Tác động chung đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 74)

67

Như đã phân tích kỹ ở mục 2.2, các nhóm ngành trong nền kinh tế ở thời kỳ 1988- 2009 đều có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ khác nhau nên đã làm cho tỷ trọng các ngành trong tổng GDP của nền kinh tế có sự thay đổi. Nhóm ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao nhất chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nên trong thời kỳ này nhóm ngành công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm trên dưới 50% tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ đóng góp dưới 10% tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước thời kỳ 1991- 2009. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ biến động khá mạnh, có năm chỉ đạt 2,25% (1999), nhưng có năm đạt khá cao, 9,83% (1995). Năm 2009 là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế (tương ứng là 6,63% và 5,32%). Kết quả là khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 40% tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ 1991- 2009.

Tỷ trọng gia tăng của ngành công nghiệp, dịch vụ là có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã qua thời kỳ xây dựng và bước vào hoạt động.

Đóng góp của FDI trong GDP cũng tăng dần qua các năm đạt 6,3% năm 1995, 9% năm 1997, 10,1% năm 1998, 12,7% năm 2000 và năm 2004 là 15,2%, năm 2008 là 19,6% xấp xỉ 1/5 giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Đồng thời với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế là sự dịch chuyển cơ cấu của từng ngành theo hướng gia tăng tỷ trọng Công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đạt được kết quả này, có sự tác động đáng kể của động thái vốn FDI vào các ngành này qua các thời kỳ.

Có thể thấy, cơ cấu thu hút FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đã được điều chỉnh ngày càng phù hợp với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước. Cụ thể:

68

Từ năm 1988 đến năm 1992 có 322 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 3.272 triệu USD, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng có 144 dự án với vốn đầu tư gần 1.800 triệu USD chiếm 55% vốn đầu tư, dịch vụ có 124 dự án với vốn đầu tư là 1.132 triệu USD và cuối cùng là ngành nông nghiệp có 58 dự án với vốn đầu tư gần 340 triệu USD (chiếm 10%). Đây là thơì kỳ đầu kêu gọi FDI vào Việt Nam. Trong thời kỳ này, ban đầu còn tập trung vào lĩnh vực khai thác dầu khí và xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê . Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có rất nhiều dự án đòi hỏi nhiều vốn và có độ rủi ro cao là tỷ trọng vốn lớn, dầu khí chiếm 6% số dự án nhưng chiếm tới 29% số vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 36% số dự án và 9% số vốn đầu tư, công nghiệp nặng chiếm 33% số dự án và 17% số vốn đầu tư, công nghiệp thực phẩm chiếm 16% số dự án và 27% số vốn đầu tư. Trong đó, các dự án khai thác tài nguyên, đất đai, mặt nước thường chiếm lượng vốn lớn hơn những dự án chế biến hay cung cấp dịch vụ. Tuy chưa có tác động gì đáng kể, nhưng các dự án vào công nghiệp và dịch vụ đã góp một phần giúp cơ cấu GDP của hai ngành này tăng lên tương ứng là 3,3% và 9%.

FDI theo ngành kinh tế thời kỳ 1993 – 1996, các dự án ngành dịch vụ chiếm 50% số vốn đầu tư (trên 8.335 triệu USD), tiếp đến là ngành công nghiệp chiếm 43% (với số vốn đầu tư trên 7.300 triệu USD) và thấp nhất là ngành nông nghiệp với 1.220 triệu USD (7% vốn đầu tư đăng ký). Xét về quy mô vốn theo dự án, ngành dich vụ là cao nhất, tiếp đó là ngành công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là nông lâm, ngư nghiệp. Thời kỳ này, không có dự án đầu tư dầu khí nào, nên tương quan giữa số dự án và vốn giữa các ngành công nghiệp và xây dựng đã thay đổi. Tình trạng những ngành nghề sử dụng đất đai, tài nguyên và mặt nước vẫn chiếm nhiều vốn đầu tư trên số dự án hơn là chỉ sử dụng đơn thuần nguồn nhân lực. Các ngành chế tạo thuộc CN nặng đã tăng lên về các dự án và đã chú trọng hướng vào những ngành sử dụng nhiều vốn hơn.

Những ngành dịch vụ có triển vọng lớn nhưng chưa mở cửa cho FDI thì tương quan giữa số dự án và số vốn không có gì vượt trội. những ngành có liên quan tới cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài đến Việt Nam chiếm ưu thế. Cơ cấu ngành kinh tế

69

trong giai đoạn này chuyển dịch chậm, giao động trong mức rất hẹp. Nông nghiệp từ 29,87% năm 1993 xuống còn 27,76% năm 1996, công nghiệp từ 28,9 – 29,73%, dịch vụ từ 41,23 – 42,51%.

Do những sửa đổi về luật pháp, chính sách, từ năm 1997 đến hết năm 2000, đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng đứng đầu với 722 dự án trong tổng số 1.208 dự án trong cả nước, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đạt 5.790 triệu USD (chiếm 56%), tiếp đến là ngành dịch vụ đạt 3.982 triệu USD (chiếm 38%) và thấp nhất là ngành nông nghiệp đạt 577,8 triệu USD chiếm 6%. Thời kỳ này, xét quy mô vốn theo dự án, ngành dịch vụ là cao nhất, tiếp đó là công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là nông lâm ngư nghiệp. Số lượng dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vượt trội thể hiện chính sách thu hút FDI vào Việt Nam đã đi đúng hướng.

Số dự án đăng ký trong ngành nông, lâm, thủy sản rất ít và chiếm tỷ trọng vốn rất thấp trong tổng vốn đăng ký theo các năm. Chính sách điều chỉnh năm 1996 đã đưa là những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút FDI đầu tư vùng nguyên liệu, chế biến nông – lâm – thủy sản, nhưng tác dụng không đáng kể. Luật đầu tư năm 2005 tiếp tục đưa ngành nuôi trồng, chế biến nông – lâm – thủy sản vào danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi, nhưng đến năm 2008 vẫn chưa thay đổi được xu hướng cũ. Năm 2008, số dự án đăng ký vào ngành Nông, lâm – ngư nghiệp là 45, chiếm 3,8% tổng số dự án và chỉ chiếm vỏn vẹn 0,42% tổng vốn đăng ký. Điều đó chứng tỏ lĩnh vực Nông, lâm – ngư nghiệp vẫn kém hấp dẫn các nhà đẩu tư và những nỗ lực điều chỉnh chính sách đầu tư vẫn không đủ sức kích thích để thu hút FDI vào ngành này.

Trái ngược với xu hướng suy giảm của ngành Nông, lâm – ngư nghiệp là sự bùng phát FDI vào ngành dịch vụ từ năm 2001 – 2005 đây là kết quả từ việc ký kết định Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Thực hiện BTA và cam kết WTO đồng nghĩa với việc giảm dần rào cản đối với nhà đầu tư trong một số loại dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ pháp lý Trong vòng hai năm, từ 2006 -2007, số dự án dịch vụ tăng thêm 2,59% trong tổng số dự án; tỷ trọng vốn đăng ký vào các dự án dịch vụ tăng 2,56%. Tỷ trọng dự án xây

70

dựng văn phòng, căn hộ giảm 0,9%, nhưng vốn đăng ký lại tăng thêm 3,32% - điều này chứng tỏ quy mô vốn của các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã tăng đáng kể. Năm 2008, xu hướng tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thể hiện một cách rõ rệt hơn, với 38 dự án có quy mô lớn, chiếm tới ¼ tổng vốn đăng ký cả năm.

Bảng 2.10: FDI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH KINH TẾ (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/7/2011)

TT Chuyên ngành Số án dự Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

1 CN chế biến,chế tạo 7,654 99,746,798,484 34,160,438,578 2 KD bất động sản 361 48,198,428,474 11,694,188,870 3 Xây dựng 761 11,867,639,218 3,771,767,074 4 Dvụ lưu trú và ăn uống 310 11,773,538,576 3,217,542,067 5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 65 7,394,879,678 1,660,217,338 6 Thông tin và truyền thông 669 4,828,142,558 3,102,243,174 7 Nghệ thuật và giải trí 127 3,635,886,809 1,102,221,253 8 Vận tải kho bãi 307 3,217,962,685 1,005,721,840 9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 488 3,171,317,739 1,525,456,601 10 Khai khoáng 69 2,974,765,137 2,370,113,746 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 579 1,815,531,460 891,373,716 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 75 1,321,550,673 1,171,785,673 13 Y tế và trợ giúp XH 75 1,019,196,437 221,909,016 14 HĐ chuyên môn, KHCN 1,042 787,819,057 398,499,650 15 Dịch vụ khác 108 679,201,106 152,062,092 16 Cấp nước;xử lý chất thải 26 387,478,770 38,658,000 17 Giáo dục và đào tạo 141 345,447,332 120,776,491 18 Hành chính và dvụ hỗ trợ 102 183,373,821 95,283,411

Tổng số 12,959 203,348,958,014 66,700,258,590

Nguồn: Cục ĐTNN, 7/2011

Có thể thấy cơ cấu dòng vốn FDI đã có sự chuyển dịch đúng hướng, động thái này đã làm cho cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn về tỷ trọng sản lượng, xuất nhập khẩu và di chuyển lao động giữa các ngành. Sự ra đời của các KCN có vốn ĐTNN đã góp phần điều chỉnh cơ cấu tiểu ngành công nghiệp qua việc thu hút nhiều xí nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, đồng thời cũng giải quyết đồng bộ các vấn đề do sản xuất công nghiệp đặt ra như cung cấp yếu tố đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, xử lý môi trường sinh thái…

71

Các dự án FDI không chỉ giải quyết việc làm, mà còn tạo ra yếu tố cạnh tranh trong thu hút và chuyển dịch lao động giữa các ngành nghề. Thông qua làm việc ở các xí nghiệp có vốn FDI, trình độ tay nghề của lao động tăng lên. Xí nghiệp có vốn FDI đi vào hoạt động và cung cấp khối lượng hàng hóa không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn chuyển dần theo hướng sản xuất để xuất khẩu, góp phần thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu.

Những thành tựu của FDI đạt được bước đầu tương đối khả quan, song so với các nước trong khu vực và nhu cầu phát triển kinh tế thì hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI vẫn còn nhiều khó khăn yếu kém. Hiện nay, tình trạng mất cân đối về cơ cấu đầu tư từ nguồn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch, phần lớn các dự án đầu tư khai thác những ngành mà đất nước có lợi thế, sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ ngay trong nước, lợi nhuận thu được từ các dự án này là hấp dẫn các nhà đầu tư nếu chúng ta không chú trọng điều chỉnh sẽ không phát huy được vai trò của nguồn vốn này đối với định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 74)