộc sống của họ, từ những điều giản dị nhất. Toàn bộ cuộc sống và

tâm hồn của dân làng đã được kết tinh thành thơ” [89].

Cũng như bao miền quê khác trong quá trình đô thị hóa, năm 2008 làng Chùa được sát nhập và trở thành ngôi làng ở phía Nam ngoại thành Hà Nội. Nét điển hình của đời sống công nghiệp hóa – hiện đại hóa với những mặt tích cực cũng như tiêu cực đem tới sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn mỗi con người. Cuộc sống hiện đại được Nguyễn Quang Thiều ghi nhận và phản ánh trong tác phẩm của mình mang đầy đủ sự phong phú và phức tạp đó. Viết về mảnh đất quê hương là một mảng thơ giữ vị trí quan trọng trong “Châu thổ”, ngoài ra tác phẩm còn đề cập tới nhiều khía cạnh khác. Vẫn là những vấn đề muôn thuở của loài người nhưng với “Châu thổ”, Nguyễn Quang Thiều thực sự mang tới cho người đọc nguồn cảm xúc mãnh liệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng sự hồi tưởng theo cơn mơ từ thủa ấu thơ và luôn khát vọng hướng tới một giấc mơ nhân bản.

Tập thơ tuyển lần thứ nhất – “Châu thổ” với những lời triết luận thơ ca của người dân làng Chùa là sự tri ân thành kính mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gửi tặng miền quê yêu dấu của mình. Bởi vậy, sẽ là một điều thiếu sót khi tìm hiểu thơ

Nguyễn Quang Thiều mà người đọc bỏ qua những lời triết luận đầy chất “đạo”

“đời của những “thi sĩ nông dân” làng Chùa quê ông. Đây cũng chính là chiếc cầu

nối dẫn dắt người đọc trên hành trình khám phá những cách tân nghệ thuật đầy nỗ lực và đầy sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều qua mỗi tập thơ.

Nguyễn Quang Thiều luôn tâm niệm về những mục đích sáng tạo văn

chương của người dân làng Chùa: “Người làng Chùa làm thơ vì niềm vui, làm thơ

vì nỗi buồn, làm thơ vì tuyệt vọng và có lúc làm thơ vì cái chết, nhưng không bao

giờ làm thơ vì lòng hận thù.” [90]. Con đường sáng tạo thơ ca của ông cũng được

ngân lên bởi khúc nhạc lòng đó. Tinh thần thơ ca mà Nguyễn Quang Thiều luôn hướng tới đó chính là cái đẹp và tự do trong thế giới hiện tại. Chủ nghĩa nhân đạo luôn là sự thể hiện cao đẹp nhất của mọi nền thơ và của tâm hồn mọi người dân làng

Chùa quê ông: “Một chữ có Ân thì nở hoa/ Vạn chữ có Oán thì sinh sâu bọ” [64,

Tr. 21]. Trong bài phỏng vấn của Diễm Chi, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bộc

bạch: “Với tôi, nghệ thuật là sự khám phá đời sống và chia sẻ với con người. Sự

tuyệt vọng của một con người và đôi khi là sự sám hối sẽ được chia sẻ, còn sự thù

hận chắc chắn sẽ không được chấp nhận.” [71]. Bởi vậy, điểm đến của mọi loại

hình nghệ thuật mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện là sự khởi nguồn của chữ

“đạo” trong thơ và đó chính là niềm tin bất diệt về một thế giới hòa đồng, giàu tình

thương: “Người yêu thơ, ta yêu người/ Nhưng người không yêu thơ, ta phải yêu

người hơn” [64, Tr. 141].

Cứ vào ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch, làng Chùa lại tổ chức ngày hội thơ. Vào dịp tết Nguyên tiêu năm 2007, làng được Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tây chọn làm điểm tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ năm. Đây cũng là dịp để mọi người cùng được sống trong lễ hội tinh thần. Tâm hồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yêu thơ mà người dân làng Chùa luôn gìn giữ như là một sự khẳng định mặc dù trong hiện thực cuộc sống còn nhiều vất vả, đắng cay nhưng thơ ca vẫn luôn là điều

cần thiết trong cuộc đời này bởi: “Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng/ Nhưng

làm ra giấc mơ cho người gieo trồng” [64, Tr. 33]. Giấc mơ cho người gieo trồng

chính là niềm lạc quan tin tưởng ở cuộc đời: Họ tin rằng phía sau những đói rét, những mất mát, những thiệt thòi trong đời sống của họ vẫn luôn có những vẻ đẹp kỳ diệu của đời sống này. Đây cũng là những hạt giống tâm hồn được Nguyễn Quang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiều gieo trồng trên mảnh đất sáng tạo nghệ thuật của mình. Theo nhà thơ: “Chỉ

có giấc mơ thiêng liêng và lộng lẫy mới giúp con người đi qua được bóng tối của dục vọng và tội lỗi và tìm đến đồng loại để chia sẻ và dâng hiến những vẻ đẹp và

những khát vọng sống cho mọi con người.” [66].

Bởi vậy, tạo nên nét đẹp của “Châu thổ” đó là sự cộng hưởng cao độ trong quan niệm về thơ và sáng tác thơ của Nguyễn Quang Thiều, là tình cảm chân thành

của người con làng Chùa khi viết về mảnh đất thân yêu của mình, là chất “đạo”

“đời” qua những lời triết luận của người dân làng Chùa quê ông: “Nước sông Đáy

lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa khi

nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn” [90]. Thành quả của những cách

tân nghệ thuật trên hành trình sáng tạo thơ ca của Nguyễn Quang Thiều chính là sự kết tinh đẹp nhất từ cánh đồng thi ca của làng Chùa quê ông.

2.1.2. Phù sa “Châu thổ” trên dòng sông thơ Việt Nam hiện đại.

Cách tân luôn là điều cần thiết của mọi loại hình sáng tạo nghệ thuật. Con đường cách tân nghệ thuật sau 1975 là hành trình khám phá, tìm tòi và thể nghiệm

của nhiều thế hệ nhà thơ với nhiều khuynh hướng cách tân khác nhau: Chủ nghĩa

Tượng trưng siêu thực, Chủ nghĩa Hiện sinh, Chủ nghĩa Hình thức, Chủ nghĩa hậu

hiện đại, Chủ nghĩa Tân hình thức… Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học đều cho

rằng: thành tựu văn học sau 1975 “có nền mà chưa có đỉnh”; nền văn học phát triển

với những kết tinh nghệ thuật ở mức độ khá phong phú và những thành tựu cách tân nghệ thuật vẫn đang ở mức độ thể nghiệm để hướng tới sự khẳng định vị thế cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ. Đó cũng là lẽ tự nhiên bởi bất kỳ một điều mới mẻ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dễ dàng được lên ngôi trong thế giới tâm hồn người đọc luôn ngự trị những thước đo chuẩn mực cũ. Thơ Việt Nam sau 1975 là hành trình cách tân nghệ thuật đầy gian khổ, nó thể hiện sức mạnh nội lực đầy nhiệt huyết và đầy cá tính sáng tạo của thế hệ các nhà thơ.

Những tác phẩm chính đánh dấu sự cách tân trong thơ Việt sau 1975 được

bắt đầu với sự ra đời của các tập thơ: “Ngựa biển” [Hoàng Hưng , 1988], “Ba sáu

bài tình” [Lê Đạt – Dương Tường, 1989], “Đêm mặt trời mọc” [Nguyễn Quốc

Chánh, 1990], “Bến lạ” [Đặng Đình Hưng, 1991]. Nối tiếp là các tập thơ: “Ô mai”

[Đặng Đình Hưng, 1991], “Sự mất ngủ của lửa” [Nguyễn Quang Thiều, 1992],

“Người đi tìm mặt” [Hoàng Hưng, 1993], “Bóng chữ” [Lê Đạt, 1994], , “Khát”

[Vi Thùy Linh, 1999]… Gần đây là những tác phẩm của các nhà thơ trẻ như: Nguyễn

Quyến, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh… Mỗi nhà thơ

với tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo đã mang tới giọng điệu đa thanh trên thi đàn và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới thơ ca.

Khi nhận định về nỗ lực đổi mới của các nhà thơ trên hành trình cách tân thơ

Việt, PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Cách làm mới thơ của Nguyễn Quang

Thiều không giống với bất cứ ai. Và dù khó tính đến đâu vẫn phải thừa nhận rằng, Nguyễn Quang Thiều, với những thành công và cả những vần thơ đang ở mức thử nghiệm, đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới thơ ca, góp phần đưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ Việt tiến thêm một bước nữa trên con đường hiện đại.” [48, Tr. 266]. Mặc dù

mang nhiều sự thể hiện mới nhưng tất cả những hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều đều là những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt, tâm hồn Việt với dòng sông, cánh đồng, bờ cỏ, ánh trăng… Sức sống bền bỉ của những tác phẩm thơ trong lòng độc giả chính là sự khẳng định vững chắc vị thế của Nguyễn Quang Thiều, nó tạo ra làn sóng mạnh mẽ lan tỏa sâu rộng trong thi giới. Khi đọc thơ Nguyễn Quang

Thiều, nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh cho rằng: “Tôi nghĩ rằng đó là nhà thơ đáng đọc

nhất của nền thơ ca đương đại Việt Nam. Ông có từ trường rất mạnh. Tôi không chịu ảnh hưởng của ông nhưng tôi biết có rất nhiều người làm thơ, không chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những người mới vào nghề mà kể cả những người kỳ cựu, cũng chịu ảnh hưởng từ

ông hay bắt chước ông.” [87].

Lớp phù sa “Châu thổ” trên dòng sông thơ Việt Nam là vẻ đẹp nặng trĩu

chất đời mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nỗ lực sáng tạo hết mình khi phản ánh

hiện thực cuộc sống trong cách thể hiện riêng: “Những dòng thơ của Nguyễn Quang

Thiều có khác gì hơn là những dòng nham thạch bắt nguồn từ “Sự mất ngủ của

lửa” trong trái tim vốn dĩ đa đoan này. Phù sa thơ Nguyễn Quang Thiều được tạo

nên từ chính những dòng nham thạch ấy.” [48, Tr. 257]. Tác phẩm của Nguyễn

Quang Thiều thể hiện cái nhìn mới về nhân sinh và những quan niệm mới về sáng tạo thơ ca. Thành công mà Nguyễn Quang Thiều đạt được đó chính là việc tạo dựng thế giới nghệ thuật thơ độc đáo với từ trường thơ mới cuốn hút được sự chú ý của

bạn đọc và giới lý luận phê bình. “Người đọc dễ bị cuốn vào những hình tượng thơ

của anh, những không gian thơ mà ở đó cái hồn thơ vạm vỡ, dư thừa cá tính, năng lượng, cái tôi và sự ương ngạnh của anh tỏa ra, lấp đầy. Tiếng chó sủa đêm mất ngủ, một tiếng cá quẫy trong đêm trăng sông Đáy, một bông hoa cô đơn tỏa hương thầm, một cơn mê trong cơn sốt, một thị xã ven đô mất điện trong đêm, một cái lưỡi nhớp nháp bò trong một cái miệng xấu xa, và những cành cây, những chiếc lá vật vã trong cơn mưa dài bất tận mùa lụt...Chỉ có thế thôi, quá nhỏ, quá vụn, nhưng cũng quá đủ để nói lên đầy đủ những dự cảm của một trái tim đa sự, một đầu óc tỉnh táo và tinh tường về những vẻ đẹp trong trẻo đang mất dần, về một không gian thuần khiết đang bị xâm lấn và thu hẹp, về một ngôi làng có tên cụ thể nhưng cũng rất mơ hồ đang chìm vào ký ức, và về một châu thổ nồng nàn ấm áp đang cứng lạnh

dần dưới bêtông.” [86].

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện rõ nét ở cả mặt nội dung và hình thức. Mỗi tập thơ là một nấc thang mới hướng người đọc đồng hành cùng trí tưởng tượng phong phú để vươn tới giấc mơ nhân bản. Nó đánh dấu sự trưởng thành vững vàng của một hồn thơ rộng mở luôn khát khao hướng tới những vẻ đẹp của cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 44 - 49)