Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phƣờng Phú Thƣợng, quận Tây Hồ.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 55 - 59)

Ủy ban nhân dân phƣờng Phú Thƣợng, quận Tây Hồ.

- Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ được thành lập từ năm 1995, có diện tích 609 héc ta, dân số 12.500 người, 2812 hộ gia đỡnh. Trong những năm gần đây chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa, cây cảnh. Do yêu cầu phát triển của một phường đang đô thị hóa nhanh, nên diện tích đất

canh tác ngày càng bị thu hẹp vỡ cú nhiều dự ỏn giải phúng mặt bằng. Trờn địa bàn phường hiện có trên 30 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động.

- Về tổ chức của Hội đồng nhân dân phường: Hội đồng nhân dân phường Phú Thượng, quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2004 - 2009 được bầu 26 đại biểu (nhiệm kỳ trước là 21 đại biểu), trong đó: cán bộ chuyên trách đảng 01; chính quyền 01; tổ chức thành viên mặt trận tổ quốc 06; tôn giáo 02; ngoài đảng 12 (46%). Đại biểu tái cử là 11, chiếm 42,3%.

- Về hoạt động: Thông qua các kỳ họp, Hội đồng nhân dân phường đó tổ chức tiếp xỳc cử tri 9 cụm dõn cư và các đoàn thể của phường; quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế như chuyển đổi sản xuất từ lúa sang hoa; tạo điều kiện để nhân dân phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm ổn định và phát triển đời sống. Sau mỗi kỳ họp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường được phổ biến đến các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn phường để tổ chức thực hiện.

+ Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, các tổ đó họp thống nhất chia thành 5 nhúm giỏm sỏt theo chuyờn đề về kinh tế, thu chi ngân sách, văn hóa – xó hội, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giám sát công tác thực hiện pháp luật; xây dựng chương trỡnh giỏm sỏt. + Trong công tác phối hợp hoạt động: Trước mỗi kỳ họp, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc thống nhất chương trỡnh, nội dung, phõn cụng chuẩn bị bỏo cỏo; xõy dựng quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân phường, phối hợp với Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc phường xây dựng Nghị quyết liên tịch, phối hợp công tác. Sau mỗi kỳ họp tổ chức cùng Mặt trận tổ quốc và Ủy ban nhân dân xuống các cụm dân cư tiếp xúc cử tri và đoàn thể để báo cáo kết quả kỳ họp và phổ biến nghị quyết; duy trỡ giao ban với cỏc tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Về tổ chức: Uỷ ban nhân dân phường Phú Thượng nhiệm kỳ 2004 - 2009 có 17 cán bộ (nhiệm kỳ trước là 15), trong đó 10 cán bộ có trỡnh độ đại học, chiếm 58,82%; cũn lại là trỡnh độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; số cán bộ là đảng viên 11 người, chiếm 64,71%. Tập thể Uỷ ban nhân dân có 5 người, trong đó có một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch và hai uỷ viên Uỷ ban nhân dân. Phường Phú Thượng được chia thành 61 tổ dân phố, mỗi tổ dân phố có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó (tổng số 122 cán bộ); 09 cụm dân cư gồm cụm trưởng và cụm phó. Mỗi cụm dân cư có từ 6 đến 8 tổ dân phố hợp lại.

- Về hoạt động: Ủy ban nhân dân phường đó xõy dựng và thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhõn dõn phường; quy chế phân công chế độ trách nhiệm của cán bộ Ủy ban nhân dân phường; quy chế về mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân và Mặt trận tổ quốc. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tổ dân phố; phân công ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách các cụm dân cư. Giao ban hàng tháng với tổ dân phố, sơ kết hàng quý, 6 thỏng, 9 tháng, một năm về việc triển khai công tác thường xuyên cũng như đột xuất.

+ Ủy ban nhân dân phường trực tiếp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (là chủ yếu) của phường và các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thực hiện thu chi ngân sách hàng năm; lập và công khai báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách phường hàng năm. Ngoài ra ở phường Phú Thượng, công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng đô thị là vấn đề lớn, mỗi năm xử lý hàng trăm trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép theo thẩm quyền; xây dựng các tuyến đường nội bộ, trụ sở, trạm y tế, chợ của phường; vận động nhân dân giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; thực hiện phũng chống lụt bóo, ỳng ngập hàng năm; đảm bảo trật tự an toàn giao thông và vệ sinh đô thị; công tác an ninh chớnh trị, trật tự an toàn xó hội; văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; lao động thương binh xó hội, phũng chống tệ nạn xó hội. Sự nghiệp giỏo dục đào tạo; công tác dân số, gia đỡnh, trẻ em; cụng tỏc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; công tác tư pháp, hộ tịch, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; công tác cải cách hành chính và thi đua khen thưởng … vv.

Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm và phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đó là:

+ Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân phường cũn chung chung, chưa có kỹ năng giám sát, hoạt động thiếu linh hoạt. Phương pháp nắm bắt thông tin hạn chế, đại biểu chưa thường xuyên phản ánh thông tin về Thường trực Hội đồng nhân dân.

+ Việc giám sát chưa được hiểu một cách cặn kẽ, dễ dẫn đến tỡnh trạng tương tự như thanh tra, kiểm tra các đơn vị được giám sát; các văn bản mẫu cũn chung chung, chưa phân biệt rạch rũi giữa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể.

+ Việc kiểm tra, đôn đốc giải quyết trả lời ý kiến của cử tri đối với một số ban, ngành chức năng có liên quan chưa kịp thời, hoặc có những ý kiến tuy đó được quan tâm giải quyết, song chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri; + Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường: Công tác chỉ đạo sản xuất và đặt ra mục tiêu kinh tế chỉ là hỡnh thức, vỡ tạo lập, nắm giữ và sử dụng vốn kinh doanh hoàn toàn là do dõn nắm giữ. Cỏc hoạt động như đào tạo và giới thiệu việc làm mới dùng lại ở mức độ xác nhận hồ sơ cho người lao động. + Trước những đũi hỏi của thực tiễn, một cỏn bộ phường phải kiêm nhiệm nhiều việc mà thẩm quyền không rừ, với đội ngũ cán bộ hiện có, chính quyền phường cũn gặp nhiều khú khăn về tổ chức cán bộ kể cả về số lượng và chất lượng. Trỡnh độ cán bộ không đồng đều, nhiều cán bộ không được đào tạo bài bản, cũn cỏn bộ Ủy viờn ủy ban, cỏn bộ Ủy ban nhõn dõn trỏch nhiệm cũn hạn chế, thiếu tinh thần chủ động.

+ Lề lối, mối quan hệ công tác với cơ sở của cán bộ ủy viên, cỏn bộ lónh đạo Ủy ban cũn thiếu sõu sỏt, phương pháp làm việc chưa thực sự khoa học. Công tác tiếp dân giải quyết những vấn đề bức xúc có những vụ việc chưa dứt điểm, kéo dài. Sự kết hợp giữa phường với các phũng, ban, ngành trong giải quyết một số việc cụ thể về quản lý trật tự xây dựng, hợp đồng mua

bán nhà, tranh chấp dân sự, quan điểm không thống nhất gây khó khăn cho nhân dân.

+ Một số chương trỡnh, kế hoạch, chỉ tiờu cú năm chưa đạt, có việc để chậm như việc thực hiện một số công trỡnh lao động cụng ớch. Nhiệm vụ, chỉ tiờu kinh tế xó hội như tỡnh hỡnh sản xuất nụng nghiệp, giải quyết lao động việc làm cũn gặp nhiều khú khăn; tỉ lệ hộ xây dựng không phép chiếm đa số, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, công tác dân số kế hoạch hóa gia đỡnh, phũng chống ma tỳy và cỏc tệ nạn xó hội khỏc đạt hiệu quả chưa cao.

+ Hoạt động ban hành văn bản chưa đi vào nền nếp, chủ yếu vẫn là công văn giấy tờ bỡnh thường nhằm cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn và sự chỉ đạo của cấp trên; với những văn bản cá biệt, chủ yếu là quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi thuộc thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)