Về sự phát triển của đơn vị hành chính phƣờng ở Hà Nội từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 44 - 45)

sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, tháng 5/1946, Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội quyết định chia Hà Nội làm 17 khu phố nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành. Ngày mùng 2 và ngày 30 tháng 6 năm 1946, nhân dân Hà Nội bầu Ủy ban hành chính các khu phố và 5 khu hành chính ngoại thành.

Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, sau khi Trung ương đảng và Chính phủ rút lên Việt Bắc để lónh đạo toàn quốc kháng chiến, thỡ thực dân Pháp chia Hà Nội làm 8 quận, gồm 4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành. Dưới quận có các khu, dưới khu có các phố, các làng, đứng đầu là trưởng khu, trưởng phố, trưởng làng được giao nhiệm vụ theo dừi và chống phỏ cỏc hoạt động cách mạng.

“Năm 1954 sau khi tiếp quản thủ đô, thành phố Hà Nội vẫn giữ nguyên tổ chức hành chính ngọai thành, cũn nội thành được chia thành 4 khu, dưới khu là các tiểu khu (khu phố)” (25).

Hai năm 1958 – 1959, thành phố tập trung xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Ở nội thành hỡnh thành chớnh quyền hai cấp là thành phố và khu phố; ở ngoại thành hỡnh thành chớnh quyền ba cấp là thành phố - quận và xó. Ở nội thành - Ủy ban hành chớnh khu phố được coi là một cấp chính quyền, có con dấu, có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thành phố Hà Nội chia thành ba cấp hành chính không phân biệt nội ngoại, thành. Ở nội thành cấp khu đổi tên thành quận, khu phố và tiểu khu đổi thành phường; ở ngoại thành có huyện, xó và thị trấn.

Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, bên cạnh phát triển kinh tế - xó hội và củng cố an ninh quốc phũng, thành phố Hà Nội khụng ngừng xõy dựng và củng cố bộ mỏy chớnh quyền cỏc cấp. Tớnh đến đầu năm 2004, Hà Nội được chia thành 9 quận với 125 phường; (5 huyện với 104 xó, thị trấn). Cụ thể như sau:

Quận Ba Đỡnh cú 12 phường, diện tích 8,4 km2; quận Cầu Giấy có 07 phường, diện tích 12,1 km2; quận Đống Đa - 21 phường, diện tích 12,3km2; quận Hai Bà Trưng - 21 phường (trước năm 2004 là 25 phường, diện tích 12,8 km2); quận Hoàn Kiếm - 18 phường, diện tích 4,2 km2; quận Tây Hồ - 08 phường, diện tích 23,1km2; quận Thanh Xuân - 11 phường, diện tích 9,5 km2. Hai quận mới là Long Biên - 14 phường và Hoàng Mai - 14 phường được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2004.

Sự phát triển mọi mặt của thành phố Hà Nội trong những năm qua đó khẳng định vị trí quan trọng của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước. Tuy nhiên, nếu nhỡn nhận một cỏch tổng quỏt cho thấy, sự phỏt triển của thành phố Hà Nội chưa đồng đều về kinh tế, xó hội giữa nội thành và ngoại thành; giữa yờu cầu của cụng tỏc quản lý hành chớnh nhà nước nhất là cấp cơ sở đối với tốc độ gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế cũng như yêu cầu về dân chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 44 - 45)