Kết luận chương II:
3.2.3. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với chính quyền phƣờng.
phƣờng.
Trong thời gian mười năm đến hai mươi năm tới, nền kinh tế – xã hội nước ta sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất được nâng cao sẽ tác động mạnh mẽ vào ý thức, nhu cầu tinh thần của người dân, trong đó có nhu cầu về thực hiện dân chủ. Trong điều kiện một Đảng lãnh đạo, vấn đề nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và xác định rõ “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú, có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” (10). Tuy nhiên trong những năm qua “Sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước, còn có tình trạng buông lỏng và bao biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy Nhà nước” (11).
Trong điều kiện đổi mới, trình độ dân trí được nâng cao, ở địa bàn đô thị vốn nhiều phức tạp hơn so với nông thôn và miền núi, mọi hoạt động của chính quyền phường không thể tách rời các nghị quyết của Đảng ủy phường và sự chỉ đạo của cấp trên, nhưng cũng không vì thế các nghị quyết đó làm thay công việc quản lý nhà nước của chính quyền phường. Vì vậy trong việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cần khắc phục tình trạng bao biện, làm thay công việc của chính quyền; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân và tổ chức, tránh đùn đẩy hoặc không giám quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng của mình mà chờ đợi ở cấp ủy Đảng hoặc cấp trên chỉ đạo. Đối với cấp chính quyền phường cần bố trí cán bộ Đảng viên đủ tiêu chuẩn giới thiệu để bầu hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, kể cả người ngoài đảng cũng có thể đảm đương các
công việc của chính quyền nếu người đó có năng lực quản lý và có uy tín trong nhân dân. Đảng ủy phường cần huy động thêm lực lượng tham mưu các nghị quyết, các chủ trương của mình bằng cách công khai dự thảo, các kế hoạch hành động để mọi tầng lớp nhân dân sinh sống trên địa bàn có thể tham gia góp ý kiến. Đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ủy phường không tách rời công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) khóa VIII.
Xin đưa ra một mô hình trong công tác cán bộ và lãnh đạo của Đảng, đó là mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với hai Quận ủy tổ chức thí điểm tại phường Bến Nghé (Quận 1) năm 1999 và phường 2 (Quận 3) năm 2000. Sau năm năm thí điểm áp dụng mô hình này có thể rút ra kinh nghiệm:
- Về ưu điểm: Giảm đầu mối, giảm biên chế và một khoản chi lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước vốn đang còn nhiều khó khăn như hiện nay;
Việc kiêm nhiệm phát huy tốt vai trò cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và quản lý;
Với tư cách là Bí thư Đảng ủy phường, người lãnh đạo nắm bắt tình hình sát với đời sống ở cơ sở nên đề ra chủ trương sát với thực tế cuộc sống của nhân dân. Khi được tập thể Đảng ủy thông qua, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thì Nghị quyết đó được triển khai nhanh chóng, không phải qua khâu trung gian truyền đạt, giảm họp hành không cần thiết, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính hiện nay;
Nhiều vấn đề cụ thể phát sinh từ cơ sở được người đứng đầu quyết định thực hiện ngay, phù hợp với cơ chế “một cửa” chuẩn bị được áp dụng ở cấp phường từ năm 2005 theo quyết định 181/2003/ QĐ- TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
Tạo nguồn cán bộ trẻ, có năng lực, kinh nghiệm từ cơ sở cho cơ quan Đảng, Nhà nước cấp trên trong chiến lược cán bộ và quy hoạch nguồn cán bộ.
Nếu áp dụng đại trà, có thể dẫn tới độc đoán, mất dân chủ khi một người vừa đề ra chủ trương, vừa tổ chức thực hiện chủ trương đó theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trở nên mờ nhạt và dè dặt hơn khi Bí thư hoặc phó Bí thư Đảng ủy chính là Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Mặc dù giảm các cuộc họp của tập thể Đảng ủy và Ủy ban nhưng với cá nhân cán bộ là Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường họp hành mất nhiều thì giờ dễ quan liêu, và không đủ sức khỏe để giải quyết mọi công việc.
Kinh nghiệm rút ra từ mô hình này là: để có thể một cán bộ kiêm nhiệm hai chức vụ lãnh đạo cao nhất ở phường phải có các điều kiện cụ thể, đó là: Phải có cán bộ hội đủ phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo cả hai mảng công việc, vai trò cá nhân mang tính quyết định, cần có phương pháp làm việc khoa học, biết phân công công việc cho cấp phó và phát huy vai trò của họ; có đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc tốt, cấp ủy Đảng trong sạch, vững mạnh, các chi bộ cơ sở phát huy vai trò hạt nhân chính trị trong nhân dân.
Đây là một mô hình mới trong việc đổi mới tăng cường sự lãnh đạo ở cấp chính quyền cơ sở, nhưng chưa thể tổ chức phổ biến ở tất cả các phường mà tùy theo điều kiện cụ thể của từng phường theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa IX: “Việc bố trí Bí thư Đảng ủy đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân tùy theo tình hình cụ thể ở từng nơi”.
Khi áp dụng mô hình này phải có sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, đồng thời có quy chế rõ ràng để lựa chọn cán bộ giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính phường trở thành phổ biến khi không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Vấn đề đặt ra, nếu theo phương án cử tri ở phường bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban hành chính phường thì người ứng cử chức danh này phải đang là Bí thư Đảng ủy hay khi trúng cử rồi mới được cơ cấu làm Bí thư Đảng ủy? Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp với điều kiện của mỗi phường, và đòi hỏi sự linh hoạt của cấp trên cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể ở phường đó.