Xây dựng chương trình đào tạo với đầu ra theo chuẩn khu vực

Một phần của tài liệu tập san khoa học và giáo dục (Trang 89)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

1.Xây dựng chương trình đào tạo với đầu ra theo chuẩn khu vực

đầu ra theo chuẩn khu vực

Bước đầu tiên để tiếp cận trình độ giáo dục của khu vực là xây dựng các chương trình đào tạo từng bước đạt đến sự phù hợp với các chuẩn khu vực mà gần nhất là khu vực ASEAN.

Chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu của chuẩn đầu ra, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực về chương trình quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu học tập, tổ chức đào tạo... để sản phẩm đào tạo đạt với chuẩn đầu ra của chương trình. Trong thời gian gần đây, trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam đã triển khai xây dựng và đào tạo theo các chương trình tiên tiến hoặc chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngồi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ngồi ra, các trường đại học Việt Nam cũng đã xây dựng 15 chương trình đào tạo được đánh giá đạt chuẩn khu vực ASEAN.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn ASEAN là những chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của hệ thống đại học ASEAN (ASEAN University Network-Quality Assurance viết tắt là AUN-QA). Bộ tiêu chuẩn này hiện nay gồm cĩ 15 tiêu chuẩn và 68 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức từ thấp nhất (mức 1) hồn tồn khơng đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, phải cĩ giải pháp khắc phục ngay lập tức đến mức cao nhất (mức 7) đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí đánh giá.

Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA sẽ giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực;

85 đồng thời phát hiện chương trình cịn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.

Một phần của tài liệu tập san khoa học và giáo dục (Trang 89)