Bên cạnh những đóng góp đáng kể của việc thu hút FDI trong phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam như phân tích ở trên, vấn đề này cũng đã bộc lộ rõ một số vấn đề trong nhận thức, tư duy và tổ chức thực hiện, trở ngại cho sự phát triển kém bền vững của nền kinh tế nước ta.
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội, nhưng còn nhiều hạn chế về chất lượng tăng trưởng. Các nguồn vốn này thường được dành cho đầu tư các dự án thuộc loại “gia công”, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI trong công nghiệp lại chỉ đạt 40% MVA, chưa tạo nên hiệu quả vượt trội tương ứng.
- Mở rộng xuất khẩu, những cũng làm tăng dòng nhập siêu. FDI cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” còn thấp. Nhất là các dự án bất động sản lớn phải tăng việc nhập khẩu thiết bị và vật liệu xây dựng; tham gia khai thác vật liệu, tài nguyên rồi xuất thô kiếm lợi nhuận cao...
- Tạo thêm công ăn việc làm, nhưng cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đào tạo người lao động. FDI cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống của dân cư vùng bị thu hồi đất và tạo thêm áp lực xã hội cho nhiều địa phương có liên quan; Đặc biệt, thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động. Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ rất cao, nhưng giá nhân công thấp và có thể gây các bệnh nghề nghiệp.
- Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên.
66
- Tăng đóng góp tài chính quốc gia, nhưng còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ tài chính và tạo cạnh tranh không lành mạnh.
- Thực tế cho thấy có tới 50% doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang nhận nhiều đất “bờ xôi ruộng mật” mang tính thương mại, tìm đối tác chuyển nhượng để hưởng chênh lệch; chậm triển khai, thậm chí không thể triển khai việc sử dụng. Ví dụ gần đây nhất là dự án Bãi Rồng, Quảng Nam có giá trị 4,15 tỷ USD bị rút giấy phép. Trong gần 200 tỷ USD đăng ký đầu tư đến nay mới thực hiện được hơn 60 tỷ USD chiếm khoảng 32,5%. Chưa kể trong số này có cả vốn vay ngân hàng trong nước và vốn đóng góp của Việt Nam chứ không phải vốn thực của phía nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Chưa có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý
Dòng vốn đó trong một thời gian dài đã hướng khá mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, du lịch,.. Dù rằng như thế cũng phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung đã đề ra nhưng mặt trái của hướng đầu tư đó là chưa thực sự phục vụ cho tăng trưởng phát triển CNH,HĐH, không mấy góp phần nâng cao năng suất lao động và chuyển giao công nghệ nguồn vào nước ta….
Thu hút được một nguồn lớn vốn FDI đã là một thành công lớn trong tiến trình đổi mới của ta. Song chỉ chú trọng phát triển bề rộng đã để lại những hệ lụy lớn do một phần là việc hoạch định chính sách chưa phù hợp, thiếu qui hoạch, khả năng quản lý, thẩm tra dự án yếu. Bệnh thành tích còn nặng nề, chỉ chăm chăm thu hút dự án với số tiền cho lợi ích địa phương mà ít tính đến hậu quả, đến lợi ích tổng thể của cả vùng, của đất nước, tác động lớn đến sự mất cân đối trong đầu tư các ngành nghề lẫn vùng lãnh thổ, tạo thêm khoảng cách giàu nghèo...