Đặc trưng chính sách của Trung Quốc
1. Chiến lược thu hút FDI từng bước thích ứng với trình độ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tình hình KT- XH.
Một là, kịp thời điều chỉnh phương hướng đầu tư, xác định rõ danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư để nhà ĐTNN thấy rõ hướng đầu tư của mình và để cơ quan chức năng của nhà nước có những chính sách ứng xử phù hợp với các nhà đầu tư.
Trong thời kỳ đầu (1979 - 1985), lĩnh vực đầu tư ở Trung Quốc chưa được công bố thành danh mục để khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào các ngành ưu tiên. Chính sách đầu tư thời kỳ đầu chỉ thực hiện theo hướng mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng cứng, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng mềm.
27
Từ năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh về lĩnh vực đầu tư. Tháng 4/1986, Hội đồng nhà nước đưa ra 22 điều khoản khuyến khích ĐTNN trong các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới. Năm 1996, Trung Quốc chính thức công bố chỉ dẫn danh mục ĐTNN vào các ngành, trong đó ưu tiên nông nghiệp, các loại vật liệu xây dựng mới và dịch vụ. Đồng thời, Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực đầu tư. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ban hành Danh mục đầu tư mới (có hiệu lực từ ngày 1/4/2002), với những thay đổi cơ bản là:
- Danh mục khuyến khích đầu tư từ 116 hạng mục tăng lên 262 hạng mục trong các ngành và lĩnh vực sau: cải tạo nông nghiệp truyền thống, phát triển nông nghiệp hiện đại; cơ sở hạ tầng và năng lượng; nguyên vật liệu; kỹ thuật cao và mới (thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, hàng không, vũ trụ), R&D, công nghiệp truyền thống (cơ khí, công nghiệp nhẹ, dệt, nâng cấp thiết bị);
- Danh mục hạn chế đầu tư giảm từ 112 hạng mục xuống 75 hạng mục. Một số ngành trước đây cấm đầu tư, nay được phép đầu tư là bưu chính viễn thông, khí đốt, cung cấp hơi nóng, cấp thoát nước, mạng lưới đường ống thành phố. Các ngành hạn chế đầu tư là ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn pháp luật… cũng từng bước được mở cửa theo lộ trình của WTO.
Năm 2006, Danh mục chỉ dẫn ĐTNN trong các ngành công nghiệp được ban hành, phân loại các ngành khuyến khích, hạn chế và cấm ĐTNN. Các ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên, năng lượng như điện, nước, xăng dầu… sẽ bị hạn chế trong việc thu hút ĐTNN. Các ngành không được phép ĐTNN là xây dựng và quản lý sân gôn, khai thác khoáng sản quý hiếm không có khả năng phục hồi và tái chế, xây dựng và vận hành các nhà máy lọc dầu quy mô trung bình và nhỏ, kinh doanh cà phê Internet, kinh doanh bảo hiểm quy mô nhỏ… Các ngành khuyến khích đầu tư đòi hỏi cao hơn về vốn, kỹ thuật, các dịch vụ hậu cần, kho bãi, sản xuất vật liệu mới.
Về điều chỉnh các biện pháp đầu tư vào vùng ưu tiên, chính sách FDI ở Trung Quốc được thực hiện dựa trên nguyên tắc: mở cửa từng điểm, tiến tới mở cửa tuyến,
28
diện rồi nhân rộng ra các vùng khác. Năm 1979, Trung Quốc khuyến khích FDI ở một số đặc khu kinh tế, tiếp đó là ở các thành phố ven biển trên cơ sở thử nghiệm. (một số tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến được quyền tự quản trong kinh doanh ngoại thương và thành lập các đặc khu (SEZS) là Thâm Quyến, Sán Dầu, Chu Hải, Hạ Môn để thu hút FDI). Đến năm 1984, Trung Quốc lần lượt mở cửa và thành lập SEZS sang 14 thành phố ven biển và thành lập thêm khu kinh tế mở Hải Nam. Những năm sau đó, Trung Quốc đã hình thành một cánh cung khổng lồ gồm các SEZS và các thành phổ mở cửa ven biển. Đó là những cơ sở trọng điểm thu hút FDI. Cục diện mở cửa trong hoạt động thu hút FDI gần 30 năm qua của Trung Quốc mang tính chất nhiều tầng nấc, từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây.
Hai là, vào thập niên 1990, nhận thức được tầm quan trọng của vốn và công nghệ từ Mỹ và Tây Âu, chính sách thu hút FDI bắt đầu có sự thay đổi theo hướng ưu tiên các đối tác công nghệ cao. Nếu như năm 1992, Mỹ là nhà đầu tư đứng vị trí thứ tư ở Trung Quốc chiếm 4,6% tổng FDI, thì năm 2000 đã vươn lên vị trí thứ 2, sau Hồng Kông, chiếm 10,8% tổng FDI. Tương tự, tỷ lệ vốn đầu tư và thứ hạng của các nước EU như Anh, Đức, Pháp, Hà Lan… cũng tăng dần. Năm 2005, thứ hạng đầu tư vào Trung Quốc của các quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp như sau: Hồng Kông (17,95 tỷ USD), Virgin Islands – Anh (9,02 tỷ USD), Nhật Bản (6,53 tỷ USD), Hàn Quốc (5,17 tỷ USD), Mỹ (3,06 tỷ USD), Singapore (2,2 tỷ USD),…[26]
Ba là, mở rộng các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm, cần vốn lớn cho TNCS.
Cho phép TNCS tham gia vào lĩnh vực dịch vụ như thương nghiệp, ngoại thương, vận tải, y tế, giáo dục, tiền tệ, bảo hiểm, bưu chính… Đặc biệt, sau khi đã là thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc còn áp dụng các hình thức đầu tư mới như mở rộng thị trường chứng khoán, cho phép TNCS thực hiện hình thức sát nhập xuyên lục địa. Mà hiện nay trên thế giới hình thức sát nhập của TNCS phát triển rất nhanh, trở thành giải pháp giúp các quốc gia thu hút đầu tư mạnh mẽ. Với thị trường chứng khoán, Trung Quốc cho phép quỹ góp vốn giữa Trung Quốc và nước ngoài trực tiếp tham gia vào trị trường cổ phiếu A bằng phương thức đầu tư chứng khoán. Đây là
29
giải pháp thu hút FDI hiệu quả vì theo thông lệ quốc tế, lượng vốn đầu tư chứng khoán vượt 10% là tham gia đầu tư trực tiếp. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho phép các doanh nghiệp FDI được phép phát hành cổ phiếu. ..
Bốn là, thực hiện chính sách “ lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật” bằng cách cho phép TNCS đầu tư vào Trung Quốc được chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước.
2. Kết hợp thúc đẩy FDI với cải cách kinh tế, kết hợp phát triển kinh tế đồng thời với quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, xác định đây vừa là mục đích của chính sách thu hút FDI vừa là yếu tố tạo ra sức hút FDI.
Trung Quốc coi mở cửa nền kinh tế và tăng cường thu hút FDI là sức ép đẩy nhanh cải cách kinh tế và ngược lại. Bước đầu thực hiện mở cửa cải cách kinh tế, Trung Quốc đã thành lập 5 đặc khu kinh tế và 14 thành phố mở cửa ven biển, một mặt khai thác vị trí miền duyên hải kề cận với các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế thị trường phát triển nhằm tạo ra những “điểm chờ” thu hút FDI. Mặt khác, chính thành tựu kinh tế nhờ tác động tích cực của FDI ở các đặc khu kinh tế đã ảnh hưởng lan tỏa đến các ngành, vùng miền kinh tế Trung Quốc, tạo sức ép cải cách kinh tế rộng khắp và toàn diện hơn.
3. Trung Quốc đã tận dụng tối đa hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI và có chiến lược hấp thụ công nghệ bài bản của doanh nghiệp với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ.
Hoạt động công nghiệp sản xuất phụ trợ được đẩy mạnh tại Trung Quốc, với mục tiêu hòa nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Tác động của ĐTNN đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc
Giai đoạn đầu (1979-1985), do chưa có định hướng rõ ràng về ngành nghề ưu tiên đầu tư, hơn 90% ĐTNN tập trung vào khu vực dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh khách sạn, địa ốc. Từ năm 1986, cơ cấu ĐTNN đã thay đổi theo sự điều chỉnh hướng về xuất khẩu. Các dự án đầu tư vào khu vực công nghiệp chiếm hơn 90% và trên 70% tổng số vốn ĐTNN. Vào những năm 90, cơ cấu đầu tư lại được điều chỉnh và được gắn liền với việc phát triển cơ cấu ngành nghề, nên lĩnh vực đầu tư không ngừng được mở
30
rộng. trọng điểm đầu tư có sự dịch chuyển sang các ngành dịch vụ nhưng kết cấu đầu tư công nghiệp là chủ yếu vẫn giữ nguyên.
Thời kỳ 1991 – 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp FDI là 95,6%, góp phần làm tăng nhanh tỷ tọng GDP của ngành công nghiệp trong GDP cả nước. Tính đến cuối năm 1998, cơ cấu dự án FDI vào Trung Quốc như sau: công nghiệp chiếm 57,1%, nông nghiệp 12,9% và dịch vụ 36%. Trung Quốc xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hút ĐTNN, sử dụng và chuyển giao công nghệ mới và kỹ năng quản lý, mở rộng xuất khẩu và thu ngoại tệ góp phần đẩy nhanh tiến trình bốn hiện đại hóa đất nước. Mỗi đặc khu đã xác lập được các ngành chủ đạo cho riêng mình, trong đó có các ngành đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ hóa dầu, sinh học, nông nghiệp nhiệt đới hiệu quả cao, có ý nghĩa rất lớn đối với việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của cả nước theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Từ năm 2001 đến nay, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc buộc phải mở cửa cho ĐTNN trong một số ngành nhạy cảm, do vậy các công ty ĐTNN đã thật sự coi quốc gia này là sân chơi của mình. Nếu như trong thập niên 80, FDI tập trung chủ yếu ở các ngành thu hút nhiều lao động, thì từ đầu thập niên 90, FDI chuyển sang các ngành cần nhiều vốn, còn hiện nay Trung Quốc đã trở thành địa bàn thu hút các công ty tập trung nhiều công nghệ. Các hãng hàng đầu thế giới như Microsoft, Motorola, General Motors, Simens… không ngần ngại đầu tư nghiên cứu công nghệ tại Trung Quốc. Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc có tới 400 trung tâm R&D do công ty nước ngoài tham gia thành lập.
Hơn 30 năm qua với các chính sách thu hút FDI, Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế công nghiệp theo xu hướng thị trường. FDI đã giúp Trung Quốc hiện thực hóa chiến lược đó. Sự điều chỉnh cơ cấu ngành đầu tư đã khiến cơ cấu của các doanh nghiệp FDI nói riêng và cơ cấu kinh tế Trung Quốc nói chung biến đổi theo hướng hiện đại hóa.
31
Trong thời gian tới, để thực hiện các mục tiêu “hạ cánh” an toàn, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo các hướng chủ yếu : (1) thu nhận vốn đầu tư có chọn lọc, coi trọng và ưu tiên các dự án lớn, sử dụng kỹ thuật cao, tiết kiệm nguyên nhiêu liệu, ít gây ô nhiễm môi trường; (2) hạn chế, kiểm soát gắt gao những dự án FDI hoạt động trong các lĩnh vực gia công, tiêu tốn nhiều tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường; (3) khuyến khích, coi trọng việc thu hút FDI vào các khu vực sâu trong nội địa thuộc miền Trung và Tây, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng miền.