0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI PHỤC VỤ CHO QUÁ TRÌNH

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THU HÚT FDI TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 92 -92 )

3.1 Quan điểm, định hướng thu hút FDI phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1 Quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập

Mục tiêu cơ cấu ngành kinh tế:

- Trong GDP, nông nghiệp chiếm 10% (hiện nay khoảng 20%); công nghiệp: 40 – 45% (hiện nay hơn 41%); dịch vụ: 45- 50% (hiện nay hơn 39%).4 Trong đó:

Đối với công nghiệp: đi nhanh vào hiện đại, phát triển các ngành kỹ thuật cao, điện tử bán dẫn, chế tạo máy móc thiết bị, vật liệu mới…

Đối với dịch vụ: đi đầu trong phát triển các ngành dịch vụ then chốt (tài chính, ngân hàng, vận tải, viễn thông, khoa học công nghệ, thương mại du lịch), đảm bảo các ngành này phát triển ở trình độ cao trên cơ sở ứng dụng phổ biến điện tử, tin học vào các ngành dịch vụ (như thương mại điện tử).

Bên cạnh đó, hình thành những trung tâm thương mại hiện đại ngang tầm quốc tế và phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm tiêu biểu là du lịch biển, đảo núi, danh lam, nghỉ dưỡng và lễ hội văn hóa truyền thống. Phát triển các trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.

Đối với nông – lâm – ngư nghiệp: tập trung mạnh vào nông nghiệp sinh thái chất lượng cao, năng suất cao và góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học một cách phổ biến.

+ Trong GDP, tăng mạnh tỷ trọng của các ngành tri thức (ví dụ công nghệ phần mềm, viễn thông, các ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành giáo dục – đào tạo,…)

4 Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”

85

tạo ra. Tập trung phát triển công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách về công nghệ thông tin và kỹ thuật số so với các nước OECD.

+ Trong cơ cấu xuất khẩu, hàng chế tạo (với một bộ phận lớn sử dụng công nghệ cao) chiếm 80- 85%.

- Cơ cấu lao động:

+ Lao động nông nghiệp: 35%; lao động phi nông nghiệp truyền thống: 50%; lao động tri thức : 15%.

+ Vốn con người tăng 1,5 lần. Đây là chỉ số xác định mục tiêu phải đạt của nguồn nhân lực - lợi thế phát triển dài hạn quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

Định hướng phát triển cơ cấu ngành

Có hai vấn đề đặt ra cho định hướng cơ cấu ngành trong mô hình CNH, HĐH của nước ta hiện nay:

- Định hướng phát triển cơ cấu ngành theo quy trình công nghệ

Khi hệ thống phân công lao động quốc tế chuyển sang vận hành theo nguyên lý “ chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”, định hướng cơ cấu ngành của Việt Nam cũng phải thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi này diễn ra theo hướng: sự phát triển cơ cấu ngành từ chỗ định hướng sản phẩm sang định hướng quy trình công nghệ.

Trước đây, cơ cấu ngành được hình thành dựa trên việc nền kinh tế Việt Nam sản xuất được một sản phẩm hoàn chỉnh và tham gia vào thị trường thế giới bằng việc xuất khẩu sản phẩm đó. Nhưng ngày nay, việc sản xuất một sản phẩm, nhất là các sản phẩm công nghệ cao, ngày càng diễn ra theo cách quy trình sản xuất được phần thành nhiều khâu, mỗi nước chỉ đảm nhiệm một hay vài khâu trong quy trình mà nước đó có thế mạnh sản xuất nhất. Cách tổ chức theo quy trình như vậy cũng được thực hiện trong mỗi quốc gia, bằng việc chia cho các doanh nghiệp đảm nhiệm những khâu mà cơ sở có lợi thế thực hiện.

Đây là định hướng phát triển cơ cấu ngành và tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại. Nó nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển cơ bản của cơ cấu ngành hiện

86

đại mà mô hình CNH, HĐH của nước ta cần áp dụng và triển khai thực hiện rộng rãi. Tuân theo định hướng cơ cấu này, các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải xác định đúng lợi thế theo quy trình công nghệ của mình để chen vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Đồng thời, nhiệm vụ quan trọng hơn đặt ra Việt Nam luôn phải có ý thức nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh mới để nâng cao vị thế của mình trong mạng, chiếm được khâu tạo giá trị gia tăng cao trong toàn bộ quy trình. Động lực cho sự chuyển dịch đó là nhiệm vụ đặt ra cho việc thiết kế chính sách công nghiệp mới và tổ chức hệ thống sản xuất công nghiệp trên phạm vi quốc gia.

Và để thực hiện định hướng phát triển cơ cấu ngành này, cần xác định rõ khái niệm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm trong “chuỗi giá trị gia tăng”. Một sản phẩm thông thường cũng có thể sản xuất bằng công nghệ cao hoặc một số khâu công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn hơn trong quy trình sản xuất chúng. Định hướng phát triển cơ cấu theo quy trình công nghệ chính là nhằm vào những khâu tạo giá trị gia tăng lớn mà không bị giới hạn ở việc sản phẩm đó là “công nghệ cao” hay “không cao”. Cách tiếp cận này mở rộng cơ hội tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống phân công lao động quốc tế trên cơ sở khuyến khích chúng tiếp cận công nghệ cao; đồng thời, cho phép chúng tham gia vào hệ thống bằng việc “ nhảy vọt” cơ cấu (tham gia vào những khâu công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn ngay từ đầu).

- Định hướng phát triển mạnh những ngành sử dụng nhiều lao động

Trong giai đoạn trước, sự phát triển cơ cấu ngành có xu hướng thiên lệch, nghiêng về các ngành thâm dụng vốn. Trong khi đó, Việt Nam lại dư thừa nhiều lao động phổ thông tiền lương thấp. Tình trạng mâu thuẫn này gây ra hậu quả nghiêm trọng kéo dài: sự “lệch pha” nghiêm trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành: cơ cấu sản lượng biến đổi tích cực và nhanh hơn nhiều so với cơ cấu lao động. Chính sách công nghiệp giai đoạn tới phải có nhiệm vụ giải quyết tình trạng bất cập này. Đây được coi là mộ trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của mô hình CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

87

3.1.2 Quan điểm, định hướng thu hút FDI theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn tới. kinh tế trong giai đoạn tới.

3.1.2.1 Xu hướng vận động dòng FDI quốc tế

Khủng hoảng tài chính và kinh tế đã dẫn tới kết quả là dòng FDI toàn cầu suy giảm từ mốc đỉnh điểm đạt tới 2.080 tỷ USD của năm 2007, dòng FDI thế giới đã giảm 17% trong năm 2008 (còn 1.720 tỷ USD), và tiếp tục giảm 41% (còn 1.000 tỷ USD) trong năm 2009. Năm 2010, dòng FDI thế giới có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này. Các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010 và sự gia tăng dòng FDI đổ vào các nước này càng góp thêm xung lực tích cực cho động thái mới đó.

Bối cảnh mới và các xu hướng mới nói trên đang đặt ra yêu cầu chính sách mới cả cấp quốc gia và quốc tế.Theo đó, yêu cầu hàng đầu vẫn là cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng hơn và gia tăng kiểm soát an toàn vĩ mô của nhà nước. Đặc biệt, cả các tổ chức lẫn các chính phủ cần có những đột phá trong cải tổ khu vực tài chính –ngân hàng nhằm tăng trách nhiệm và hiệu quả của các định chế tài chính, giảm nguy cơ bất ổn định trong tương lai và làm cho khu vực này linh hoạt hơn, quản lý tốt hơn dòng vốn đang tái xuất hiện. Đồng thời, các yêu cầu và cơ chế về sự phối hợp điều hành kinh tế đa phương trở nên phổ biến và linh hoạt hơn, tầm ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế phi chính phủ cũng sẽ được mở rộng hơn…

3.1.2.2 Định hướng thu hút FDI theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy đến nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng đáng kể FDI, song lượng vốn đó còn chưa đạt mức tới hạn và cũng chưa sử dụng một cách thỏa đáng để tạo ra bước ngoặt cơ cấu trong tiến trình CNH, HĐH.

Trong khi đó, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội to lớn để biến mong muốn thu hút được lượng vốn nước ngoài đủ lớn và có chất lượng cao thành hiện thực.

88

Lòng tin vào Việt Nam của các nhà ĐTNN, vì nhiều lý do, đang tăng lên. Xuất phát từ đó, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trỗi dậy với gia tốc mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc duy trì và phát huy đầy đủ sức mạnh của xu thế này ở Việt Nam hiện đang gây ra những lo ngại. Đứng trước sự bùng nổ FDI, những điển yếu của môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đã bộc lộ rõ. Kết cấu hạ tầng (giao thông cảng biển, năng lượng) đang tạo ra những điểm “tắc nghẽn” tăng trưởng nghiêm trọng. Tình trạng kém đồng bộ của hệ thống thể chế thị trường và năng lực điều hành yếu của bộ máy quản lý nhà nước cũng gây ra những hậu quả tương tự.

Xuất phát từ tổ hợp nhu cầu, cơ hội và thách thức nêu trên, chính phủ Việt Nam phải coi việc xây dựng và thực hiện sớm nhất có thể một chương trình hành động ở tầm quốc gia nhằm biến Việt Nam thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn và bền vững nhất Đông Á là nhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách công nghiệp trong giai đoạn tới. Cụ thể:

Thứ nhất, có chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài gắn với chiến lược phát triển kinh tế của cả nước

.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên thực tế cho thấy cần phải huy động nhiều và sử dụng hợp lý các nguồn vốn đầu tư. Để có cơ sở huy động các nguồn lực cần có chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế cụ thể trên quy mô toàn quốc, từng vùng trọng điểm và từng địa phương chỉ rõ ngành nghề lĩnh vực cần ưu tiên phát triển. Từ đó xây dựng các phương án huy động nguồn lực từ mọi nguồn trong cả nước và ngoài nước, trong đó coi việc xây dựng quy hoạch ĐTNN với từ cách là một thành phần kinh tế, một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực của cả nước có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Và chính sách FDI sẽ có định hướng và chọn lọc trong việc thu hút, phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung, từng vùng lãnh thổ nói riêng. Trên tinh thần đó:

- Các dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và gắn với liên kết vùng; gắn với việc

89

phát triển các cụm ngành nghề; tính đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với việc chuyển giao công nghệ; gắn với đào tạo lao động.

- Các dự án sẽ được xem xét một cách cẩn trọng, thậm chí không cấp phép các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những dự án có quy mô vốn thấp sử dụng diện tích đất lớn; những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và công nghệ lạc hậu, không có quy trình chế biến sâu; những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng...

- Việc lựa chọn các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng sẽ gắn với việc lựa chọn đối tác - đây là tiền đề cơ bản giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Thứ hai, có chiến lược thu hút FDI vào những ngành có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình CNH, HĐH.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, cơ cấu kinh tế mất cân đối, cần có chính sách thu hút các TNCS có tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ thuật đầu tư trước hết vào các ngành công nghiệp quan trọng. Từ trình độ hiện đại của những ngành này sẽ có điều kiện để tiếp tục trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế khác để tạo ra sự đồng bộ trong quá trình CNH, HĐH.

- Ngành công nghiệp – xây dựng: khuyến khích đầu tư và công nghệ trong các ngành công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học..; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản; coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ. Đặc biệt chú ý thu hút vốn đầu tư vào công nghệ để phát triển Công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên – phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.

- Ngành dịch vụ: từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài

90

chính, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo… Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Thu hút vốn và công nghệ nước ngoài định hướng theo ngành hàng, sản phẩm chủ yếu: trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, chè, cao su, sản xuất giống lợn, bò và gia cầm chất lượng cao…

Thứ ba, có những cơ chế, chính sách khuyến khích FDI gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng CNH, HĐH.

Có chính sách thu hút vốn và cho phép các nhà ĐTNN đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành trọng điểm. Tránh khuyến khích đầu tư một cách chung chung, dàn trải mà cần chú trọng đến các ngành đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ của các ngành công nghiệp mũi nhọn khác mà trong nước chưa tự phát triển được, như ngành điện tử, viễn thông, ngành chế tạo và lắp ráp ô tô, xe máy,…Sự phát triển của các ngành này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, làm thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Hình thức đầu tư, mức độ tham gia đóng góp và lĩnh vực ngành nghề cho phép ĐTNN cần được cân nhắc, không vì nhu cầu vốn đầu tư bức bách mà cho phép đầu tư vào những lĩnh vực làm phương hại đến chủ quyền an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và đúng hướng cần chú trọng lựa chọn đúng đối tác đầu tư có khả năng đáp ứng mục tiêu đề ra..

3.2 Những giải pháp chủ yếu thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

3.2.1 Những giải pháp chung

3.2.1.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút FDI theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong chiến lược phát triển các ngành kinh tế ở Việt Nam

Trong điều kiện nước ta đã gia nhập sâu vào WTO và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực về thu hút FDI, thì cần phải có chiến lược, quy hoạch thu hút FDI một cách khoa học, linh hoạt và có chất lượng cao. Việc xây dựng quy

91

hoạch phải dự báo được tình hình trước mắt và lâu dài, nhất là dự báo được xu thế đầu tư của FDI vào các nước đang phát triển, xu thế điều chỉnh cơ cấu đầu tư của FDI.

- Xây dựng quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu để xác định rõ phạm vi

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THU HÚT FDI TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 92 -92 )

×