Những chỉ tiêu phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 29)

a. Sự thay đổi trong cơ cấu GDP

Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định (Cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng mức thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng méo mó về giá cả, nhất là trong những trường hợp có sự chênh lệch giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp và dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp). Nhưng khoa học kinh tế hiện đại đã sử dụng chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

22

Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I là tiêu chí đầu tiên được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Trong quá trình CNH, mối tương quan này ngày càng có xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) ngày càng tăng lên. Và trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III) có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ HĐH của nền kinh tế. Ví dụ, trong khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm,… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ CNH, HĐH cao hơn so với những lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp…

b. Sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế sở dĩ được các nhà kinh tế học đánh giá cao và coi trọng là do chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai hơn.

c. Sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư

Nếu cơ cấu kinh tế hướng vào việc thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thì cơ cấu vốn đầu tư chính là phương tiện để đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý theo mục đích hướng tới của nó. Sự thay đổi về số tuyệt đối hoặc tỷ trọng vốn đầu tư trong mỗi ngành sẽ làm thay đổi sản lượng của ngành đó, và do vậy làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Do đầu tư là một quá trình có độ trễ về thời gian và độ dài của thời gian trễ thường khác nhau giữa các ngành, hiệu quả tác động của cơ cấu đầu tư đến sự thay đổi của cơ cấu kinh tế chỉ có thể diễn ra khi vốn đầu tư được phát huy hiệu quả trong sản

23

xuất xã hội. Nhận thức này đòi hỏi khi bố trí cơ cấu đầu tư không chỉ xem xét tác động trực tiếp, trước mắt mà cần phải có cách nhìn chiến lược lâu dài hơn.

Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng kết hợp các chỉ tiêu. Mỗi tiêu chí có một ý nghĩa kinh tế nhất định, vì vậy tùy theo mục đích, yêu cầu của mỗi đề tài nghiên cứu mà có thể lựa chọn, quyết định việc có cần phân tích hay không cũng như nên đề cập sâu sắc đến mức độ nào.

1.3 Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trong thực tiễn, nhân tố kinh tế quan trọng luôn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia là quy mô vốn đầu tư. Do khởi phát quá trình CNH trong điều kiện tích lũy nội bộ thấp, nguồn vốn đầu tư luôn là chiếc “ cổ họng hẹp” đối với quá trình tăng trưởng nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế với một đặc trưng nổi bật nhất là toàn cầu hóa tài chính, đã góp phần nới bớt “nút thắt” đối với các nước này. Thật vậy, FDI có thể trở thành cú hích lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu của một nền kinh tế. Cụ thể:

Một là, FDI làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trong dạng trực tiếp và gián tiếp sau:

Dạng trực tiếp:

FDI hình thành những ngành kinh tế mới mà nước sở tại chưa có. Bản thân điều này đã làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu của các ngành trong một nền kinh tế, dù được sắp xếp theo tiêu chuẩn nhóm chung nào đó.

FDI tạo ra những nhu cầu mới ở nước sở tại đòi hỏi phải có những biện pháp đáp ứng quyết liệt những nhu cầu đầu vào cơ bản mà không thể lấy được từ nước khác thông qua con đường thương mại, như điện, nước, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

FDI đem lại những thay đổi trong nội bộ cơ cấu ngành kinh tế đã có của nước sở tại theo hướng HĐH, nâng cao trình độ KHCN và các kinh nghiệm quản lý mới.

24

FDI thúc đẩy những lĩnh vực cung cấp hạ tầng phải đi trước một bước, với tốc độ tăng trưởng phải cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, và kèm theo đó là nhu cầu tăng lên về những sản phẩm trong ngành đó.

FDI sẽ thúc đẩy các lĩnh vực tiêu dùng tăng lên, tạo khả năng tiêu dùng mới của toàn XH nên làm tăng công suất hay nhu cầu mới về hàng hóa, dịch vụ mới. Điều này thúc đẩy các lĩnh vực khác chuyển biến để đáp ứng nhu cầu biến đổi và đang tăng lên.

FDI mang lại sự cạnh tranh mới cho các ngành, các doanh nghiệp và FDI thay đổi cách hành xử, làm tăng sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong nước sở tại.

FDI mang lại sự vận động mới trong cơ cấu kinh tế, khi hàng loạt vấn đề mới của sự phát triển mở ra, khi tập trung hóa sản xuất, khi hình thành nên những mỗi liên kết kinh tế mới giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bảo vệ quyền lợi chung của ngành nghề.

Dạng gián tiếp:

FDI làm tăng quy mô của nền kinh tế, khi làm tăng quy mô của ngành về lượng tuyệt đối, cả theo giá trị lẫn hiện vật, làm trình độ khoa học, quản lý chuyển lên mức cao hơn, do đó làm tăng theo nhiều ngành nghề mới đáp ứng với nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế, với sự gia tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư có liên quan tới FDI.

FDI hình thành nên những thị trường đủ lớn để thúc đẩy sự ra đời và phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ theo cùng các ngành mới đó. Và thị trường lớn này đòi hỏi phát triển nhiều thị trường khác, và kèm theo đó là những đầu tư mới của cả trong và ngoài nước.

Hai là, FDI buộc các nước nhận đầu tư phải điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế.

Sự hoạt động của FDI làm cho nước sở tại tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế, làm cho nước sở tại có những quan điểm mới về thế mạnh thế yếu của mình theo mức độ phát triển. Từ đó có đối sách mới phát triển các ngành kinh tế có liên quan, điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước để tạo ra những “điểm chờ” về cơ cấu kinh tế để có thể tiếp nhận được những FDI mà hiện nay trong nước không

25

có, đặc biệt là những ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn và các nghiệp vụ cao cấp trong các ngành dịch vụ. Đó là điều cần thiết để cơ cấu ngành kinh tế có thể vận hành và tạo nên được khả năng tiếp nhận những lĩnh vực FDI mà nước sở tại chưa có.

Thực tế ngay từ những năm 1970, sự lớn mạnh không ngừng của TNCS đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu chi phối tất cả các quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế các nước đang phát triển nói riêng, thông qua việc phân bổ nguồn lực mà trọng tâm là phân bổ vốn đầu tư. Nhờ có nguồn vốn đầu tư đó, các nước đang phát triển đã thực hiện một chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mạnh mẽ.

Khi chiến lược thay thế nhập khẩu bộc lộ những hạn chế, các quốc gia này lại cơ bản chuyển hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Ở Thái Lan, sự đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử quy mô nhỏ đã góp phần tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu ngành. Tác động trên của FDI đã kéo theo sự phát triển của ngành phụ vụ xuất khẩu và đặc biệt là ngành du lịch. Sự tác động của FDI đối với nền kinh tế Thái Lan trong ba thập kỷ đã góp phần đáng kể đưa nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu vươn lên khẳng định kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào công nghiệp và dịch vụ.

Ở Indonexia, nhờ tác động của FDI nói chung và của TNCS nói riêng, các ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhanh chóng. Nếu như trước đây công nghiệp Indonexia chủ yếu là chế biến nông sản thì thông qua hoạt động của các TNCS dưới nhiều hình thức đã phát triển được ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt...làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH. Có thể nói, nhờ FDI mà cụ thể là của TNCS đã góp phần rất quan trọng thay đổi cơ cấu ngành kinh tế…

Từ sự phân tích trên, ta thấy tạo nên được cơ cấu FDI bảo đảm sự cân đối với cơ cấu trong nước theo định hướng CNH – HĐH bảo đảm được tính phát triển là điều mọi nước đang phát triển quan tâm. Trong đó, cơ cấu FDI phải được xem xét theo hai khía cạnh khác nhau:

26

Như vậy trong mỗi ngành phải xét đến FDI chiếm tỷ trọng như thế nào, và chúng có thể tác động đến các mặt trang bị công nghệ mới của ngành ra sao, chiếm tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu trong các ngành như thế nào?

Hai là, cơ cấu FDI theo ngành kinh tế được xét theo lĩnh vực FDI với nhau mà thôi, trong trường hợp này, ta xét đến mỗi lĩnh vực ngành kinh tế FDI chiếm tỷ trọng trong toàn bộ FDI như thế nào, trình độ, mức độ của mỗi nhóm ngành trong mối tương quan với cơ cấu chung của nền kinh tế.

1.4 Kinh nghiệm của một số nước về thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và một số gợi ý cho Việt Nam ngành kinh tế và một số gợi ý cho Việt Nam

Trung Quốc và Ấn Độ là các quốc gia thu hút FDI thành công nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế. Để đạt được thành công như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách FDI theo từng thời điểm cần thiết nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI phụ vụ cho công cuộc CNH đất nước. Trong giới hạn Luận văn, tôi sẽ phân tích sâu vào những điều chỉnh cơ bản của hai quốc gia này nhằm tăng cường tác động của FDI tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.4.1 Trung Quốc

Đặc trưng chính sách của Trung Quốc

1. Chiến lược thu hút FDI từng bước thích ứng với trình độ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tình hình KT- XH.

Một là, kịp thời điều chỉnh phương hướng đầu tư, xác định rõ danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư để nhà ĐTNN thấy rõ hướng đầu tư của mình và để cơ quan chức năng của nhà nước có những chính sách ứng xử phù hợp với các nhà đầu tư.

Trong thời kỳ đầu (1979 - 1985), lĩnh vực đầu tư ở Trung Quốc chưa được công bố thành danh mục để khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào các ngành ưu tiên. Chính sách đầu tư thời kỳ đầu chỉ thực hiện theo hướng mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng cứng, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng mềm.

27

Từ năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh về lĩnh vực đầu tư. Tháng 4/1986, Hội đồng nhà nước đưa ra 22 điều khoản khuyến khích ĐTNN trong các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới. Năm 1996, Trung Quốc chính thức công bố chỉ dẫn danh mục ĐTNN vào các ngành, trong đó ưu tiên nông nghiệp, các loại vật liệu xây dựng mới và dịch vụ. Đồng thời, Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực đầu tư. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ban hành Danh mục đầu tư mới (có hiệu lực từ ngày 1/4/2002), với những thay đổi cơ bản là:

- Danh mục khuyến khích đầu tư từ 116 hạng mục tăng lên 262 hạng mục trong các ngành và lĩnh vực sau: cải tạo nông nghiệp truyền thống, phát triển nông nghiệp hiện đại; cơ sở hạ tầng và năng lượng; nguyên vật liệu; kỹ thuật cao và mới (thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, hàng không, vũ trụ), R&D, công nghiệp truyền thống (cơ khí, công nghiệp nhẹ, dệt, nâng cấp thiết bị);

- Danh mục hạn chế đầu tư giảm từ 112 hạng mục xuống 75 hạng mục. Một số ngành trước đây cấm đầu tư, nay được phép đầu tư là bưu chính viễn thông, khí đốt, cung cấp hơi nóng, cấp thoát nước, mạng lưới đường ống thành phố. Các ngành hạn chế đầu tư là ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn pháp luật… cũng từng bước được mở cửa theo lộ trình của WTO.

Năm 2006, Danh mục chỉ dẫn ĐTNN trong các ngành công nghiệp được ban hành, phân loại các ngành khuyến khích, hạn chế và cấm ĐTNN. Các ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên, năng lượng như điện, nước, xăng dầu… sẽ bị hạn chế trong việc thu hút ĐTNN. Các ngành không được phép ĐTNN là xây dựng và quản lý sân gôn, khai thác khoáng sản quý hiếm không có khả năng phục hồi và tái chế, xây dựng và vận hành các nhà máy lọc dầu quy mô trung bình và nhỏ, kinh doanh cà phê Internet, kinh doanh bảo hiểm quy mô nhỏ… Các ngành khuyến khích đầu tư đòi hỏi cao hơn về vốn, kỹ thuật, các dịch vụ hậu cần, kho bãi, sản xuất vật liệu mới.

Về điều chỉnh các biện pháp đầu tư vào vùng ưu tiên, chính sách FDI ở Trung Quốc được thực hiện dựa trên nguyên tắc: mở cửa từng điểm, tiến tới mở cửa tuyến,

28

diện rồi nhân rộng ra các vùng khác. Năm 1979, Trung Quốc khuyến khích FDI ở một số đặc khu kinh tế, tiếp đó là ở các thành phố ven biển trên cơ sở thử nghiệm. (một số tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến được quyền tự quản trong kinh doanh ngoại thương và thành lập các đặc khu (SEZS) là Thâm Quyến, Sán Dầu, Chu Hải, Hạ Môn để thu hút FDI). Đến năm 1984, Trung Quốc lần lượt mở cửa và thành lập SEZS sang 14 thành phố ven biển và thành lập thêm khu kinh tế mở Hải Nam. Những năm sau đó, Trung Quốc đã hình thành một cánh cung khổng lồ gồm các SEZS và các thành phổ mở cửa ven biển. Đó là những cơ sở trọng điểm thu hút FDI. Cục diện mở cửa trong hoạt động thu hút FDI gần 30 năm qua của Trung Quốc mang tính chất nhiều tầng nấc, từ Nam

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)