Trí tưởng tượng và những giấc mơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 77 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Trí tưởng tượng và những giấc mơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Thế giới nghệ thuật trong thơ ca là bức tranh hiện thực của đời sống được khúc xạ qua cái nhìn chủ quan của nhà thơ. Nó phản ánh chiều rộng của trí tưởng tượng và chiều sâu của tư duy trong việc bày tỏ những tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh của nhà thơ về đời sống. Trong sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tượng

đóng vai trò vô cùng quan trọng: “Trí tưởng tượng là một năng lực đặc biệt của tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động nghệ thuật. Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như riêng rẽ, cách biệt nhau thành một nguồn mạch thống nhất. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn con người vượt lên khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và thời điểm cụ thể mà trở về với quá khứ, sống trong ước mơ với tương lai. Trí tưởng tượng là một động lực tinh thần quyết định giờ phút nhổ neo cho con thuyền tìm về những mảnh đất xa xôi và những bến bờ xa lạ, ở đấy một giấc mơ có khả năng trở thành một sự thực. Tưởng tượng cũng chính là thêm vào cái có thật phần nên có và sẽ có, là sự chuẩn bị tích cực cho một hành động sáng

tạo và bản thân nó là một sự sáng tạo” [8, Tr. 54].

Những tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là sự bung phá cả về chủ đề phản ánh và hình thức thể hiện. Các nhà thơ được phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình trên những ngả đường đi tới lâu đài thơ ca. Trí tưởng tượng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự kỳ vỹ, vẻ đẹp lộng lẫy của thế giới nghệ thuật trong thơ và đó là yếu tố thể hiện rõ nét cá tính sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Trí tưởng tượng cũng là một trong những điều cần có ở bạn đọc khi cảm nhận những tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại sau 1975.

Nguyễn Quang Thiều sáng tạo thơ ca với tâm thế: “Làm mới lại những gì đã

cũ và làm sống lại những gì đã chết” “Điều quan trọng nhất là tạo ra sự ám ảnh

và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng”. Bởi vậy, Không gian nghệ thuật trong

thơ Nguyễn Quang Thiều luôn được mở rộng bởi trí tưởng tượng và luôn hướng tới

những giấc mơ nhân bản (Âm nhạc, Dưới trăng và một bậc cửa, Trong giấc ngủ

muộn, Nhịp điệu châu thổ mới, Sau bậc cửa ngôi nhà vô hình…). Những suy

ngẫm về cuộc đời được nhà thơ nhìn nhận từ góc nhìn của đời sống hiện tại và cả đời sống tâm linh. Trí tưởng tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều chính là những phút giây thăng hoa trong tâm hồn người nghệ sĩ. Nó mở rộng biên độ để giải tỏa những khát vọng nhân sinh của nhà thơ và chắp cánh cho những hoài bão thẩm mỹ của nhà thơ được vươn xa. Trí tưởng tượng thể hiện chiều sâu trong tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều và thể hiện khả năng sáng tạo đặc biệt của nhà thơ.

Trí tưởng tượng nâng cánh cho tâm hồn nhà thơ được tự do vươn tới những không gian khoáng đạt, rộng mở. Ký ức tuổi thơ được hiện về qua những giấc mơ của của Cậu bé làm bừng lên một thế giới trong trẻo và thanh khiết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Cỗ xe tang trôi mãi vào cơn mê

Những con rồng gỗ vảy vàng bay lên trong tiếng kèn, tiếng trống

Con nhón gót, cỏ may biền biệt trắng Có ai khẽ khàng bế mãi con lên (…)

Giai điệu cuối cùng của tình yêu này ngân lên và khẽ khàng đặt con vào mặt đất

Rồi dắt con theo con đường hoa cỏ may nở trắng Trở về nhà mẹ rửa mặt cho con”

(Âm nhạc) Trên hành trình đi tìm cái đẹp và sự tự do của đời sống, Nguyễn Quang Thiều luôn coi trọng trí tưởng tượng và coi đó như là một điểm sáng trong tâm hồn mỗi người nghệ sĩ, nó khẳng định tầm cao trí tuệ của những người nghệ sĩ khi những dự cảm tiên báo của nhà thơ góp phần to lớn vào việc tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thế giới hiện đại, trí tưởng tượng trong tâm hồn mỗi con người vẫn luôn là đôi cánh của những giấc mơ nhân bản:“Khi tâm hồn chúng ta đã vắng những giấc mơ, khi đôi cánh của tâm hồn chúng ta không còn da diết đập, thì chúng ta bắt đầu trở về thế giới của hoang thú ngay trên chính những con đường hiện đại siêu tốc của chúng ta. Chúng ta tưởng chúng ta đang bay lên về phía ánh sáng

nhưng thực tế chúng ta đang mỗi ngày chìm vào bóng tối của dục vọng.” [65. Tr.

8]. Trí tưởng tượng không chỉ là yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ mà nó còn là sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc trong đời sống tinh thần để tâm hồn mỗi con người có thêm niềm lạc quan, tin tưởng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, Nguyễn Quang Thiều đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật thơ đầy màu sắc, đầy thanh âm ám ảnh và cũng mang nhiều triết luận sâu sắc về cuộc đời.

Có thể thấy rằng: Sự vận động của cái tôi trữ tình trong “Châu thổ” cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tôi khao khát, nỗ lực tạo ra một hiện thực mới và nuôi dưỡng hiện thực đó bằng giá trị tinh thần mới. Trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều, tất cả mọi sự vật đều mang linh hồn, đều ẩn chứa những điều thiêng và ánh lên niềm tin bất diệt về cuộc sống tốt đẹp. Trên những cánh đồng và dòng sông ấy là sự vận động không ngừng nghỉ của cuộc sống. Những vì sao được lóe sáng trên nền trời đêm như một niềm tin bất diệt, một ánh sáng nhiệm màu cho sự hướng thiện của tâm hồn con người. Dù có khó khăn, vất vả nhưng hãy biết nhẫn nại, biết chịu đựng, biết kiên nhẫn để vững bước trên chặng đường và đi tới đích. Dù ngay cả khi trong bóng tối, trong nỗi buồn nhưng người đọc vẫn tìm thấy hình ảnh của con người dựa vai nhau cùng hướng tới những ngôi sao trời với một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Chương 3:

CÁCH TÂN VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 77 - 80)