Nhóm chính sách liên quan đến Luật và thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 46)

Nhóm này được chia thành 9 nội dung: (i) quy định đảm bảo đầu tư; (ii) lĩnh vực đầu tư; (iii) các hình thức đầu tư; (iv) thủ tục đầu tư; (v) quy định về bộ máy quản lý và chức năng hoạt động; (vi) vấn đề thông báo trước ; (vii) ký kết các hiệp định quốc tế song phương và đa phương; (viii) chính sách lao động, tiền lương; (ix) giải quyết tranh chấp. Điều chỉnh của nhóm chính sách này được thể chế hóa qua các điều chỉnh Luật ĐTNN. Trong đó, việc thu hút FDI theo ngành kinh tế gắn với chính sách thu hút FDI nói chung ở Việt Nam được thể hiện tập trung ở việc xây dựng và liên tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế. Phương thức điều chỉnh các quy định thể hiện tập trung ở việc xác định thứ tự ưu tiên các ngành và lĩnh vực thu hút FDI và các biện pháp bảo hộ và khuyến khích áp dụng để điều chỉnh hoạt động đầu tư tương ứng với thứ tự ưu tiên đã được quy định.

Năm 1977, Việt Nam đã ban hành Điều lệ Đầu tư nước ngoài kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) nhằm thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật nước ngoài vào công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh

39

và phát triển đất nước. Tuy nhiên trong điều lệ không quy định rõ những lĩnh vực cụ thể cần khuyến khích đầu tư.

Luật ĐTNN năm 1987 đã quy định những lĩnh vực cho phép và khuyến khích đầu tư, trong đó lĩnh vực khuyến khích đầu tư gồm có: thực hiện chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng công nghệ cao; sử dụng nhiều nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và đặc biệt là phát triển các dịch vụ thu tiền nước ngoài như du lịch, sửa chữa tàu biển, dịch vụ sân bay, bến cảng và các dịch vụ khác.

Như vậy, Luật ĐTNN năm 1987 đã xác định được thứ tự ưu tiên vào các ngành và lĩnh vực kinh tế. Việc xác định thứ tự ưu tiên các ngành trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào nhu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực mà Việt Nam có sẵn nguồn lực phát triển. Mặc dù đã bước đầu điều chỉnh FDI theo ngành kinh tế song việc xác định lĩnh vực trong Luật ĐTNN này vẫn còn đơn giản và trùng lặp.

- Điều chỉnh lần thứ nhất vào năm 1990 nhằm tháo gỡ một số điểm để phù hợp với tình hình thực tế, thông lệ quốc tế, định hướng thu hút FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể, tập trung vào ba vấn đề chủ yếu sau: cho phép tư nhân hợp tác với ĐTNN, quy định liên doanh nhiều bên và liên doanh tiếp, quy định về hàng thay thế hàng nhập khẩu.

- Điều chỉnh lần thứ hai vào năm 1992 được đặt ra do: việc thu hút FDI ngày càng cạnh tranh gay gắt, thực tiễn hợp tác đầu tư cho chúng ta nhận thức rõ hơn vị trí của các mục tiêu kinh tế - xã hội và tài chính của hoạt động đầu tư.

- Điều chỉnh lần thứ ba vào năm 1996, Luật ĐTNN năm 1996 và Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính Phủ đã quy định khá cụ thể thứ tự ưu tiên các ngành và lĩnh vực trong cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam.

Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư bao gồm các lĩnh vực liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học; sản xuất các loại giống mới, giống lai chất lượng cao; chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước; sản xuất vật liệu mới, vật

40

liệu quý hiếm; công nghệ điện tử, công nghệ mới sản xuất thiết bị thông tin – viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ cao.

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư bao gồm các lĩnh vực chế biến nông – lâm – thủy sản xuất khẩu; sản xuất thuốc trừ sâu bệnh hiệu quả cao, môi trường; sản xuất thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp; thăm dò khai thác, chế biến sâu khoáng sản; phát triển công nghiệp hóa dầu; sản xuất théo cao cấp, hợp kim; sản xuất máy thi công xây dựng; sản xuất động cơ diezen có công nghệ tiên tiến, phụ tùng ngành động lực, và một số lĩnh vực khuyến khích liên quan đến công nghiệp đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất các loại hóa chất cơ bản; sản xuất dược phẩm mới bằng công nghệ sinh học; sản xuất nguyên liệu thuốc, sản xuất thuộc đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế…

Danh mục đầu tư có điều kiện đó là: kinh doanh xây dựng, vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, kinh doanh mạng viễn thông; trồng rừng; dịch vụ lữ hành; văn hóa, thể thao, giải trí. Những lĩnh vực đầu tư phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu là sản xuất, chế biến sữa, sản xuất dầu thực vật, mía đường và chế biến gỗ.

Nhưng Luật ĐTNN sửa đổi năm 1996 có những hạn chế như: chưa đa dạng hóa thêm hình thức đầu tư và tranh thủ nhiều hơn các đối tác có tiềm năng về vốn và công nghệ, chưa thiết kế rõ ràng cơ chế cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư, thủ tục hành chính còn rườm rà và can thiệp nhiều vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh lần thứ tư vào năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý thu hút vốn FDI. Các lĩnh vực ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Trong danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư, ngoài việc giữ nguyên danh mục đã được công bố còn bổ sung thêm một số lĩnh vực từ khuyến khích sang đặc biệt khuyến khích đầu tư như: cải tạo, phát triển nguồn năng lượng; xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga; nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp, thoát nước; xây dựng kinh doanh hạ tầng các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông lâm ngư nghiệp.

41

Mục đích của việc ban hành các danh mục nêu trên, là nhằm xác định hướng thu hút FDI vào một số ngành nhất định góp phần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế phù hơp với thực trạng của nền kinh tế.

- Điều chỉnh lần thứ năm năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư chung thay thế Luật ĐTNN và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước vào năm 2005, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006. Tiếp đó Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.

Lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi đầu tư được Luật Đầu tư chung năm 2005 xây dựng căn cứ vào các mục tiêu, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhằm thu hút đầu tư tạo nên đòn bẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực và địa bàn mà Nhà nước ưu đãi. Lĩnh vực đầu tư quy định trong Luật Đầu tư 2005 được chia thành ba nhóm sau:

Lĩnh vực đầu tư ưu đãi: tập trung vào các ngành sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, công nghệ thông tin, phát triển nuôi trồng, chế biến nông lâm hải sản, bảo vệ môi trường, nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao, đầu tư vào R&D, sử dụng nhiều lao động và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp…

Một phần của tài liệu Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế ở Việt Nam (Trang 46)