Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 67)

Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam kể từ khi thực hiện Luật ĐTNN cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Thời kỳ 1991-1996 có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn)

60

28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá rẻ, thị trường mới. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ.

Từ năm 2000 đến 2006, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

Từ 2007 đến nay: Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã tạo đà cho dòng vốn FDI đổ vào càng nhiều. Năm 2007 Việt Nam thu hút được 1544 dự án và 20,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Năm 2008 là năm thu hút FDI lớn nhất từ trước đến nay, đạt khoảng 71 tỷ USD. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nguồn vốn nhận được suy giảm, chỉ đạt mức thấp khoảng 21,48 tỷ USD (bằng 30% năm 2008) trong đó có 839 dự án cấp mới với số vốn đạt 16,3 tỷ USD; và

61

số lượt dự án tăng vốn đạt 215 lượt với số vốn đạt 5,1 tỷ USD. Mặc dù vậy vốn thực hiện đạt ở mức khá (khoảng 11 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008).2

Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thu hút FDI đạt 18,6 tỉ USD, giảm 19,5% so với mức 23,1 tỉ USD của năm 2009, không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm 2010. Điểm sáng nhất trong thu hút FDI là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm trước và chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD; nhóm ngành sản phẩm chế biến vươn lên dẫn đầu khi có tới 4,37 tỉ USD đăng kí và giúp số dự án nhóm này tăng gần gấp rưỡi.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Vốn đăng kí (tr.USD) Vốn thực hiện (tr.USD) Vốn thực hiện/Vốn đăng kí

Biểu đồ 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)