2.4.2.1 Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
a. Thực trạng tác động
Từ khi có hoạt động FDI, cơ cấu ngành công nghiệp được dịch chuyển theo hướng khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của quốc gia.
Thời kỳ đầu thực hiện Luật ĐTNN, phần lớn các dự án và vốn FDI tập trung vào thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê. Ở giai đoạn 1988- 1990 đã có 7 dự án thăm dò khai thác dầu khí với số vốn đăng ký chiếm đến 32,2% vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Những năm sau số dự án đầu tư vào các ngành khác của khu vực sản xuất công nghiệp đã gia tăng nhanh từng năm, góp phần làm tăng tỷ lệ dự án của ngành công nghiệp trong tổng số dự án thu hút được. Trong đó, 2/3 số dự án là đầu tư chiều sâu để nâng cấp, mở rộng các cơ sở kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề đầu tư được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng
72
xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại.
Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và tới năm 2006 tăng lên là 44,2%. Đến nay, khoảng 45% giá trị sản xuất ngành công nghiệp là do khu vực này tạo ra. Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực từ 21-25%, của toàn ngành là 12,4%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bình quân của nền kinh tế thời kỳ 1991- 1998 đạt 8%, thời kỳ 2000- nay là 7,5%.
Thông qua FDI đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và phân ngành kinh tế công nghiệp mới được coi là các ngành trọng điểm, mũi nhọn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, sắt thép… Một số ngành tạo giá trị gia tăng cao lại hoàn toàn do khu vực FDI nắm giữ, ví dụ 100% sản lượng dầu thô, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa, 60% sản phẩm thép cán, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giầy và 55% sản lượng sợi (cục ĐTNN 2008).
Chất lượng của các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp ngày càng có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều dự án đầu tư theo các nhóm liên kết ngành- đây cũng là cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển. Cụ thể, là số lượng và tên tuổi những nhà máy sản xuất theo công nghệ mới, công nghệ cao trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam ngày một nhiều hơn. Có thể kể đến hàng loạt các tên tuổi như Fujitsu, Samsung, Intel….Tại Dung Quất, từ cuối tháng 3/2011, công ty Doosan Vina bắt đầu tiến hành chế tạo và lắp đặt 3 thiết bị khử mặn lớn với tổng giá trị hơn 547 triệu USD (mỗi thiết bị trị giá 182,5 triệu USD). Tất cả các thiết bị được xuất khẩu sang Saudi Arabia này đều được đóng dấu
73
“Made in Việt Nam”, cho thấy Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào khâu giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngòai ra, Dự án Trung tâm Nghiên cứu R&D của Tập đoàn HP tại Công viên Phần mềm Quang Trung sử dụng hơn 1.000 nhân lực.
Việc ĐTNN trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động
Ở các ngành mũi nhọn có doanh nghiệp FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của ngành này vượt trội so với các ngành khác của nền kinh tế, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tạo vị thế vững chắc khả năng cạnh tranh cao và mang lại nguồn thu lớn cho NSNN. Cụ thể:
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tính đến hết năm 2008 có tỷ trọng lớn nhất với 6.963 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng hơn 90 tỷ USD, chiếm 68,9% về số dự án, gần 60% tổng vốn đăng ký và khoảng 68,5% vốn thực hiện. Trong số đó, một số dự án công nghiệp lớn đáng kể như: 9,8 tỷ USD, dự án thép của Formosa: 7,8 tỷ USD, xây dựng cảng và nhà máy luyện kim tại Vũng Áng khoảng 7,8 tỷ USD; Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn 6,2 tỷ USD; tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn khoảng 3,77 tỷ USD.. Đến năm 2010, ngành này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trong ngành này là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
74
Đồng thời với ngành xây dựng, nguồn vốn hướng mạnh vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất hiện ngày càng nhiều hơn các dự án công nghệ cao, thậm chí cả trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) là những tín hiệu cho thấy khả năng thay chất cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). khi số liệu thu hút FDI trong quý I/2011 vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, xét theo lĩnh vực đầu tư, các ngành chế biến, chế tạo đang thu hút nhiều FDI nhất với 1,55 tỷ USD, chiếm khoảng 65% tổng lượng FDI đăng ký. Năm 2010, lĩnh vực này đã thu hút 5 tỷ USD trong tổng số 18,6 tỷ USD vốn đăng ký, vươn xếp thứ 2 sau lĩnh vực bất động sản.
Như vậy, thời gian qua, chủ yếu đã tăng được tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, có khả năng xuất khẩu như dầu khí, sản phẩm dệt may, da, kim loại, điện tử, và công nghệ thông tin… phù hợp với chủ trương tiếp tục thu hút FDI vào ngành “kinh tế thực”, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ. Góp phần cải biến cơ cấu ngành công nghiệp, hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý, đa ngành, trong đó có các ngành trọng điểm, mũi nhọn dần được khẳng định. Đồng thời, cùng với sự đầu tư về vốn, các dự án FDI vào công nghiệp đã thực hiện việc chuyển giao công nghệ được đánh giá là tiên
75
tiến, tương đương với công nghệ đang được áp dụng trên thế giới hoặc ít ra cũng tương đương với công nghệ trung bình ở các nước trong khu vực.
Với khả năng tiếp nhận ngày càng nhiều lao động, FDI đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung – cầu và cạnh tranh. Qua đó ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và hình thành đội ngũ lao động lành nghề có kỹ thuật lao động cao thích ứng dần với yêu cầu của cơ chế lao động mới và nhiều ngành nghề mới.
Bên cạnh những tác động to lớn của FDI tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta, thì còn tồn tại một số vấn đề sau:
Vốn FDI tập trung vào những phân ngành dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn ngắn, những ngành hàng có thị trường tiêu thụ trong nước lớn như xe máy, sắt thép, xi măng, những phân ngành trong nước có tiềm năng nhưng chưa được khai thác, lắp ráp ô tô, đầu tư vào các ngành công nghệ cao tuy đã có sự khởi sắc nhưng còn chưa nhiều. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công (hàng may mặc, giày) hoặc lắp ráp (hàng điện tử gia dụng).. có giá trị gia tăng thấp…
Như vậy, vốn FDI hướng mạnh vào các ngành công nghiệp, còn đầu tư chiều sâu và chuyển giao các công nghệ gốc còn hạn chế, đầu tư vào các phân ngành khác như nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản với tỷ trọng không nhiều nhưng đã phát huy tác dụng tốt; một số phân ngành đặc thù như dầu khí, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đến nay vẫn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
b. Nguyên nhân
Theo tôi có hai nguyên nhân quan trọng nhất đó là chất lượng quy hoạch thu hút đầu tư FDI và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Thứ nhất, chính sách của Nhà nước chưa có một quy hoạch dài hạn rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tham nhũng cũng rất yếu kém…
76
Thứ hai, Trên phạm vi cả nước chỉ có 23% người lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI có bằng đại học, cao đẳng và chỉ 27% được đào tạo nghề. Theo đánh giá của chủ sử dụng lao động, chỉ 54% người lao động biết chữ. Do chất lượng giáo dục phổ thông và đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu, gần 40% doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy cần đầu tư để đào tạo tại chỗ cho người lao động. Việt Nam muốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng và có độ lan tỏa lớn nhưng chất lượng giáo dục đại học và các yếu tố quản trị điều hành như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát tham nhũng và đảm bảo thực thi hợp đồng…thì lại không được chú trọng.
Thứ ba, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI rất yếu. Bằng chứng rõ ràng là trong cơ cấu công nghiệp hiện nay, sự thiếu vắng hay kém phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ là một đặc điểm nổi bật. Công nghiệp phụ trợ nội địa phát triển không tương xứng làm cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI bị lệ thuộc mạnh và lâu dài vào các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu Điều này gây những hậu quả tiêu cực, đặc biệt là ở hai khía cạnh dài hạn. Một là hạn chế sức lan tỏa phát triển từ khu vực FDI đến khu vực trong nước. Hai là làm giảm sức hấp dẫn. Những nguyên nhân của tình trạng này đó là:
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hoạt động khép kín, ít cần đến các doanh nghiệp phụ trợ. Khu vực tư nhân trong nước non yếu, không có điều kiện và thiếu khả năng tự định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ. Nếu không cải thiện tình hình, đôi cánh CNH- HĐH của Việt Nam – khu vực FDI sẽ thiếu lực vẫy để nền kinh tế có thể thực sự cất cánh.
Thứ tư, Cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải mà “nút” là giao thông vận tải và năng lượng. Tình trạng mất điện đột ngột không được báo trước, nhiều tuyến giao thông huyết mạch thường xuyên tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng... là những điều đã được phản ảnh đi phản ảnh lại nhiều lần nhưng vẫn không hề được cải thiện. Thêm vào đó, với giá nhiên liệu biến động khó lường, khiến nhà đầu tư phải xét lại việc đầu tư vào Việt Nam . Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho doanh nghiệp
77
nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm dự án FDI mới mà còn để giữ chân những dự án hiện hữu. Nhưng việc giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi một lượng vốn lớn và được thực hiện theo một lộ trình được đề ra trước đó. Chỉ tính nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020, con số đã rất lớn: trung bình hàng năm cần 117.744 nghìn tỷ đồng(7,4 tỷ USD). Trong đó, khả năng đáp ứng của nguồn vốn hiện có cho lĩnh vực này chỉ khoảng 2 – 3 tỷ USD.
2.4.2.2 Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp Thực trạng tác động
Các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với xu thế phát triển hiện nay, nguồn FDI sẽ tạo điều kiện để xây dựng các trang trại quy mô lớn, tập trung, giảm dần tình trạng trồng trọt, chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, đồng thời mở đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, tác động của FDI vào khu vực này còn chưa thật sự hiệu quả. Thể hiện:
Thứ nhất, chiếm tỷ trọng rất nhỏ về số lượng dự án và vốn đầu tư trong tổng FDI trong nền kinh tế.
Vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp hiện nay rất thấp và thiếu sự ổn định. Các dự án FDI chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của các vùng, chưa có dự án đầu tư vào khoa học - công nghệ cao. Trong giai đoạn 1990-2009 số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký. Riêng năm 2009 số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn. Thống kê của Cục ĐTNN cho thấy, năm 2010 đầu tư vào nhóm nông, lâm và thủy sản chỉ có chiếm 1,2% với 10 dự án. Trong danh mục 94 dự án trọng điểm kêu gọi vốn FDI, với
78
gần 26 tỷ USD cho giai đoạn 2010 – 2015 thì ngành nông nghiệp chỉ có 5 dự án (một dự án ngành chăn nuôi và bốn dự án ngành thủy sản). Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp dưới 2 triệu USD. Các doanh nghiệp đầu tư từ 5 triệu USD trở lên không nhiều, chỉ chiếm khoảng 18% tổng số doanh nghiệp. Đồng thời, vốn thực tế hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn rất thấp so với vốn đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, phân bổ không đồng đều trong nông nghiệp
Đầu tư FDI trong khu vực nông nghiệp cũng có độ chênh lệch cao giữa các ngành nghề, thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh. Có đến 53,7% tổng số vốn FDI được đưa vào ngành chế biến nông sản thực phẩm, 24,7% vốn vào chế biến lâm sản. Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc thu được 12% và thấp nhất là ngành trồng trọt chỉ thu hút được 8,9% tổng số vốn. Trong trồng trọt, rất ít dự án triển khai vào việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, chế biến các loại rau quả xuất khẩu có kỹ thuật cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cả nước có 453 dự án FDI đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ đã được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong có