Thơ văn xuôi

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 100 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Thơ văn xuôi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của

thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là “câu thơ”) làm đơn vị nhịp điệu không có vần. Chất thơ của văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi

gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, mơ mộng.” [2, Tr. 319]. Trên thế giới, I.

Tuốcghênhép (Nga) và R. Tago (Ấn Độ) là những bậc thầy về thơ văn xuôi.

Khi nhìn nhận sự vận động của thể thơ văn xuôi, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng

thơ văn xuôi ra đời do ba tác nhân cơ bản: “Thứ nhất, do những biến động của đời

sống, sự đỏng đảnh của thị hiếu tiếp nhận, sự nới rộng “gu” của người hiện đại. Thứ hai do ảnh hưởng trực tiếp của “người hàng xóm” khỏe mạnh và trẻ trung là thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã khiến Nàng Thơ khó bề giữ nổi cái đoan trang, quy phạm vốn đã có tới mấy nghìn năm tuổi. Đến một ngày kia, chừng như khó có thể cầm lòng, Nàng Thơ bắt đầu cất lên những nốt dạo khác lạ với sự “khó tính” vốn có của mình. Thứ ba, do nhu cầu tự đổi mới của chính bản thân thơ ca. Đây là mong muốn nhằm diễn tả được một cách đầy đủ hơn “những dòng thơ gợn sóng, những xúc

động đột nhiên của ý thức con người” như S.Bôđ ơ le đã chỉ ra.” [98, Tr. 467].

Trên hành trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, thơ văn xuôi là một thể loại nhỏ, phát triển thưa vắng và chậm chạp hơn so với thơ cách luật và tự do. Đây là thể loại ít được phổ cập trong tâm lý người sáng tác cũng như trong tâm lý người tiếp nhận. Số lượng bài thơ văn xuôi thành công ở giai đoạn văn học nào cũng ít và hiếm. Thế nhưng nó luôn để lại dấu ấn trong lòng độc giả ngay từ khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phan Khôi, “Giọt mưa rơi” – Nguyễn Xuân Sanh, “Chơi giữa mùa trăng” – Hàn

Mặc Tử, “Nhớ” – Hồng Nguyên, “Đêm mít tinh” – Nguyễn Đình Thi, “Cành

phong lan bể” – Chế Lan Viên, “Đường tới thành phố” – Hữu Thỉnh, “Vẫn thơ tình viết về người đàn bà không có tên” – Lưu Quang Vũ.. Trong giai đoạn văn học sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới thơ hiện đại đã mang một diện mạo mới. Hiện thực bề bộn của cuộc sống được phản ánh vào trong thơ với nhiều vấn đề phức tạp, thơ có xu hướng tiến gần đến với cái đời thường. Các nhà thơ nỗ lực thể nghiệm cảm xúc trữ tình trong cách thể hiện mới bằng hệ thống thể loại đa dạng. Thơ tự do và thơ văn xuôi là thể loại khá phù hợp và được nhiều nhà thơ hướng tới để bộc lộ những nét sáng tạo trong tư duy thơ. Nổi bật trong hàng ngũ những nhà

thơ sau thời kỳ đổi mới là: Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,

Nguyễn Vĩnh Tiến … Luôn nỗ lực trong cách thể hiện cảm xúc, Nguyễn Quang

Thiều không chỉ dành được nhiều thành công ở thể thơ tự do mà nhà thơ còn để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả khi mở ra nhiều nội dung mới trong thể thơ văn xuôi và trường ca hiện đại: “những trạng thái “mất ngủ” của trái tim đầy “lửa” Nguyễn Quang Thiều hợp với thơ tự do mà ở đó, không loại trừ “sự xâm lăng” của chất văn xuôi. Giọng thơ Nguyễn Quang Thiều, qua những điểm mạnh của thơ tự

do, vừa tung phá, trẻ trung mà không kém phần sâu sắc.” [48, Tr. 34].

Mặc dù không phải là thể loại thơ được Nguyễn Quang Thiều sử dụng nhiều nhưng chỉ qua một vài dẫn chứng tiêu biểu trong “Châu thổ” (Chuyển động, Những ví dụ, Chuyển dịch màu đen) người đọc sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước bản lĩnh và tài năng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khi nhà thơ đã đưa hơi thở của đời sống hiện đại vào trong thơ văn xuôi và mang chất văn xuôi hòa quyện trong thể thơ tự do và trường ca hiện đại. Trong bài viết “Thơ văn xuôi trong sự

vận động của thể loại thơ sau 1975”, PGS. TS Lưu Khánh Thơ từng đề cập tới

bản lĩnh của người viết thơ văn xuôi: “Thơ văn xuôi buộc người viết phải tuân theo

những quy luật nội tại nghiêm khắc của nó. Nhà thơ phải tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh. Ở bài thơ văn xuôi, cảm hứng thơ ca tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không biểu hiện ra ở những câu thơ có vần điệu quen thuộc, nhưng đòi hỏi người

viết phải biết chọn lọc những hình thức phô diễn thích hợp.” [54, Tr. 389].

So với các thể thơ cách luật và thơ tự do, thơ văn xuôi có thế mạnh là có thể diễn đạt cùng một lúc những cảm xúc trùng điệp, những hình ảnh, những tứ thơ liên tiếp. Do đó trong một câu văn xuôi, có thể diễn tả được nhiều sự kiện, nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc bề bộn đan xen nhau. Có những bài thơ văn xuôi có sức bao quát rộng, ôm chứa được nội dung khá lớn. Nó giúp cho nhà thơ chuyển tải được những tư tưởng phức tạp, những cung bậc gồ ghề, sắc cạnh của tình cảm. Thơ văn xuôi đến với người đọc không đơn thuần chỉ là cảm xúc. Nhiều bài thơ buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở, xem xét dưới nhiều góc độ, mới có thể cảm nhận được hết những chiều sâu triết lí ẩn chứa trong đó. Thơ văn xuôi đòi hỏi người đọc phải có một trình độ tư duy nhất định. Khi tiếp nhận một bài thơ văn xuôi, bên cạnh phần rung động của cảm xúc, người đọc phải biết huy động sức cảm và sức nghĩ của trí tuệ.

Ở hầu hết các thể loại thơ, Nguyễn Quang Thiều chú ý ở việc tạo nghĩa hơn là việc tạo vần. Được liên kết bởi các sự kiện, hình ảnh, chi tiết…nhạc điệu trong thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn tiềm ẩn và vận động theo mạch nguồn của cảm xúc của cái tôi trữ tình – tự sự.

Nếu như thể loại thơ tự do thể hiện rõ nét tính cách mạnh mẽ, lý trí của Nguyễn Quang Thiều thì ở thể thơ văn xuôi, chất văn xuôi xâm nhập vào thơ đã mang tới cho thơ hiện đại những nguồn cảm xúc mới mẻ, thơ văn xuôi mở rộng biên độ hình ảnh thơ và sự kiện khiến cho việc thể hiện tình cảm của nhà thơ cũng giàu cảm xúc hơn: “Thời gian cứ lặng lẽ chảy vào chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu khuất dần sau cỏ. Từ chân trời xa chạy về những ngọn gió loang lổ màu đỏ. Những ngón tay của gió như điên cuồng, như kiệt sức bới rối tung từng đám lá cỏ gai. Tôi đứng trên con đường cuối làng khóc run lên như đứa trẻ mất mẹ. Tôi làm sao lật hết từng lá cỏ trên đất đai rộng lớn nhường kia, để tìm lại những người đàn bà góa bụa…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi gợi lên số phận trắc trở đầy bi kịch của những người đàn bà góa bụa. Hình ảnh thơ được hiện lên cụ thể để lại nhiều thương cảm trong lòng người đọc.

Nguyễn Quang Thiều là người đa tài, ở mỗi thể loại sáng tạo nghệ thuật ông lại ấp ủ những niềm say mê riêng. Chất thơ luôn được lan tỏa và bay cao trong thể loại thơ văn xuôi và ở cả những truyện ngắn, tùy bút. “Thông điệp của những ngọn gió” là minh chứng cụ thể của sự hòa quyện phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Thiều; ngay cả ở trong những truyện ngắn và tùy bút Nguyễn Quang Thiều,

người đọc vẫn nhận ra giọng điệu riêng biệt, độc đáo và đầy chất thơ này: “Giờ đây,

chúng ta đang lướt mình tới ban mai. Chúng ta làm tất cả những cánh đồng dâng lên như biển lớn một màu vàng lúa chín. Chúng ta làm cho chân trời rộng ra mãi. Chúng ta gõ vào cánh cửa những ngôi nhà yên bình trên mặt đất. Tiếng chúng ta làm những người nông dân thức dậy. Họ đi ra cánh đồng trong ban mai rực rỡ. Bao phiền muộn của họ đêm qua tan biến. Họ bắt đầu cày cấy. Những luống cày nồng ấm hương đất từ từ mở ra và chạy đến chân trời. Những hạt giống rực nóng với những chiếc mầm chuyển động không ngưng nghỉ bên trong được gieo xuống. Đất đai huyền bí đang

tuôn tràn sức sống. Có vẻ đẹp nào sánh với đất đai trên thế gian này không?”.

Từ những bài thơ ngắn, Nguyễn Quang Thiều đã thử sức trong những bài thơ

dài mà “Chuyển dịch màu đen”“Nhịp điệu châu thổ mới” là hai bài thơ tiêu

biểu, đó là sự đẩy tiếp trong cuộc chuyển đổi thi pháp đầy quyết liệt và nhọc nhằn.

“Đây là hai bài thơ mà tác giả của nó đã phát triển ý nghĩa tượng trưng của đời

sống ở mức độ tầng lớp nên rất khó cảm nhận.” [52, Tr. 511]. Ở bài “Chuyển dịch

màu đen” nhà thơ đã gợi ra một thế giới trắng tinh không có biên giới ( tuyết vẽ lại bản đồ thế giới ), con người sẽ chuyển dịch lại gần nhau vượt lên trên tất cả những cảnh ngộ, những bờ cõi, những dục vọng là lòng khát khao sự bình yên và cuộc sống. Theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Sĩ, lời đề từ ở một số bài thơ của Nguyễn

Quang Thiều có vai trò rất quan trọng, “Tưởng nhớ ngày mất của bà nội” là chiếc

“chìa khóa” dẫn người đọc vào thế giới tượng trưng của Cậu bé: “Từ gợi ý này ta

có thể lần ra cấu trúc bảy chương của bài thơ theo không gian, thời gian sự việc của một đám tang: Từ lúc bắt đầu những ngọn nến linh ẩn được thắp lên, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếng tù và trôi qua thế giới hương khói; Những người đàn bà già làng mang đồng phục đội cầu với những âm thanh rền vang thống thiết của trống kèn…; Đến khi nấm mộ mới được mọc lên…Cậu bé, nhân vật trung tâm trong bài thơ đã chứng kiến cuộc hành trình rút gọn của một con người đang đi tiếp đến một thế giới mới.”

[52, Tr. 512]. Trong trường ca “Nhịp điệu châu thổ mới”, nhân vật Cậu bé chứng

kiến một hiện thực tàn lụi qua hành trình nghi lễ đám tang của một người nông dân đang đi tiếp đến một thế giới mới. Đó là thế giới với nhịp sống mới, nó có thực và

nó tồn tại trong cái nhìn của Cậu bé. “Nhịp điệu châu thổ mới” là trường ca ca

ngợi sự sống vĩnh hằng thông qua sự tàn lụi của một kiếp người. Với Nguyễn

Quang Thiều đó còn là nhịp điệu của tinh thần sống: “Cái nhịp điệu mà tôi nói đến

là nhịp điệu của tinh thần sống. Nhịp điệu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của bất cứ cấu trúc xã hội nào. Có thể đến một ngày nào đó, nhịp điệu này không còn hiện hữu trong đời sống xã hội nhưng nó vẫn phải được tuôn chảy và vang lên

trong sâu thẳm mỗi con người” [72]. Nhà thơ Nguyễn Quyến cho rằng đây chính là

dòng tinh thần chính bên trên ngôn ngữ và chính là đặc điểm độc đáo mà ông mang lại cho thể loại trường ca hiện đại.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực thơ tự do và thơ văn xuôi mà ở thể loại trường ca nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng có nhiều cách tân quan trọng:

“Trường ca Nguyễn Quang Thiều đã giã từ hình tượng người anh hùng – người lính. Trường ca của anh là dòng ý thức, là những phân mảnh thể hiện những suy nghiệm, nghiệm sinh về các vấn đề đời sống hằng cửu. Nội dung lớn ở đây không phải là các sự kiện và biến cố lớn lao nhưng cụ thể dễ dàng nhìn thấy được nữa, mà của cõi người, cái mà mỗi chúng ta đều phải đối mặt: sinh, tử, cái chết, nỗi buồn, thất vọng, hi vọng, sự hoang mang, hoài nghi, tái sinh, hồi sinmh, hủy diệt, hiện hữu, phù du…Nội dung của trường ca lớn theo một cách khác. Nó không phải thể

hiện từng tâm trạng cá nhân, từng cảm xúc triết học.” [63]. Trường ca “Nhân chứng

của một cái chết” lại được viết theo thể thơ văn xuôi, được chia thành các khúc, không đề mục. Có thể nói, cái chết ám ảnh trong tất cả các trường ca của Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quang Thiều. Ở đấy, ta thấy tác giả không chỉ bàn về cái chết thể xác mà sâu hơn, xa hơn, đó là cái chết của linh hồn, của tâm hồn, của nhân ái, của tính người.

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều được biểu hiện rõ qua việc nhà thơ sử dụng linh hoạt thể thơ tự do và thơ văn xuôi ở những tập thơ đầu để khát quát những bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống hiện đại. Đặc điểm riêng của hai thể thơ này dường như càng góp phần mạnh mẽ vào việc thể hiện những cung bậc tình cảm phong phú của nhà thơ. Nó tạo nên một giọng thơ mới lạ trên cánh đồng thi ca Việt Nam hiện đại. Từ tập thơ “Những người đàn bà gánh nước sông” nhà thơ lại thử sức trong thể loại trường ca và mang tới cho thơ hiện đại thế giới hình ảnh sống động cuộn chảy theo dòng ý thức của trí tưởng tượng và những giấc mơ.

Một phần của tài liệu những cách tân nghệ thuật trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 100 - 105)