Xây dựng tổ dân phố, cụm dân cƣ tự quản, tự chủ trong một số hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 101 - 104)

Kết luận chương II:

3.2.9. Xây dựng tổ dân phố, cụm dân cƣ tự quản, tự chủ trong một số hoạt động thực tiễn hàng ngày.

số hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Khác với người dân các thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc … ở nông thôn và miền núi, người dân tại các tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố có lối sống sinh hoạt và thói quen khác, theo kiểu “chín người mười làng”. Sự gắn bó

giữa người dân đô thị không bền chặt như ở nông thôn, miền núi, hầu như ai biết người nấy. Do đặc điểm như vậy nên tổ dân phố, cụm dân cư được chính quyền phường rất chú trọng xây dựng và thường xuyên tiếp nhận thông tin từ đây. Tổ dân phố, cụm dân cư thực hiện một số công việc mang tính hành chính, còn lại là hoạt động tự quản nhiều hơn. Chính đơn vị này giúp chính quyền phường rất nhiều trong việc phản ánh những tồn tại, yếu kém cũng như nguyện vọng của nhân dân và thực hiện tương đối triệt để các chủ trương, kế hoạch của chính quyền phường tới nhân dân. Vì thế chính quyền phường muốn mạnh trước hết và cần thiết phải xây dựng tổ dân phố, cụm dân cư mạnh. Đây là bộ phận được coi là “chân rết” không thể tách rời hoạt động hàng ngày của chính quyền phường. Người đứng đầu tổ dân phố do dân cư trên địa bàn bầu ra dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền phường, có thể gồm tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. Sau đó có nơi tập hợp từ 3 đến 5 tổ dân phố thành một cụm dân cư, đứng đầu là cụm trưởng cũng do dân bầu trực tiếp. Có nơi lại thành lập khu phố để nhân dân của khu thực hiện việc tự quản.

Những cán bộ Tổ dân phố hiện nay, đa số là người đó nghỉ hưu có uy tín được nhân dân bầu ra thực hiện nhiều công việc được giao như: quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng; thu tiền nghĩa vụ lao động công ích; thu các quỹ theo quy định của pháp luật; xác nhận những vấn đề trong phạm vi của Tổ dân phố, giúp Uỷ ban nhân dân phường quản lý, điều hành. Ngoài ra, Tổ dõn phố cũn là nơi vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trỡnh nhỏ của cộng đồng như làm cống rónh thoỏt nước, làm đường nội bộ, sửa chữa nhỏ, vệ sinh môi trường, ủng hộ các em thiếu nhi, người già, người tàn tật, gia đỡnh cú hoàn cảnh khú khăn. Tuy nhiên, do các hộ dân ở đô thị không có sự gắn kết như ở nông thôn và miền núi nên nhiều khi chính quyền phường dựa vào đội ngũ cán bộ Tổ dân phố mà trở nên xa dân, quan liêu và mệnh lệnh. Mặt khác có lúc xảy ra tỡnh trạng Tổ dõn phố thực hiện cỏc cụng việc vượt quá phạm vi của mỡnh khiến tiếng núi người dân ở cơ sở không phản ánh kịp thời và trung thực tới chính quyền phường. Vỡ vậy, chớnh quyền phường cần chú trọng tới việc xây dựng Tổ dân phố theo các nội dung sau:

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức chính quyền cơ sở, trong đó quy định rừ về tờn gọi, chức danh, quy trỡnh bầu cử, nhiệm vụ quyền hạn, số lượng cán bộ Tổ dân phố. Khắc phục tỡnh trạng chưa thống nhất hiện nay về tên gọi và phạm vi hoạt động. Việc công nhận chức danh Tổ trưởng Tổ dân phố phải căn cứ vào kết quả bầu cử tại cơ sở.

- Không tổ chức thêm một cấp “Cụm dân cư” như hiện nay, sẽ dẫn đến nhiều tầng nấc trung gian từ chính quyền phường đến người dân trên địa bàn.

- Quy định mức phụ cấp của cấn bộ Tổ dân phố. Có tính đến đặc điểm, điều kiện của các thành phố lớn, các khu công nghiệp lớn. Ngoài ra tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể phụ cấp thêm cho cán bộ Tổ dân phố do Hội đồng nhân dân cấp thành phố quyết định;

- Quy định rừ phạm vi cụng việc mang tớnh chất hành chớnh mà Tổ dõn phố được Uỷ ban hành chính phường uỷ quyền thực hiện; những công việc mang tính chất nội bộ, tự quản mà Tổ dân phố huy động dân cư thực hiện;

- Về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp thành phố, căn cứ vào tỡnh hỡnh cụ thể của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Tổ dân phố, chẳng hạn: số nhân khẩu, số hộ trong một Tổ dân phố; sắp xếp, rà soát, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Tổ dân phố. Mối quan hệ thường xuyên và định kỳ mang tính chất hành chính giữa Uỷ ban hành chính phường, Chủ tịch và phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính phường với Tổ dân phố. Quy định về mối quan hệ giữa các bộ phận chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính phường như: Địa chính – nhà đất, Công an, Lao động – thương binh và xó hội; Văn hoá thể thao … với Tổ dân phố. Quy định về định kỳ gặp gỡ, đối thoại giữa người dân với Uỷ ban hành chính phường; về vị trí vai trũ, chức năng của Tổ dân phố trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân phường và thực hiện cơ chế bầu trực tiếp hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban hành chính phường và các thành viên Ủy ban hành chính;

- Quy định về quy chế chung cho sinh hoạt Tổ dân phố trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thẩm quyền kỷ luật, khen thưởng, miễn nhiệm,

nhiệm kỳ của Tổ dân phố; quy trỡnh ứng cử, hiệp hương, giới thiệu và bầu cỏn bộ Tổ dõn phố; nội dung, hỡnh thức, thời gian tổ chức Hội nghị Tổ trưởng Tổ dân phố (có thể một năm một hoặc hai lần hội nghị Tổ trưởng Tổ dân phố với tập thể Uỷ ban hành chính phường) để nghe phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và truyền đạt các chủ trương, kế hoạch của chính quyền phường cũng như các ban ngành, các bộ phận trực thuộc.

Tất cả các hoạt động trên cần có sự chỉ đạo thống nhất cùng các tổ chức như Chi bộ Tổ dân phố, Ban Mặt trận Tổ quốc Tổ dân phố, Chi hội phụ nữ, chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)