Chính sách ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ từ năm 198 0-

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 75)

Đảng Cộng sản Việt Nam, với sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giầu đẹp tiến lên Chủ nghĩa xã hội, luôn coi đất đai là một vấn đề hệ trọng và là mục tiêu đấu tranh cách mạng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử Đảng và Nhà nước ta luôn đổi mới về chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Gắn với công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc khẩu hiệu "Độc lập dân tộc và người cày có ruộng" đã thực sự trở thành một động lực to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã ghi: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cách mạng Việt Nam phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất về cho nông dân.

Cách mạng tháng 8 thành công. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mặc dù còn non trẻ, thêm vào đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến vấn đề đất đai. Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959 đã khẳng định có ba hình thức sở hữu ruộng đất (Nhà nước, tập thể, cá nhân), trong đó sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể là cơ bản và được ưu tiên. Mặc dù luật pháp thời kỳ này không hoàn toàn nghiêm cấm việc mua bán đất đai, nhưng quan hệ mua bán đất đai thời kỳ này diễn ra rất hạn chế bởi lẽ: do trình độ phát triển của nền kinh tế, của phân công lao động xã hội còn lạc hậu, thêm vào đó là tác động của tiến trình "công hữu hóa ruộng đất" cũng như tiến trình hình thành nền kinh tế chỉ huy, tập trung - Pphi hàng hóa. Cho nên, việc nhượng bán đất đai

74

chỉ diễn ra với mức độ không phổ biến và ở phạm vi hẹp gắn với đất ở là chủ yếu. Thị trường đất đai không được pháp luật thừa nhận trên thực tế, quan hệ mua bán đất đai mang tính chất tự phát và nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ năm 1975 đến 1980 quan hệ ruộng đất ở Việt Nam không kịp thời điều chỉnh để động viên lực lượng nông dân to lớn của cả nước phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp khi đất nước đã chuyển từ thời chiến sang thời bình. Quản lý kinh tế theo mô hình và cơ chế cũ trong chiến tranh không còn thích hợp trong thời bình vẫn được áp dụng đã không mang lại kết quả, lợi ích kinh tế cho giai cấp nông dân không được đảm bảo. Nền kinh tế vốn đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề không phát triển lên được, bộc lộ sự yếu kém, trì trệ và bất cập, sự điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và chính sách ruộng đất trong nông nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn này.

Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương ra chỉ thị 100 về công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (được gọi tắt là khoán 100). Khoán 100 của Ban Bí thư Trung ương nhằm mục đích sử dụng và Quản lý có hiệu quả về các nguồn lực của sản xuất nông nghiệp mà trước hết là ruộng đất, Tư liệu sản xuất, vốn và lao động. Khoán 100 làm cho người lao động gắn bó chặt chẽ với ruộng đất, phát huy tối đa năng suất lao động trên cơ sở sử dụng, khai thác và tăng độ phì nhiêu màu mỡ của đất đai.

Sự ra đời khoán 100 và áp dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp trên cả nước đã đánh dấu bước chuyển mới về chính sách ruộng đất của cơ chế quản lý kinh tế mới. Từ đó vấn đề quản lý ruộng đất dần dần thoát ra khỏi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Quán triệt Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm thống nhất quản lý ruộng đất trong phạm vi cả nước. Đó là:

75

- Hiến pháp năm 1980 là đạo luật cơ bản của Nhà nước Việt Nam để chính phủ làm căn cứ ban hành các văn bản pháp luật về chính sách ruộng đất. Điều 20 của Hiến pháp năm 1980 ghi rõ:

Nhà nước thống nhất Quản lý đất đai theo quy định chung nhằm bảo đảm ruộng đất được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật. Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước. Đất dành cho nông, lâm nghiệp không được dùng vào việc khác nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép [31].

Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 của chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 13/01/1981 của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước; Thông tư số 55/ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn cách giải quyết các trường hợp sử dụng ruộng đất không hợp pháp, hợp lý; Quyết định 56/ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước; Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng; Pháp lệnh ngày 03/03/1983 về thuế nông nghiệp; Nghị định 25/ HĐBT ngày 30/03/1983 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành pháp lệnh Thuế nông nghiệp; Thông tư 293 TT/RĐ ngày 22/10/1985 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất bãi sa bồi v.v…

Sự ra đời và phát triển các văn bản pháp luật về quản lý ruộng đất thời kỳ những năm trước đổi mới, trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 cho thấy tầm quan trọng của quản lý đất đai và các chính sách về ruộng đất, nó chứng tỏ sự

76

chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, về tư duy của Đảng và Nhà nước ta trước một thực tiễn mới mẻ của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Thực chất đây cũng là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về vấn đề ruộng đất vào hoàn cảnh nước ta, một đất nước có nền kinh tế đang ở trình độ kém phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 75)