Nhóm chính sách liên quan đến tài chính – tín dụng

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 49)

Nhóm chính sách này bao gồm: (i) các quy định về tài khóa (liên quan đến khuyến khích tài chính như thuế doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận về nước, thuế xuất nhập khẩu); (ii) các quy định khác (liên quan tới việc mở tài khoản, quản lý ngoại tệ, cân đối vốn và chuyển đổi ngoại tệ).

Trong đó, việc quy định các loại thuế một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời có ưu đãi thuế suất một số loại thuế đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút FDI ở Việt Nam.

42

Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan tới mức thuế suất chung, mức và thời hạn áp dụng thuế suất ưu tiên, thời hạn miễn giảm thuế. Ngoài điều chỉnh thuế suất chung, trong thời kỳ 1988-2008, các quy định về ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh nhiều lần và mức độ ưu đãi khác nhau nhằm tăng cường thu hút FDI theo lĩnh vực, quy mô và hình thức đầu tư mà nhà nước định hướng. Việc điều chỉnh ưu đãi thuế thường theo hướng hỗ trợ chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển ngành..

Trong giai đoạn 1988-1992, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh ba đợt. Mặc dù mức ưu đãi chỉ trong phạm vi là 15% và 20%, và chỉ điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là 10% và 14% năm 1988 xuống còn 10% năm 1991-1992, nhưng có sự mở rộng hơn về lĩnh vực được ưu đãi đầu tư theo hướng khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ, khuyến khích đầu tư vào địa bàn khó khăn, KCN, KCX và xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức đầu tư liên doanh, chuyển giao công nghệ, trồng rừng, khai thác tài nguyên (trừ dầu khí và kim loại hiếm). Để tăng cường thu hút FDI, Luật ĐTNN sửa đổi năm 1992 cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế như doanh nghiệp liên doanh, ưu đãi thuế suất còn được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu và các dự án sử dụng nhiều tài nguyên có sẵn (ưu đãi có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển bền vững). Đây là dấu hiệu cho thấy khuyến khích tài chính thời điểm đó mới chú trọng tới “lượng” và bỏ qua “chất”, phần nào giống trường hợp “đổi môi trường lấy đầu tư” trong giai đoạn đầu thu hút FDI ở Trung Quốc.

Trong giai đoạn 1993 – 1996, mức thuế suất ưu đãi vẫn ở mức 20%, 15% và mức ưu đãi đặc biệt là 10%. Mức ưu đãi 20% với thời hạn 5-7 năm được áp dụng cho những xí nghiệp đạt được hai trong bốn tiêu chuẩn sau: 1) sử dụng từ 500 lao động trở lên; 2) sử dụng công nghệ tiên tiến; 3) xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm; 4) vốn pháp định hoặc vốn góp để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh ít nhất là 10 triệu đô la. Mức thuế suất 15% với thời hạn 5-7 năm áp dụng đối với các dự án: xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc các vùng ngoài danh sách 1; khai thác tài nguyên (trừ dầu khí

43

và kim loại hiếm); công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất cơ bản, cơ khí chế tạo, xi măng…; trồng cây công nghiệp lâu năm, đầu tư vào miền núi và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn – danh sách 1. Mức ưu đãi cao nhất với thuế suất 10% thời hạn 8-10 năm áp dụng chung cho vốn FDI nếu đầu tư vào: xây dựng công trình cơ sở hạ tầng tại miền núi và vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn theo danh sách 1; trồng rừng, các dự án đặc biệt quan trọng khác.

Như vậy số hạng mục dự án được ưu đãi tăng hơn so với giai đoạn trước, hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài được ưu đãi như nhau, ưu đãi theo hướng khuyến khích cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng và địa bàn khó khăn, tiếp đến thu hút vào ngành công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên rồi mới đến sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, công nghệ tiên tiến và quy mô đầu tư lớn.

Giai đoạn từ năm 1997-2000 mức thuế suất ưu đãi vẫn trong phạm vi 10%, 15%, và 20% nhưng được điều chỉnh vào các năm 1997, 1999, 2000. Điểm mới trong các khuyến khích thuế giai đoạn 1997-2000 là hướng vào: Hoạt động R&D; các dự án nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, các ngành công nghiệp chế tạo như sản xuất linh kiện điện tử, ô tô, xe máy, hóa chất cơ bản, luyện kim; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa dân tộc; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; đa dạng hóa ngành, nghề, sản phẩm; Từ năm 2000, thuế suất đặc biệt 10% còn được áp dụng để khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, doanh nghiệp chế xuất và đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Như vậy, trong giai đoạn 1997-2000, chính sách ưu đãi đã bắt đầu quan tâm tới chất lượng đầu tư. Hạn chế sự xâm nhập của các dự án “xuất khẩu ô nhiễm” và tiêu hao tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi 20% nhưng mức độ ưu đãi cao đã chuyển sang các dự án sử dụng hiệu

44

quả tài nguyên thiên nhiên, giáo dục, dịch vụ chất lượng cao, R&D… Với việc tăng cường khuyến khích đầu tư, số hạng mục được ưu đãi đã gia tăng và được thể chế hóa bằng một danh mục ưu đãi khá phức tạp về mức thuế suất ưu đãi và thời gian ưu đãi, đặc biệt đối với các dự án ảnh hưởng vào sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi các yếu tố của môi trường đầu tư kể cả ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa đủ điều kiện và hấp dẫn để thu hút và hấp thụ các dự án mới với công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư như định hướng của chính sách FDI.

Giai đoạn 2001-2008, sau khi Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và NĐ số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 đã bổ sung một số ưu đãi mới áp dụng đối với hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư (2003), thêm các lĩnh vực kinh doanh đối với các dự án thực hiện trong KCN, KCX (2004).

Nhìn chung, các quy định khuyến khích tài chính liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh nhiều lần theo hướng tăng khuyến khích đầu tư, làm cụ thể và rõ ràng những điều kiện được hưởng lãi suất, miễn giảm thuế và hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản tái đầu tư. Các quy định đã có chuyển biến rõ rệt từ mục đích thu hút theo “lượng” trong thập niên 1988- 1992 chuyền dần định hướng thu hút về “chất”, đã có các quy định khuyến khích thu hút FDI vào R&D, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành sử dụng công nghệ cao, thu hút vào các ngành nông- lâm – ngư nghiệp, sử dụng nhiều lao động và thực hiện ở KCN, KCX, khu công nghệ cao và những địa bàn khó khăn.

b. Thuế xuất nhập khẩu

Các quy định miễn thuế nhập khẩu được làm rõ và chặt chẽ hơn trong từng giai đoạn. Từ năm 1997, ngoài các quy định cũ, Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 đặc biệt khuyến khích hình thức đầu tư BOT, BTO, và BT bằng cách miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện các dự án theo hình thức này; đồng thời khuyến khích FDI vào nông, lâm và ngư nghiệp, các doanh nghiệp được miễn thuế

45

nhập khẩu khi nhập các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Điểm mới của Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 là nhằm khuyến khích FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, cho phép doanh nghiệp trong lĩnh vực này được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn được quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thêm nữa, để tăng cường khuyến khích đầu tư vào ngành dịch vụ và địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, cơ sở y tế, đào tạo, văn hóa, tài chính ngân hàng, khu vui chơi giải trí, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn còn được miễn thuế nhập khẩu một lần trang thiết bị quy định.

Năm 1999, 2000 lần lượt đều có những bổ sung một số điểm mới liên quan tới vấn đề thuế nhập khẩu như sau: miễn thuế nhập khẩu vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được; các bên hợp doanh đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất, nhằm khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp chế tạo.

Đến năm 2005, việc miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI tiếp tục theo hướng khuyến khích đầu tư theo hình thức BTO, BOT, và BT, đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được….

Nhìn chung, việc điều chỉnh quy định miễn thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp FDI đều bám sát mục tiêu chính sách FDI nhằm khuyến khích FDI vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, và vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên danh mục và mức ưu tiên quá phức tạp. Đồng thời, vấn đề miễn thuế cho các doanh nghiệp FDI có tính hai mặt, ngoài khuyến khích, nó còn làm cho ngân sách nhà nước bị suy giảm vì các dự án trở thành “ vô trách nhiệm” đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc kiểm tra, xem xét các dự án FDI phải thật cẩn thận, tránh hiện tượng thay đổi mục tiêu đầu tư để trốn thuế….

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)