Tăng cƣờng sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp đối với chính quyền phƣờng.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 88 - 90)

Kết luận chương II:

3.2.4. Tăng cƣờng sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp đối với chính quyền phƣờng.

quyền phƣờng.

Đây là sự chỉ đạo toàn diện cả về chủ trương chung và các công việc cụ thể thông qua các kế hoạch, chỉ tiêu, phương hướng do chính quyền phường xây dựng cần có sự phê chuẩn hoặc đồng ý của cấp trên. Xét về khía cạnh nội dung bao gồm:

- Sự chỉ đạo về công tác cán bộ: Đây là công việc thường xuyên theo thẩm quyền được pháp luật quy định, đó là việc chuẩn bị nhân sự, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Sự chỉ đạo về công tác cán bộ là khâu then chốt, đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Sự chỉ đạo đó đòi hỏi khách quan, lấy mục tiêu chất lượng công việc và đoàn kết nội bộ làm thước đo đánh giá cán bộ. Thông qua công tác cán bộ, cấp trên đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và phát hiện cán bộ cơ sở có năng lực.

- Sự chỉ đạo về các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế xã hội: Chính quyền quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong kế hoạch tổng thể của mình bao giờ cũng dựa vào chính quyền các phường và các ban ngành, đoàn thể. Qua đó chính quyền các phường đề ra kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong từng tháng, từng quý, từng năm và nhiều năm. Chính quyền cấp trên cho ý kiến chỉ đạo, đề nghị chỉnh sửa, bổ sung, phê chuẩn hoặc hủy bỏ, đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch đó, khuyến khích, động viên hay giải quyết kịp thời để đi vào thực tế hoạt động của chính quyền phường.

- Sự chỉ đạo về những công việc cụ thể: Trong quá trình chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, chính quyền phường sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tế cần được cấp trên lắng nghe, bàn bạc và chỉ đạo kịp thời. Tránh tình trạng trên dưới không thống nhất hoặc do thiếu sâu sát mà cấp trên xử lý chậm hoặc xử lý không đúng. Chẳng hạn: xử lý xây dựng nhà ở trái phép của công dân; xử lý các tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn phường hoặc địa bàn giáp ranh; xử lý các trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau …cần có sự chỉ đạo chung thống nhất.

- Ngoài ra còn có sự chỉ đạo thường xuyên và hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thuộc chính quyền cấp trên đối với các bộ phận chuyên môn thuộc chính quyền phường theo ngành dọc. Đây là sự kết hợp, kiểm tra để các cơ quan này thực thi hoặc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành của mình. Ví dụ: Cơ quan tài chính quận với Ban tài chính phường; phòng địa chính – nhà đất quận với ban Địa chính phường; Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận với Ban chính sách, thương binh xã hội phường …vv.

Để tăng cường sự chỉ đạo của cấp trên đối với chính quyền phường, cần có quy định cụ thể, gắn trách nhiệm cá nhân trong các công việc. Đảm bảo thông tin kịp thời, nhanh chóng, trung thực từ quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tới phường và ngược lại. Mặt khác, các cán bộ được giao nhiệm vụ thường xuyên tăng cường xuống cơ sở, trực tiếp tham gia giải quyết sự việc cụ thể và báo cáo định kỳ theo quy định. Đánh giá hiệu quả sự việc hoặc sự chỉ đạo đó đi kèm các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

Cấp chính quyền quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có báo cáo trong hầu hết các lĩnh vực ở phường, nhưng nhiều trường hợp nếu hoàn toàn tin vào báo cáo thì chưa đủ, bởi lẽ trên thực tế không ít cán bộ phường muốn che dấu khuyết điểm và ưa thành tích đã báo cáo không đầy đủ, không khách quan các nội dung. Chính vì vậy cần có kiểm tra của cấp trên bằng hình thức so sánh, đối chiếu, khi cần thiết thì hỏi lại hoặc có bộ phận đến thực tế để nắm bắt thông tin một cách chính xác hơn, đồng thời tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, trong đó có tiếp xúc cử tri, phản ánh của nhân dân, của các ngành và thông tin từ báo chí để việc chỉ đạo của cấp trên đối với chính quyền phường sát thực hơn.

Chính quyền quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cần nghiên cứu phân cấp, phân quyền cho chính quyền phường, có nghĩa là nhiều trường hợp, nhiều lĩnh vực cụ thể mà cấp trên làm trước đây có thể chuyển về phường thực hiện để tránh sự lúng túng, bị động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở

phường, đồng thời mở ra hướng đi phù hợp cho việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong chương trình cải cách hành chính ở nước ta .

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền phường ở nước ta (Qua thực tiễn thành phố Hà Nội) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)