Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 28)

Quá trình phát triển kinh tế đồng thời cũng là quá trình làm thay đổi các loại cơ cấu kinh tế nêu trên, kể cả những quan hệ tỷ lệ về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt thời kỳ CNH với những đảo lộn cách mạng về phương thức sản xuất cũng đồng thời là quá trình có sự thay đổi rất lớn về các loại cơ cấu, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế.

21

Nội dung cụ thể của chuyển dịch cơ cấu trong quá trình CNH là tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong tổng nguồn lao động xã hội tăng, trong khi tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm. Đồng thời dân cư thành thị tăng, dân cư nông thôn giảm.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là công cụ để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả. Một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả cho phép khai thác tối đa và hiệu quả các nguồn lực để thoả mãn tốt các nhu cầu xã hội, giảm chi phí lao động xã hội, giảm thất nghiệp, lạm phát, gắn với xu thế phát triển của thế giới và khả năng tham gia sự phân công lao động quốc tế tốt nhất.

Chính vì thế, ngày nay Kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự khẳng định này là bước tiến rất quan trọng trong nhận thức lý luận và tư duy chính sách kinh tế. Bởi vì, thực tế cho rằng, có những quốc gia tuy đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng cấu trúc nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạc hậu, và vì vậy, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khó vẫn không được chia sẻ những thành công của tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 28)