Nghĩa vụ của người sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 33)

Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây:

Mọi đơn vị và cá nhân đều không xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng đất đai phi pháp, có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, pháp quy về quản lý đất đai, đồng thời có quyền đề nghị kiểm tra và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, pháp quy về quản lý đất đai.

32

Đơn vị và cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai theo hợp đồng sử dụng đất với Nhà nước, hoặc với tổ chức kinh tế tập thể.

Khi thay đổi quyền và mục đích sử dụng đất theo pháp luật thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký đất đai.

Người sở hữu đất đai hoặc người sử dụng đất cần cung cấp những tư liệu có liên quan, không được báo sai, man khai, không khai báo hoặc khai báo chậm trễ.

- Người sử dụng đất phải bảo vệ nghiêm ngặt đất canh tác. Đơn vị chiếm dụng đất canh tác chịu trách nhiệm khai nhân khẩu đất với số lượng và chất lượng tương đương số đất canh tác đã chiếm dụng.

Đơn vị xây dựng phi nông nghiệp phải tiết kiệm sử dụng đất, khi có thể sử dụng đất hoang thì không thể chiếm dụng đất canh tác; khi có thể sử dụng đất xấu thì không thể chiếm dụng đất tốt. Không được chiếm dụng đất canh tác để xây lô, đào huyệt hoặc tự ý xây nhà, đào cát, lấy đá, lấy quặng, lấy đất, không được chiếm dụng đất cơ bản để phát triển nghề rừng, trồng cây ăn quả và đào ao nuôi cá.

Mọi đơn vị, cá nhân không được để hoang hóa, bỏ hoang đất canh tác. Nếu bỏ hoang liên tục 2 năm thì đơn vị giao khoán chấm dứt hợp đồng nhận khoán.

Không phá rừng, đồng cỏ để khai nhân khẩu canh tác, không vây hồ làm ruộng, xâm chiếm đất bãi của sông ngòi.

- Người sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất tổng thể, có nghĩa vụ để từng bước trả đất canh tác cho trồng rừng, chăn nuôi, đất có mặt nước nhằm bảo đảm môi trường sinh thái. Trong trường hợp đất đai bị hủy hoại do đào bới, lấy đất, đầm nén thì đơn vị và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm khôi phục đất đai theo quy định có liên quan của Nhà nước; trường hợp không có điều kiện khôi phục hoặc khôi phục không đạt yêu cầu thì phải nộp phí khôi phục đất đai để dùng vào việc phục hóa.

33

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)