Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chính quyền phƣờng trong hệ thống hành chính nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 71 - 72)

Kết luận chương II:

3.1.1. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chính quyền phƣờng trong hệ thống hành chính nhà nƣớc.

trong hệ thống hành chính nhà nƣớc.

Trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường cần quán triệt một số vấn đề mang tính nguyên tắc sau đây:

Một là: Chính quyền phường là một cấp quan trọng trong bộ máy nhà

nước. Đánh giá đúng vai trò của chính quyền phường trong mọi mặt hoạt động ở đô thị, tránh khuynh hướng mệnh lệnh hoặc chỉ chú trọng xây dựng, tổ chức hoạt động vai trò của chính quyền cấp trên, coi nhẹ chính quyền phường. Suy nghĩ của nhiều người hiện nay cho rằng chính quyền phường là nơi “dồn” các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp luật của cấp trên để triển khai tới người dân mà không cần biết hiệu quả của nó đến đâu. Vì vậy cần lấy hiệu quả quản lý làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của chính quyền phường ở đô thị.

Hai là: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường cần được cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ để xây dựng bộ

máy gọn nhẹ, có đủ năng lực và uy tín lãnh đạo, quản lý dân cư trên địa bàn, đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước, thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ba là: Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường tại các đô thị không tách rời chủ trương cải cách hành chính. Trong đó vấn đề tinh giản biên chế, nâng cao năng lực cán bộ, cải cách chế độ tiền lương, cải cách các thủ tục hành chính ngay từ cơ sở cần được quan tâm đúng mức.

Bốn là: Xây dựng bộ máy chính quyền phường thực sự là đại diện cho

người dân sinh sống trên địa bàn. Chính quyền phải thực sự sát dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong nội bộ nhân dân, đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ và chịu sự giám sát của nhân dân.

Năm là: Từng bước loại bỏ sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm

pháp luật về chính quyền địa phương nói chung, chính quyền phường nói riêng. Gắn các hoạt động của chính quyền phường với nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền phường với quyền và nghĩa vụ của công dân do chính quyền phường quản lý.

Các nguyên tắc trên được đảm bảo bằng các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tạo mọi điều kiện để chính quyền phường chủ động trong việc tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều hành phù hợp với thực tế cuộc sống đô thị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)