2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Hà Nội ở tọa độ địa lý thuận lợi về nhiều mặt, với kinh độ 105o 87’ đông và độ vĩ 21o 05’ bắc, nằm trên trục của đồng bằng hỡnh tam giỏc do sụng Hồng và cỏc phụ lưu của nó tạo nên, với chóp đỉnh Việt Trỡ và cạnh đáy là đường ven bờ vịnh Bắc bộ, ngay ở phần chia ba đầu tiên ở trục này.
Vị trí thuận lợi về mọi mặt tạo điều kiện để Hà Nội phát triển kinh tế - xó hội. Ngay từ mựa xuõn năm 1010 trong bài Chiếu hỏi ý kiến về việc dời đô, Lý Công Uẩn với Thiền sư Vạn Hạnh làm cố vấn tối cao đó vạch rừ: “Thành Đại La ở trung tâm bờ cừi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hỡnh thế nỳi sụng sau trước. Ở đó, địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương” (30).
Trải qua hàng ngàn năm, với các tên gọi khác nhau, với biết bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn là nơi trung tâm về nhiều mặt của cả nước. Đặc biệt, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hũa ra đời đó quyết định chọn Hà Nội làm thủ đô. Ở góc độ quản lý Nhà nước, Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương quan trọng. Qua hai cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hà Nội là biểu trưng của sức mạnh đại đoàn kết và ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập. Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội là đơn vị đi đầu trong mọi hoạt động, được UNESCO công nhận là “Thành phố vỡ hũa bỡnh” năm 2000. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2001. Tại điều 1 của Pháp lệnh nêu rừ: “Thủ đô Hà Nội là vị trí trung tâm đầu nóo chớnh trị - hành chớnh quốc gia, trung tõm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và các tổ chức chính trị - xó hội, cỏc cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước”.