0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đổi mới công tác cán bộ chính quyền phƣờng

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 90 -90 )

Kết luận chương II:

3.2.5. Đổi mới công tác cán bộ chính quyền phƣờng

3.2.5.1. Quy rõ trách nhiệm cá nhân của cán bộ chính quyền phường.

Theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức phường đã có tiêu chuẩn và điều kiện rõ ràng. Điều 27, Nghị định 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10 2003 của Chính phủ quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã, phường chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình”; “Chấp hành sự điều động, quyết định phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định”

Trách nhiệm cá nhân bao gồm hai mặt. Thứ nhất, đó là những quy định cụ thể, ràng buộc vị trí của người đó với công việc được giao, họ có quyền và nghĩa vụ gì đối với công việc của mình. Thứ hai, đó là thái độ, ý thức, nhận thức, sự nhiệt tình của cán bộ đối với công việc được giao.

Với cán bộ, công chức phường do hàng ngày phải tiếp xúc với dân thông qua các công việc cụ thể, ngoài trình độ, năng lực xử lý công việc, cần những ràng buộc về trách nhiệm cá nhân. Do đó, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi phường mà có văn bản riêng quy định vấn đề này. Đó là những quy định về chất lượng, số lượng công việc cần phải làm, làm như thế nào, trong thời gian bao lâu phải hoàn thành, ai là người kiểm tra, đôn đốc và đánh giá. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra trong thời gian nhất định thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? Từ đó nảy sinh các vấn đề về số lượng cán bộ, công chức phường đủ hay thiếu, năng lực trình độ và thái độ làm việc ra sao? Ví dụ: với một cán bộ phường làm việc trong lĩnh vực nhà, đất, nếu trong thời gian một năm không hoàn thành việc kê khai diện tích nhà, đất tại một khu vực của phường thì không được khen thưởng trong năm. Nếu tiếp tục kéo dài đến ba tháng thì bị kỷ luật. Nếu kéo dài hai năm chưa hoàn thành thì phải nghỉ việc để người khác thay thế …vv. Tương tự với các cán bộ trong những lĩnh vực khác, Chủ tịch Ủy ban hành chính phường cần quy định rõ thông qua

bàn bạc dân chủ, như vậy sẽ tạo ra trách nhiệm cá nhân. Thực tế, cùng một lĩnh vực quản lý, nhưng ở hai phường điều kiện như nhau nhưng có cách làm và hiệu quả khác nhau. Điều đó cho thấy nếu trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức phường nâng cao thì nhiều công việc được giải quyết ngay từ cơ sở.

“Trách nhiệm cá nhân” trong công việc không thể quy định chi tiết luật hoặc các văn bản dưới luật, mà đòi hỏi sự linh hoạt, trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi phường. Do đó cần có quy định giao Chủ tịch Ủy ban hành chính phường ban hành văn bản quy định về nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức phường thuộc quyền quản lý và kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Lấy đó làm căn cứ xét tuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.

3.2.5.2. Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ phường.

Nghị quyết số 03/NQ/HN – TW khóa VIII ngày 18/6/1997 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quy định hợp lý số cán bộ chính quyền cơ sở có phân biệt theo đặc điểm và dân số của từng loại đơn vị cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ phù hợp với chức trách của họ”.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ năm 2004, thực hiện quyết định số 74/2001/ QĐ –TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 – 2005, trong ba năm 2001 – 2004 cả nước có 479.000 lượt cán bộ, công chức phường, xó, thị trấn được đào tạo bồi dưỡng (5).

Tuy nhiên: “Công tác đào tạo cán bộ, công chức chính quyền cơ sở cũn nhiều bất cập trong phạm vi toàn quốc - Thứ nhất: chưa có tính chiến lược, cụ thể là chưa quan tâm đến việc đào tạo trước khi bổ nhiệm hoặc đào tạo tiền công vụ. Do đó nhiều người sau khi được bổ nhiệm, được bầu thỡ quỹ thời gian dành cho xử lý cụng việc rất ớt so với thời gian đi học. Mặt khác, do không đào tạo tiền công vụ nên công chức trẻ rất lúng túng khi hành xử công việc; Thứ hai: Công tác quy hoạch chưa chuẩn, chưa gắn giữa đào tạo và sử

dụng, tỡnh trạng đi học tràn lan khụng gắn gỡ với cụng việc đang làm, miễn là có bằng, có giấy chứng nhận là xong khá phổ biến; Thứ ba: Hệ thống chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng cũn trựng lắp, nặng về lý thuyết, ớt kiến thức về kinh nghiệm thực tiễn thực thi cụng vụ và tổ chức điều hành. Đặc biệt, chương trỡnh chưa cung cấp cho người học các kiến thức về xử lý tỡnh huống, thậm chớ cũn cú quan điểm cho rằng chỉ cần học các đường lối, chính sách, chủ trương lý luận … thỡ cú thể vận dụng thực thi được công vụ; Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng không rừ địa chỉ, không có giáo trỡnh chuyờn biệt cho từng chức danh. Bớ thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch mặt trận, trưởng các đoàn thể có thể học chung một số môn nhưng không có một giáo trỡnh nào dựng chung đáp ứng đầy đủ cho từng loại chức danh này; Thứ năm:

Đội ngũ giảng viên chưa kinh qua thực tiễn hoạt động công vụ. Chưa đủ bản lĩnh để dạy theo kiểu đối thoại mà chỉ dừng lại với những kiến thức sách vở chung chung”(8)

Thực tế những năm qua cho thấy, đại đa số cán bộ làm việc trong bộ máy chính quyền phường được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng có thể thấy rằng, nguồn cán bộ chính quyền phường là từ: các cán bộ nghỉ hưu; bộ đội xuất ngũ về địa phương; từ cán bộ đoàn thể chuyển sang và từ con em, họ hàng của các cán bộ chính quyền vào làm hợp đồng khi đã quen việc, cho đi học các lớp ngắn hạn để chuyển chính thức… Còn đối với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học thì chưa có điều kiện để tham gia làm cán bộ chính quyền phường bởi lẽ chưa có quy định về việc tuyển dụng. Thế nhưng những người tốt nghiệp đại học là học chuyên môn nghiệp vụ để tìm kiếm công ăn việc làm và có thu nhập ổn định, nếu họ về làm việc tại chính quyền phường thì chế độ ưu đãi cũng như điều kiện thăng tiến và phát huy chuyên môn sẽ khó khăn, mặt khác tâm lý của không ít người còn e ngại nếu làm việc tại cơ sở. Do đó tạo nguồn cán bộ phường kế cận ngay tại phường có trình độ đại học trở lên, có năng lực lãnh đạo là việc làm cần thiết, nhưng cần có quy định về tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ văn hóa, đạo đức và uy tín trong nhân dân.

Khi được bầu, bổ nhiệm hoặc giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền phường, ngoài các tiêu chuẩn cần thiết, chính quyền cấp trên và địa phương hàng năm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác chuyên môn. Ngoài sự am hiểu về nghiệp vụ, cán bộ chính quyền phường rất cần được bổ sung kiến thức pháp luật đại cương và những quy định của địa phương để áp dụng vào thực tiễn công việc; bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp làm việc, giao tiếp và tâm lý người dân; những thông tin cập nhật về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, về các vấn đề xã hội …vv. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở phải sát với thực tế, thông qua phương pháp đối thoại gắn lý thuyết với thực hành và điều kiện cụ thể của địa phương. Đổi mới giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, hạn chế lý thuyết chung chung cho phù hợp với từng chức danh chuyên môn và chức danh lãnh đạo. Củng cố các trường đào tạo cán bộ, công chức ở các địa phương; nâng cao trình độ thực tế cho các giảng viên theo phương châm: cập nhật thông tin, học đi đôi với hành. Hình thức đào tạo có thể thông qua các lớp ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương và công việc, theo đúng tinh thần Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX là: “Phải đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”. Đi học bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, trên cơ sở kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước.

3.2.5.3. Từng bước đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ phường.

Trong thời gian dài, chế độ, chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền phường nói riêng chưa được chú trọng. Nguyên nhân xuất phát từ hai lý do cơ bản: Thứ nhất là cán bộ chính quyền phường chưa phải là cán bộ, công chức trong các chức danh được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thứ hai: Khó khăn của ngân sách nhà nước do phải chi quá nhiều cho bộ máy vốn dĩ nhiều tầng nấc và cồng kềnh, thu không đủ chi. Mặt khác, theo suy nghĩ của nhiều người thì cán bộ phường làm việc đơn giản, trong phạm vi nhỏ lẻ, tính chất công việc không đòi hỏi nhiều đến tư duy

nên chưa cần phải trả lương cho họ mà chỉ cần phụ cấp hoặc sinh hoạt phí là đủ.

Đổi mới chế độ chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở, trong đó có chính quyền phường là nhằm nâng cao mức sống, giúp cán bộ có điều kiện để chú tâm tới việc học tập, nâng cao trình độ, hoàn thành nhiệm vụ, là động lực để bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả. Từng bước đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ chính quyền cơ sở phải đi liền với sự phát triển kinh tế – xã hội và cải cách hành chính, với chế độ thang, bảng lương của cán bộ, công chức nhà nước; cải cách tài chính công; từng bước tinh giản bộ máy, đảm bảo hoạt động gọn nhẹ, có hiệu quả với thu nhập tương đối ổn định nhằm cải thiện đời sống.

Xin đưa ra một ví dụ: “Tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, ngoài 132 cán bộ phường có trỡnh độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học và 66 người đạt trỡnh độ phổ thông trung học thỡ cũn 35 người chưa tốt nghiệp cấp ba, trong đó có 23 người là cán bộ đoàn thể và cán bộ hưu trí. Cũn trờn bỡnh diện chung, qua khảo sỏt của Bộ Nội vụ năm 2003 cho thấy có đến 70% cán bộ xó, phường chưa qua đào tạo, trong khi việc thi tuyển vào công chức cơ sở cũn nằm trờn bàn giấy và việc cải cỏch hành chớnh chỉ mới diễn ra từ cấp quận trở lờn. Trong khi đó một Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách văn xó lại cú thể đảm nhiệm khoảng 15 chức danh, mỗi ngày giải quyết 200 đầu việc là chuyện bỡnh thường. Mà giải quyết ở mức độ này thỡ sai sút cũng là chuyện bỡnh thường. Lương khoảng trên dưới 600 ngàn đồng/ tháng nhưng phải giải quyết sự vụ quá nhiều nên không ít người tranh thủ xoay xở làm thê nghề tay trái và dĩ nhiên không loại trừ những khoản tiêu cực phí khi chứng nhận giấy tờ, thủ tục cho người dân. Thực tế đó đặt ra vấn đề: cần có chế độ, chính sách đói ngộ hợp lý cho cỏn bộ phường”(28). Chính vì vậy trong quá trình cải cách tiền lương nói chung, cần từng bước cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ chính quyền cơ sở, trong đó:

- Phân biệt cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo đặc thù khu vực để có chế độ tiền lương và phụ cấp phù hợp. Có thể phân loại cán bộ, công

chức phường ở các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp lớn với cán bộ phường ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình thường khác.

- Khoán quỹ tiền lương đối với số biên chế cán bộ, công chức phường. Không nhất thiết phải đủ số lượng theo cơ cấu, mà cán bộ, công chức phường có thể kiêm nhiệm để đảm bảo quỹ tiền lương được nâng lên theo mức thu nhập và công việc. Vấn đề này đỏi hỏi cán bộ công chức phường phải có năng lực và việc bố trí cán bộ, công chức phường phải phù hợp với thực tế.

3.2.5.4. Thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ phường.

Luân chuyển cán bộ là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy tối đa năng lực cán bộ lãnh đạo, rèn luyện cán bộ và khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành.

Từ trước tới nay, do thói quen, nếp nghĩ và sinh hoạt của nhân dân cũng như cán bộ chính quyền cơ sở, nhiều người cho rằng đối với cán bộ cơ sở chỉ nên tạo nguồn và sử dụng, bố trí ngay tại địa phương, như vậy vừa tiện lợi, vừa bảo đảm đoàn kết, vì cán bộ đó hiểu địa phương về nhiều mặt nên hiệu quả công việc cao hơn. Nhưng đối với chính quyền phường, do đặc điểm của điều kiện kinh tế – xã hội, hầu như cán bộ phường không bị chi phối bởi sự nể nang của phong tục tập quán, của dòng họ nên công việc quản lý phụ thuộc vào các quy định của pháp luật nhiều hơn ở nông thôn, miền núi. Việc luân chuyển cán bộ phường hoàn toàn có thể thực hiện được một cách bình thường. Luân chuyển cán bộ từ phường này sang phường khác, từ cấp phường lên cấp quận và từ cấp quận chuyển về phường là nhằm đổi mới tác phong và môi trường làm việc, thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo tạo nguồn cán bộ từ cơ sở và ngược lại, cán bộ cấp trên khi được luân chuyển về phường sẽ hiểu thêm về cơ sở và những công việc cụ thể khi tiếp xúc với dân.

Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ phường, cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

Một là: Lấy hiệu quả công việc và đảm bảo đoàn kết nội bộ cũng như

Hai là: Việc luân chuyển cán bộ phường thực hiện thường xuyên và đồng bộ. Mỗi quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, mỗi phường cần đề ra kế hoạch về việc luân chuyển cán bộ phường, phù hợp với chủ trương chung, đặt thời gian vừa đủ để đảm bảo cho cán bộ được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có chính sách ưu đãi cụ thể cả về vật chất và tinh thần;

Ba là: Không lạm dụng chủ trương luân chuyển cán bộ với ý đồ cá nhân nhằm tạo bè cánh, gây mất đoàn kết nội bộ hoặc trù dập cán bộ không hợp với mình, hoặc bao che không xử lý cán bộ phường mắc sai phạm bằng cách luân chuyển đi nơi khác, đồng thời tránh hình thức, bao biện, lấy luân chuyển cán bộ như một phong trào để lập thành tích.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG Ở NƯỚC TA (QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 90 -90 )

×