Bài học kinh nghiệm thứ nhất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 89 - 91)

Trong quá trình thực hiện "4 hiện đại hóa", Trung Quốc bắt đầu cải cách nông thôn và chính sách khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình nông thôn được thực hiện. Luật đã quy định: nông dân có quyền sử dụng đất để cấy trồng, để kinh doanh, dĩ nhiên là không được tự do mua bán. Người nông dân muốn bán ruộng đất thì phải được chính quyền địa phương phê chuẩn. Đây cũng chính là một kẽ hở của pháp luật về đất đai ở Trung Quốc. Một số quan chức chính quyền ở các địa phương đã lợi dụng và gây ra nhiều thiệt hại cho Nhà nước và cho người dân.

Trong quá trình xây dựng các đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất… một số quan chức địa phương đã mua lại ruộng đất của nông

88

dân, thông qua hình thức đền bù với giá rẻ mạt. Các quan chức bán lại ruộng đất đó cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bằng giá cao ngất ngưởng để kiếm lời vô cùng lớn.

Thực tế đất đai ở Trung Quốc không phải là hàng hóa, cũng không đưa vào lưu thông. Nhưng thông qua sự "phê duyệt" của các quan chức chính quyền địa phương ở các cấp mà đất đai trở thành hàng hóa và rồi tự nó tiến thẳng vào thị trường cấp hai và giá cả đất đai ở thị trường cấp hai so với thị trường cấp một thì sự chênh lệch là rất lớn, gấp hàng trăm lần.

Từ thực tế đó, tháng 8/2003, văn phòng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ra "Thông tri về thanh lý chỉnh đốn việc xây dựng các khu khai thác phát triển, tăng cường quản lý đất dùng vào xây dựng" để ngăn chặn và sửa đổi các hành vi vượt quyền phê chuẩn đất đai, chiếm dụng đất đai phi pháp, chuyển nhượng đất đai với giá rẻ, kiên quyết bảo vệ đất canh tác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người nông dân.

Tháng 10/2003, Hội nghị Trung ương 3 khóa XVI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ phải cải cách chế độ trưng dụng đất đai.

Đầu năm 2004, Trung ương đã công bố "văn kiện số 1" yêu cầu chính quyền các cấp phải thực hiện chế độ đất đai một cách nghiêm chỉnh nhất và "Luật quản lý đất đai" cũng bắt đầu được sửa đổi, bổ sung mới. Từ đó đến nay, liên tiếp ban hành nhiều chính sách mới mục đích thúc đẩy hơn nữa việc quản lý chặt chẽ đất đai nông nghiệp, đất đai canh tác cơ bản theo Luật quản lý đất đai mới để tập trung thực hiện tốt hai nội dung: tăng cường xây dựng năng lực khu sản xuất lương thực chủ yếu và tập trung xây dựng một loại khu chuyên sản xuất lương thực chất lượng cao quốc gia. Chính sách khuyến khích tính tích cực của nông dân trồng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tốt nhất nhằm duy trì và phát triển tính ổn định và lành mạnh về kinh tế và xã hội Trung Quốc [43, tr. 68].

89

Bài học kinh nghiệm về chính sách quản lý đất nông nghiệp của Trung Quốc đã trình bầy trên đây thực sự có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Luật Đất đai của Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, cần luật hóa các quy định về đất đai, sửa đổi, tiếp tục hoàn thiện nội dung chế độ quản lý đất đai theo hướng tăng cường vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, đáp ứng nhu cầu đất để phát triển kinh tế; tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc, cơ chế xây dựng giá đất theo hướng phù hợp với giá đất trên thị trường, phù hợp với các mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)