0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện pháp luật về chính quyền phƣờng theo hƣớng không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 81 -81 )

Kết luận chương II:

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về chính quyền phƣờng theo hƣớng không tổ chức Hội đồng nhân dân.

không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được xây dựng theo khuôn mẫu chung nhằm tạo nên sự thống nhất một mô hình. Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, có cùng một cơ chế hoạt động. Chẳng hạn: việc thiết lập Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín với số lượng cụ thể. Hội đồng nhân dân bầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện nghị quyết của mình…vv. Hội đồng nhân dân có ở cả ba cấp chính quyền tỉnh, huyện và cấp xã, cùng có nhiệm kỳ 5 năm, cùng chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ quốc hội, sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Ủy ban Thường vụ quốc hội. Đều có sự phối hợp hoạt động với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp ở địa phương; đều có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Tiêu chuẩn bầu đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp và hoạt động giám sát giống nhau… vv. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp phường cũng

được quy định gồm tám lĩnh vực như Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, chỉ khác nhau cơ bản là:

- Phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cấp phường hẹp hơn so với cấp tỉnh và huyện; thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lớn hơn, đó là quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện và phê chuẩn đề nghị giải tán Hội đồng nhân dân cấp phường khi mắc sai phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, Luật tổ chức Hội đồng nhõn dõn và Ủy ban nhõn dõn năm 2003 còn có những điểm giống nhau không cần thiết giữa Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp phường, chẳng hạn: khoản 7, điều 11 và khoản 7 điều 29 là “Quyết định các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại”…vv.

- Đối với Ủy ban nhân dân: Hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải; thi hành pháp luật; chính sách tôn giáo, dân tộc … được phân công khá cụ thể giữa các cấp, chỉ thu hẹp phạm vi và bước đầu phân biệt tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương; huyện với quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và có quản lý biển, đảo; xã, thị trấn với phường.

- Các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành về chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền phường nói riêng vẫn còn trùng lặp. Chẳng hạn, Nghị định số 114/ 2003/ NĐ- CP ngày 10/10/2003 về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 104/ 2004/ NĐ-CP ngày 1/4/2004 về số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị định số 121/ 2003/ NĐ- CP ngày 21/10/2003 về chế độ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ... còn nhiều điều khoản trùng lặp và chồng chéo. Ví dụ, Nghị định 114 và Nghị định 121 có sự trùng lặp về “đối tượng điều chỉnh” là cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách và công chức cấp xã, phường, thị trấn. Hoặc phần “tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn” và “những công việc cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn không được làm” tại Nghị định 114 trùng lặp với các quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức. Ngoài sự trùng lặp về thẩm quyền đã được quy định trong hầu hết các văn bản pháp luật khác, ví dụ: Ủy ban nhân dân phường có quyền “lập dự toán thu

ngân sách trên địa bàn” trùng với các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước; “Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các quỹ đất được để lại để phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương” trùng với các văn bản pháp luật đất đai”; hoặc “Thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng” trùng với pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về đê điều; hoặc “Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch” trùng với Luật nghĩa vụ quân sự … một số nhiệm vụ, quyền hạn đối với chính quyền phường đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác. Phần nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 là sự liệt kê chung các văn bản pháp luật hiện hành về nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.

- Một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là nhiều quy định không cần thiết và không có tính khả thi đối với Ủy ban nhân dân phường hiện nay. Chẳng hạn, các quy định về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…vv đối với các phường ở đô thị không có rừng, không có biển và không có đất sản xuất nông nghiệp thì những quy định đó không được quan tâm. Chính vì vậy, việc rà soát các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta và xây dựng những quy định riêng có tính chất khung về chính quyền địa phương bằng một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, pháp điển hóa tất cả những văn bản pháp luật khác thành Bộ luật về chính quyền địa phương cần được tính đến. Đồng thời loại bỏ những quy định chung chung và sự trùng lặp trong các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Mặt khác, cần bổ sung một số quy định cụ thể như: Quy định về nghĩa vụ của chính quyền cơ sở (trong đó có chính quyền phường) với công dân sinh sống trên địa bàn. Ví dụ quy định: Ủy ban hành chính cấp phường có nghĩa vụ xác nhận các loại giấy tờ, hồ sơ, lý lịch cá nhân và các yêu cầu khác của công dân thuộc địa bàn quản lý, nếu yêu cầu đó không trái vượt thẩm quyền hoặc vi phạm đạo đức xã hội. Đây là công việc thường xuyên của chính quyền phường, nhưng chưa có văn bản nào quy định, nên thực tế rất dễ bị các

cán bộ lợi dụng, hạch sách, dẫn đến tiêu cực. Việc quy định nghĩa vụ của chính quyền nói chung vừa nâng cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu vừa thể hiện vai trò của chính quyền cơ sở trước nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân .

Theo phương án không tổ chức Hội đồng nhân dân phường và Chủ tịch Ủy ban hành chính phường cùng các thành viên do dân bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thì cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành. Theo đó tăng thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong các lĩnh vực; phân cấp mạnh mẽ cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính cấp tỉnh. Trong đó có quyền:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Ủy ban hành chính phường, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng khu vực, tránh lặp lại những điều khoản về chính quyền phường trong các văn bản khác;

- Quy định điều kiện, tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban hành chính phường; cách thức, trình tự, thủ tục bầu hoặc bổ nhiệm, phê chuẩn chức danh Chủ tịch Ủy ban hành chính phường và các thành viên của Ủy ban hành chính;

- Luật cần có quy định riêng về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính tỉnh; Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính thành phố trực thuộc Trung ương;

- Xây dựng và hoàn thiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân khi thấy cần thiết kiện quyết định của Ủy ban hành chính và Chủ tịch Ủy ban hành chính ra Tòa hành chính;

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 81 -81 )

×