Những quy định về quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36 - 39)

Quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc là một hệ thống khá hoàn chỉnh, được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và nhu cầu sử dụng đất của các ngành và địa phương; đã góp phần đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đất canh

35

tác, bảo vệ rừng và tạo ra mô hình phát triển các đô thị, các khu công nghiệp, khu thương mại và hệ thống công trình hạ tầng khá hợp lý. Công tác quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc thể hiện ở các mặt sau:

 Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất các cấp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau [26, tr. 4]

- Nghiêm khắc bảo vệ đất đồng ruộng cơ bản, khống chế xây dựng phi nông nghiệp chiếm dụng đất nông nghiệp

- Nâng cao hiệu suất sử dụng đất; tính toán bố trí tổng thể đất các loại, các khu vực

- Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo tính sử dụng bền vững của đất đai; cân bằng giữa chiếm dụng đất canh tác với khai phát phục hóa đất canh tác.

 Nội dung quy hoạch sử dụng đất

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải xác định được 16 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm sau [4, tr. 3].

- Nhóm các chỉ tiêu phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt: gồm 06 chỉ tiêu: đất canh tác, đất lúa nước phải bảo vệ vĩnh cửu, đất phát triển đô thị, đất xây dựng, đất bổ sung cho đất canh tác bị chuyển mục đích sang đất xây dựng, đất khai thác mỏ. Các chỉ tiêu nêu trên được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và được phân bổ cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ tiếp đến từng huyện, quận và quy hoạch của cập huyện phân bổ tiếp đến từng xã.

Để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc tuân thủ các chỉ tiêu trong quy hoạch, Luật Quản lý đất đai còn quy định: Chỉ tiêu diện tích các loại đất canh tác trong quy hoạch là diện tích tối thiểu phải bảo đảm. Chỉ tiêu diện tích đất

36

canh tác chuyển mục đích sang xây dựng trong kỳ quy hoạch là diện tích khống chế tối đa được phép thực hiện.

- Nhóm các chỉ tiêu được thực hiện linh hoạt (có thể thay đổi giữa các loại chỉ tiêu cùng nhóm trong quá trình thực hiện): thuộc nhóm này gồm 9 chỉ tiêu sau: Đất trồng cây ăn quả, đất rừng, đất trồng cỏ, đất xây dựng, đất hầm mỏ, đất công nghiệp, đất xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, diện tích đất tăng thêm cho xây dựng, đất thương mại - dịch vụ.

Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác do từng tỉnh. Trên cơ sở đó, các tỉnh giao chỉ tiêu này cho từng huyện, xã để thực hiện

 Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất

Theo quy định của Luật Quản lý Đất đai năm 1999, quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc được lập ở 5 cấp gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã; gắn với quy hoạch sử dụng đất mỗi cấp là quy định về thời gian cụ thể bắt buộc phải hoàn thành.

Bộ Đất đai và Tài nguyên chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất tại địa phương do cấp mình quản lý. Riêng đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất của cấp mình còn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cho các xã thuộc phạm vi huyện quản lý

Việc điều tra, xây dựng quy hoạch sử dụng đất được xã hội hóa, nhất là quy hoạch sử dụng đất của cấp xã, phần lớn các quy hoạch sử dụng đất của cấp này do các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thực hiện.

 Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất

Chính phủ phế duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố thuộc tỉnh nhưng có trên 1 triệu dân

37

(như: Nam Ninh, Quảng Châu) các đặc khu kinh tế (như: Thâm Quyến, Chu Hải). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các đơn vụ hành chính cấp huyện và quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)