THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 56)

2.2.1 Sự thay đổi cơ cấu GDP

Cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế có sự thay đổi theo hướng CNH. Tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ mức 46,3% năm 1988 xuống 20,66% năm 2009. Khu vực phi nông nghiệp tăng từ 55,9% năm 1986 lên 79,34% năm 2009. Trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng từ 23,9% (năm 1988) lên 40,24% (năm 2009), dịch vụ tăng từ 33,1% lên 39,1% trong năm 2009. Đạt được sự dịch chuyển trên chủ yếu nhờ GDP do nhóm ngành công nghiệp tạo ra tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và càng cao hơn tốc độ của nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản và dịch vụ.

49

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành, 1988- 2010 (Đơn vị: %)

Năm Tổng số Nông – Lâm- Thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1988 100 46,3 23,96 29,74 1990 100 38,74 22,67 38,59 1992 100 33,94 27,26 38,80 1996 100 27,76 29,73 42,51 2000 100 24,53 36,73 38,74 2001 100 23,25 38,12 38,63 2002 100 22,99 38,55 38,46 2003 100 22,54 39,46 38,00 2004 100 21,81 40,21 37,98 2005 100 20,97 41,02 38,01 2006 100 20,40 41,54 38,06 2007 100 20,34 41,48 38,18 2008 100 22,1 39,73 38,17 2009 100 20,66 40,24 39,1

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2009- 2010

Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng thường là cao nhất trong thời kỳ 1991 -2009, nên trong thời kỳ này nhóm ngành công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm trên dưới 50% tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ đóng góp dưới 10% tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước thời kỳ 1991- 2009. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ biến động khá mạnh, có năm chỉ đạt 2,25% (1999), nhưng có năm đạt khá cao, 9,83% (1995). Năm 2009 là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế (tương ứng là 6,63% và 5,32%). Kết quả là khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 40% tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ 1991- 2009.

50

Bảng 2.2 : Tốc độ tăng GDP theo nhóm ngành kinh tế (Đơn vị: %)

Năm Tổng số Nông – Lâm- Thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1988 6,01 3,65 5,00 8,77 1990 5,09 1,00 2,27 10,19 1992 8,7 6,88 12,79 7,58 1996 9,34 4,40 14,46 8,80 2000 6,80 4,63 10,07 5,32 2001 6,90 2,98 10,39 6,10 2002 7,08 4,17 9,48 6,54 2003 7,34 3,62 10,15 6,45 2004 7,79 4,36 10,21 7,26 2005 8,44 4,00 10,68 8,48 2006 8,23 3,69 10,38 8,29 2007 8,46 3,76 10,22 8,85 2008 6,31 4,70 5,98 7,37 2009 5,32 1,83 5,52 6,63

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2009- 2010

Như vậy, cùng với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Để thấy rõ hơn mức độ của xu hướng chuyển dịch cơ cấu cũng như định vị chính xác hơn trình độ chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế hiện nay, tôi xin đưa ra sự so sánh về trình độ cơ cấu của Việt Nam so với quốc tế tính đến thời điểm hiện nay:

Tỷ trọng nông, lâm nghiệp- thủy sản trong GDP của Việt Nam hiện cao thứ 3/9 nước Đông Nam Á, cao thứ 10/37 nước và vùng lãnh thổ Châu Á, cao thứ 40/164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

51

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP của Việt Nam đứng thứ 5/9 nước Đông Nam Á, đứng thứ 15/37 nước và vùng lãnh thổ Châu Á, đứng thứ 30/164 quốc gia trên thế giới.1

Dịch vụ là xu hướng chuyển dịch của thế giới, tỷ trọng trong nhiều năm bị giảm, mấy năm nay tăng lên, những ngành dịch vụ động lực như tài chính – tín dụng, khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng thấp và tăng chậm và có nguy cơ tụt hậu so với quốc tế.

Như vậy, từ sự phân tích trên, trong tầm nhìn dài hạn và trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, có hai vấn đề lớn đặt ra:

Thứ nhất, so với chính bản thân mình, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch khá mạnh, đúng hướng CNH và phần nào thể hiện xu hướng HĐH. Nhưng bên cạnh đó, chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp vẫn còn chậm trễ. So sánh trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ cấu ngành kinh tế không có sự thay đổi đáng kể. Tính từ thời điểm năm 2007 đến 2009, tỷ trọng của mỗi ngành kinh tế trong GDP đều giao động trong một khoảng hẹp, ngành công nghiệp giao động trong khoảng 39,7 – 41,2% và chưa đạt tới tỷ trọng mong muốn của một quốc gia đang trong quá trình CNH – HĐH. Tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 38,1- 39,4% và trong suốt một thời gian dài lên đến hàng chục năm bị sút giảm, vài ba năm gần đây đã chặn lại được nhưng cũng chỉ tăng rất nhẹ. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nói chung, khoảng 20%. Như vậy, đến cuối năm 2009, tuy đã ba năm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và với xu hướng chuyển dịch như hiện nay, Việt Nam khó thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam vẫn chỉ tương đương cơ cấu kinh tế của những nước trong khu vực Châu Á vào những năm 80 của thế kỷ trước và lạc hậu hơn rất nhiều so với cơ cấu kinh tế của nhiều nước. (xem bảng 2.3)

1 Nguồn : Anh Đào (2010), “Tái cấu trúc nền kinh tế”, Thời báo kinh tế Việt Nam 2009-2010, trang 11.

52

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2007. Đơn vị: %

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hàn Quốc 3,0 39,4 57,6

Xingapore 0,08 31,1 68,81

Malayxia 8,51 50,63 40,86

Thái Lan 10,84 43,85 45,31

Việt Nam 20,34 41,48 38,18

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

Xét về cơ cấu nội bộ ngành kinh tế, trong từng ngành đều đang có sự dịch chuyển tích cực. Trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 80,8% năm 2000 xuống còn 73% năm 2008, tỷ trọng ngành thủy sản đã liên tục tăng từ 13,8% lên 22,5% trong cùng thời kỳ.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (Đơn vị:%)

Trước gia nhập WTO Sau gia nhập WTO 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông nghiệp 80,8 78,5 78,2 76,9 76,4 75,6 75,3 75,0 73,0 Lâm nghiệp 5,5 5,5 5,3 5,6 6,0 5,7 5,4 5,2 4,5

Thủy sản 13,8 16 16,5 17,4 17,6 18,7 19,3 19,8 22,5

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kinh tế Việt Nam- ba năm gia nhập WTO (2007-2009)

Cơ cấu nhóm ngành này đã chuyển dịch theo hướng: chuyển từ cây, con có giá trị gia tăng thấp sang cây, con có giá trị gia tăng cao, chuyển từ các sản phẩm cung đã vượt cầu sang các sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, có giá cả cao hơn. Trong tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản tính theo giá thực tế, giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng năm 2007 đã chiếm trên 2/3, cao gấp đôi tỷ trong 32,6% của năm 1996, cao gấp rưỡi tỷ trọng 44,4% của năm 2000. Nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn mang nặng tính tự phát, phong trào, công tác dự báo, quy hoạch và cơ chế, công cụ điều hành thực hiện kế hoạch còn lúng túng. Trong đó nổi lên ba vấn đề sau:

Một, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém, thiếu thốn, lạc hậu. Diện tích đất phân tán, manh mún.

53

Hai, là nước nông nghiệp, có diện tích núi rừng lớn, nhưng nguyên vật liệu và sản phẩm nhiều loại còn thiếu và phải nhập khẩu với khối lượng giá trị lớn như: thủy sản 280 triệu USD, sữa và sản phẩm sữa 514 triệu USD, rau quả 285 triệu USD, dầu mỡ động thực vật 506 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1.723 triệu USD, phân bón trên 4,3 triệu tấn với 1.349 triệu USD,…[11]

Ba, năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông, lâm, thủy sản còn thấp. Năng suất nhiều cây, con của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều nước, kể cả lúa, ngô,… Việc chế biến làm tăng giá trị nông, lâm, thủy sản còn ít. Vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, tâm lý tiểu nông còn nặng nề.

Động thái chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến. Mặc dù công nghiệp khai thác dầu thô và than tiếp tục tăng nhanh về sản lượng nhưng tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác giảm từ 26,3% năm 2000 xuống còn 22,6% năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng nganh công nghiệp chế biến tăng từ 50,5% năm 2000 lên đến 53,1% năm 2008. Đạt được kết quả này là do Việt Nam đã chú trọng hơn vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến- những ngành Việt Nam có lợi thế về lao động thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5 : Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp (Đơn vị :% )

Trước gia nhập WTO Sau gia nhập WTO 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 CN khai thác 26,3 24,2 22,4 23,7 25,2 25,6 24,6 23,5 22,6 CN chế biến 50,5 51,9 53,5 51,8 50,6 50,5 51,2 51,4 53,1 SX, PP điện, khí đốt, nước 8,6 8,7 8,8 9,2 8,7 8,4 8,3 8,4 8,1 Xây dựng 14,6 15,2 15,3 15,3 15,5 15,5 15,9 16,7 16,3 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kinh tế Việt Nam- ba năm gia nhập WTO (2007-2009)

Riêng công nghiệp chế biến – đặc trưng chủ yếu để phân biệt một nước công nghiệp hay nông nghiệp – nếu năm 2000 mới chiếm 50,5% thì đến năm 2008 đã chiếm 53,1% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tương ứng với 18,5% năm 2000 và 21,1% năm 2009 trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của toàn nền kinh tế. Với đà này và với

54

việc đầu tư khá cao cho công nghiệp chế biến trong thời gian tới thì đến 2020, công nghiệp chế biến có thể đạt xấp xỉ 37% - mốc cơ bản để chuyển thành nước công nghiệp như mục tiêu đề ra.

Ngành xây dựng – một ngành có liên quan đến đầu vào của nền kinh tế đã chuyển đổi vốn đầu tư xây dựng thành năng lực và tài sản cố định của các ngành và tạo ra các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2000, ngành xây dựng chiếm 14,6% trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, và chiếm 5,35% GDP của nền kinh tế năm 2008 ngành này tương ứng chiếm 16,3% và 6,48%. [6]

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng công nghiệp – xây dựng vẫn còn những hạn chế và đứng trước nhiều thách thức. Trong ba ngành công nghiệp, thì công nghiệp chế biến lại tăng thấp nhất. Công nghiệp khai thác vẫn chiếm trên dưới 1/10 GDP, trong khi công nghiệp chế biến mới chiếm dưới 1/5 GDP và công nghiệp điện nước tỷ trọng còn thấp – điện nước vẫn thiếu nghiêm trọng.

Ngay trong ngành công nghiệp chế biến tính gia công còn cao, nhất là dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử máy tính. Là nước nông nghiệp, nhưng nhiều sản phẩm, nguyên liệu còn phải nhập khẩu với khối lượng và giá trị lớn, như thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiều loại tân dược, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, giấy và bột giấy, bông. Tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp còn lớn gấp đôi, gấp ba các nước trong khu vực, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ cao lại ngược lại, chỉ thấp bằng một phần ba.

Trong ngành dịch vụ, dịch vụ thương mại vẫn chiếm ưu thế và đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn vẫn chậm phát triển, tính kiêm nhiệm của một số ngành dịch vụ còn nặng nên hiệu quả không cao.

55

Bảng 2.6 : Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ (Đơn vị:%)

Trước gia nhập WTO Sau gia nhập WTO 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ngành thương mại 36,7 36,5 35,0 35,7 35,7 35,7 35,8 35,8 35,8 Khách sạn, nhà hàng 8,4 8,3 7,9 7,9 8,3 9,2 9,7 10,2 12,3 Vận tải, thông tin liên lạc 10,1 10,4 14,4 10,6 11,2 11,5 11,8 4,8 12,7 Tài chính, tín dụng 4,8 4,7 4,5 4,7 4,7 4,7 4,7 4,8 5,1

Các dịch vụ khác 40,0 40,1 38,2 41,1 40,1 38,9 37,9 44,3 31,1

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kinh tế Việt Nam- ba năm gia nhập WTO (2007-2009)

Từ bảng trên cho thấy, GDP do một số ngành dịch vụ trong GDP của cả nước năm 2008 đã cao hơn năm 2000, như nhà hàng, khách sạn, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ nhưng những ngành dịch vụ động lực như tài chính – tín dụng, khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng trong GDP còn thấp (tài chính – tín dụng chiếm 1,92%, khoa học – công nghệ chiếm 0,64%) và tăng chậm.

2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư ở Việt Nam bao gồm nguồn vốn từ nước ngoài và nguồn vốn trong nước. Nhìn chung, tỷ trọng nguồn này là 40/60, điều đó chứng tỏ nguồn vốn trong nước vẫn là quyết định, nguồn vốn từ nước ngoài là rất quan trọng nhờ đó tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng lên nhanh chóng. Trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn vốn FDI vẫn là chủ yếu.

Bảng 2.7: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ở Việt Nam (Đơn vị: tỷ đồng)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn 170.496 200.145 239.246 290.297 343.135 404.712 532.093 616.700 708.800

Khu vực NN 101.973 114.738 126.558 139.831 161.635 185.102 197.989 209.000 287.500

KV ngoài NN 38.512 50.612 74.388 109.754 130.398 154.006 204.705 217.000 240.100

KV có vốn ĐTNN 30.011 34.975 38.300 41.342 51.102 65.604 129.399 190.700 181.200

56

Như vậy nguồn vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội đã tăng lên trong mấy năm nay. Năm 2004 đạt 41.342 tỷ đồng chiếm 14,2%; năm 2005 là 51.102 tỷ đồng chiếm 14,9%; năm 2006 đạt 65.604 tỷ đồng chiếm 16,2%; năm 2007 tăng lên 129.399 tỷ đồng chiếm 24,3%, năm 2008 là 190.700 tỷ đồng chiếm tới 30,9% và năm 2009 là 181.200 chiếm 25,5%. Cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ, phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH và mở cửa hội nhập của nước ta (xem bảng dưới đây)

Bảng 2.8 : Vốn đầu tư theo ngành kinh tế (Đơn vị: %)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nông nghiệp 12,8 14,1 13,8 9,6 8,8 8,5 7,9 7,5 7,4 6,5 6,4

CN - XD 35,6 37,0 39,2 42,4 42,3 41,3 42,7 42,6 42,2 41,8 44

DV 51,6 48,9 46,9 48,0 48,9 50,3 49,4 49,9 50,4 51,8 49,6

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2009- 2010

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng về cơ cấu vốn đầu tư phát triển còn những hạn chế bất cập.

Trước hết là tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản còn thấp và liên tục bị sụt giảm qua các năm. Nếu năm 1999 còn chiếm 14,1%, thì năm 2000 còn 13,8%, năm 2001 còn 9,6%, năm 2002 còn 8,8% năm 2003 còn 8,5%, năm 2004 còn 7,9%, năm 2005 còn 7,5%, năm 2006 còn 7,4%, năm 2007, 2008 còn 6,4%. Đây là tỷ trọng còn thấp xa so với tỷ trọng về GDP, về số lao động. Ngay tỷ trọng lượng vốn đầu tư của khu vực nhà nước đầu tư cho nhóm ngành

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 56)