Về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân phƣờng

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 31)

1.2.2.1. Cách thức thành lập Uỷ ban nhân dân phường

Khác với cách thức thành lập Hội đồng nhân dân phường là thông qua bầu cử trực tiếp, Ủy ban nhân dân phường được hình thành bằng cách cử tri gián tiếp bầu ra thông qua cơ quan đại diện của mình. Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu”.

Khoản 2, điều 52 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân và giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, là người giúp việc cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Việc hình thành Ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay thường được dự kiến từ trước khi tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Dự kiến này do các cấp ủy Đảng tiến hành giới thiệu nhân sự chủ chốt và có định hướng, sắp xếp cán bộ. Tại không ít địa phương, việc bầu các chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật nhiều khi chỉ là thủ tục và hình thức.

1.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường

Theo quy định tại điều 13, Nghị định số 107/ 2004/ NĐ- CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân phường có năm thành viên, gồm một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch và hai ủy viên. Thành viên Uỷ ban nhân dân phường được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc như sau:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị.

- Một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, nhà đất và tài nguyên, môi trường.

- Một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.

- Một Uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công an. - Một Uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách quân sự.

Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định đối với cán bộ, thành viên Uỷ ban nhân dân phải là những người có năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế -xã hội ở địa phương; chấp hành có hiệu quả nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và pháp luật, chính sách của nhà nước. Trong công tác, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và nghiêm chỉnh chấp hành sự quản lý tập trung thống nhất của Trung ương.

So với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và Nghị định số 174/CP ngày 29/9/1994 quy định về cơ cấu thành viên và số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thì số lượng thành viên Ủy ban nhân dân hiện nay giảm hai thành viên (trước đây là 7 thành viên), nhưng số lượng Phó Chủ tịch tăng lên một (trước đây là một). Ngoài hai ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách công an và quân sự như cơ cấu hiện nay, trước đây còn có 3 ủy viên nữa phụ trách ba lĩnh vực là: tài chính; nhà đất và lao động, thương binh và xã hội. Có thể nói, cơ cấu Ủy ban nhân dân phường hiện nay tương đối gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, vì số lượng Phó Chủ tịch tăng lên, phụ trách các lĩnh vực hoạt động của các ủy viên trước đây. Đồng

thời khắc phục những bất cập về lĩnh vực phụ trách của một Phó Chủ tịch trước đây chỉ phụ trách văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao.

Nghị định số 114/ 2003/ NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 121/ 2003/ NĐ- CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định bộ máy cán bộ chính quyền phường gồm ba đối tượng, đó là:

+ Cán bộ chuyên trách: gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân phường;

+ Cán bộ không chuyên trách ở phường gồm cấp phó của công an; chỉ huy quân sự; cán bộ kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cán bộ lao động - thương binh và xã hội; cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; thủ quỹ – văn thư - lưu trữ; cán bộ phụ trách đài truyền thanh; cán bộ quản lý nhà văn hóa. Cán bộ không chuyên trách ở tổ dân phố là tổ trưởng tổ dân phố.

+ Công chức ở phường, bao gồm cán bộ cấp trưởng của: Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội phường.

Về số lượng cán bộ, công chức trong toàn bộ hệ thống chính trị ở phường bao gồm Đảng, chính quyền, đoàn thể được quy định như sau: Đối với phường dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức. Đối với phường từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.

Nguồn cán bộ chính quyền phường (gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân phường) được hình thành theo hai hình thức, đó là: Bầu cử và tuyển dụng. Hình thức bầu cử đối với cán bộ chuyên trách được thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Còn đối với công chức phường tiến hành bằng hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 3 và 4, điều 13, Nghị định số 114/ 2003/ NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận chỉ đạo, tổ chức

việc tuyển dụng công chức phường. Người được tuyển dụng phải tập sự đủ thời gian sáu tháng. Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận quyết định tuyển dụng hoặc không tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đặc điểm là cơ quan hành chính nhà nước, nên Ủy ban nhân dân phường được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt đối với những trường hợp cụ thể. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường được quy định trong các lĩnh vực như: Lĩnh vực kinh tế (điều 111); lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp (điều 112); lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải (điều 113); lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao (điều 114); lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương (điều 115); thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo (điều 116); việc thi hành pháp luật (điều 117).

Ngoài bảy lĩnh vực và nhiệm vụ, quyền hạn trên được quy định chung cho Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn, điều 118 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 còn quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với Uỷ ban nhân dân phường, đó là:

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;

- Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định.

1.2.2.4. Nguyên tắc hoạt động, hình thức văn bản và phương pháp hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường:

- Uỷ ban nhân dân phường được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể và trách nhiệm cá nhân.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc xuyên suốt hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước ta nói riêng. Nguyên tắc này được thể hiện bằng việc thiểu số phục tùng đa số, nhưng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung được tập thể xem xem xét và bảo lưu. Trong hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị thì cấp dưới phục tùng mệnh lệnh của cấp trên, đồng thời cấp trên tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới. Dân chủ tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ luôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương. Những công việc quan trọng, có tác động ở phạm vi rộng phải được đưa ra thảo luận và quyết định tập thể nhằm phát huy trí tuệ tập thể, bảo đảm thống nhất trong tư tưởng và hành động trên thực tiễn. Bên cạnh vai trò mang tính quyết định của cá nhân người đứng đầu thì trách nhiệm cá nhân cũng được đặt ra.

- Về hình thức ban hành văn bản, điều 10 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân ra quyết định, nghị quyết còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị” trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Các quyết định của Ủy ban nhân dân phường thường quy định những vấn đề chung, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành. Còn nghị quyết của Ủy ban nhân dân có tính chất vừa cụ thể, vừa

định hướng để Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên và các bộ phận chuyên môn làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thường là văn bản cá biệt với đối tượng quản lý, được áp dụng một lần trong thực tế, ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép…vv. Quyết định này cũng có thể do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký thay. Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nhằm đôn đốc, chấn chỉnh một hoạt động nào đó đang được thực hiện, đang diễn ra trong thực tế quản lý.

- Về phương pháp hoạt động, theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 cũng như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, thì có hai phương pháp hoạt động, đó là: Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân phường và hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cùng các bộ phận chuyên môn trực thuộc.

+ Hoạt động tập thể của Ủy ban nhân dân phường, thông qua phiên họp tập thể mỗi tháng một lần, tuy nhiên cũng có thể tiến hành các phiên họp bất thường nếu xét thấy cần thiết. Các quyết định của Ủy ban nhân dân muốn có hiệu lực phải được thảo luận và được quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành (điều 123). Sáu vấn đề được đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số bao gồm: Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương; kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình; kế hoạch huy động nhân lực, tài chính; các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường và thông qua báo cáo trình Hội đồng nhân dân; đề án thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương (điều 124).

+ Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các bộ phận chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân phường.

Điều 126 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là người lãnh đạo và điều

hành công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên”.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường có nhiệm vụ, quyền hạn: Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban nhân dân (điều 127).

Đối với các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Còn với mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và cơ quan nhà nước cấp trên.

Điều 129 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phường bao gồm: Công an phường, Ban quân sự phường; Văn phòng - thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.

Những điểm mới của Luật Tổ chức Hội đồng nhõn dõn và Ủy ban

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)