0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tăng cƣờng giám sát của nhân dân trong hoạt động của chính quyền phƣờng.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 96 -97 )

Kết luận chương II:

3.2.6. Tăng cƣờng giám sát của nhân dân trong hoạt động của chính quyền phƣờng.

chính quyền phƣờng.

Theo hướng không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, thì công tác giám sát của nhân dân là trực tiếp thể hiện quyền dân chủ của mình. Giám sát trực tiếp là phát hiện, yêu cầu trả lời, góp ý xây dựng cho chính quyền phường thực hiện tốt chức năng quản lý điều hành qua những thông tin từ cơ sở, từ đó Ủy ban hành chính phường xây dựng phương án, kế hoạch hành động sát với thực tế. Để người dân trực tiếp giám sát hoạt động của chính quyền phường, có thể tiến hành theo hai cách sau đây:

Cách thứ nhất: Quy định một năm hoặc sáu tháng một lần, Ủy ban hành

chính và Chủ tịch Ủy ban hành chính có trách nhiệm thông báo kế hoạch chi tiết đến từng tổ dân phố, cụm dân cư để người dân được biết và giám sát các hoạt động đó. Một năm hoặc sáu tháng một lần, Ủy ban hành chính phường có trách nhiệm tổ chức đối thoại, gặp gỡ với người dân tại các tổ dấn phố, cụm dân cư. Như vậy sẽ hiệu quả hơn vì không còn tình trạng nể nang, né tránh do sợ va chạm, mất lòng như một số Đại biểu Hội đồng nhân dân phường hiện nay tại các kỳ họp.

Cách thứ hai: Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội,

đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, cử tri có thể phản ánh về những hoạt động của chính quyền phường sở tại để đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng

nhân dân thành phố, và lãnh đạo chính quyền quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nắm được thông tin chính thức từ nhân dân để yêu cầu chính quyền phường thực hiện.

Về nội dung giám sát, cần có quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ chính quyền phường, thông báo công khai để nhân dân địa phương trực tiếp giám sát. Khi nảy sinh hiện tượng tiêu cực hoặc cán bộ chính quyền phường có tài sản lớn phát sinh không rõ ràng, nhân dân có quyền đặt câu hỏi trong các kỳ tiếp xúc. Việc tiếp xúc cử tri hoặc đối thoại với dân không nên bó hẹp trong phạm vi đại biểu mà cần mở rộng hơn nữa, tức là bất cứ người dân nào cũng có thể tham dự. Tuy nhiên cũng cần thận trọng để tránh các hiện tượng tiêu cực, quá khích, gây rối hoạt động giám sát của nhân dân. Các hoạt động tiếp xúc, đối thoại, giám sát phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương và ổn định xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy phường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thông qua cơ chế giám sát này, dân gần chính quyền và chính quyền gần dân hơn; giảm bớt quan liêu, xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ đảng viên, đồng thời cán bộ chính quyền phường được rèn luyện qua thực tế hoạt động.

Thông qua giám sát, chính quyền phường thấy rõ hơn vai trò và uy tín của mình trước dân, những khuyết điểm cần sửa chữa, những ưu điểm cần tiếp tục phát huy. Mặt khác góp phần thực hiện cơ chế bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ chính quyền phường. Trong tương lai sẽ có những đạo luật liên quan đến dân chủ ở cơ sở như đạo luật về chế độ tự quản ở cơ sở; đạo luật về trưng cầu dân ý và đạo luật về dân nguyện với những quy định để tạo điều kiện cho người dân có quyền được giám sát thực sự các hoạt động của cơ quan Nhà nước và Nhà nước sẽ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với công dân. Cơ chế giám sát trực tiếp của nhân dân phường là thực tiễn để xây dựng các đạo luật nói trên.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 96 -97 )

×