Chính sách đất đai ở nước ta từ năm 1986

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 78 - 80)

Xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm đầu thập kỷ 80; xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ đất đai và sự thiếu đồng bộ của pháp luật đất đai, cùng với việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, việc ban hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật là một đòi hỏi tất yếu khách quan. - Năm 1987 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Đất đai. Luật Đất đai 1987 có hiệu lực từ ngày 08/01/1988. Luật Đất đai năm 1987 quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai như sau:

+ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất được sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn nhất định.

+ Nhà nước khuyến khích đầu tư lao động, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất.

+ Nhà nước đảm bảo cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao.

+ Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức.

Luật Đất đai năm 1987 chỉ quy định những điều khoản cơ bản về bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy sau khi Luật Đất đai năm 1987 được

77

Quốc hội công bố, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 13/HĐBT ngày 01/02/1989 và Nghị định 30/HĐBT ngày 23/03/1989 về việc thi hành Luật Đất đai.

- Quyết định 13/HĐBT ngày 01/02/1989 của HĐBT đã quy định các nguyên tắc khi giải quyết các quan hệ về ruộng đất:

+ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. + Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa những trường hợp đã xử lý sai, phù hợp với tình hình thực tế từng nơi.

+ Bảo đảm cho mọi người lao động sản xuất nông nghiệp có đất đai sản xuất làm cho tình hình ruộng đất được ổn định và nông dân yên tâm sản xuất.

+ Gắn việc giải quyết vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành nghề, phân bố lại dân cư, lao động cho phù hợp ngành nghề và quy hoạch của từng vùng lãnh thổ…

- Nghị định 30/HĐBT ngày 23/03/1989 đã cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 1987. Nghị định 30/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã bước đầu đáp ứng cụ thể hóa các quy định mới hoặc quy định còn chung chung ở Luật Đất đai 1987. Nghị định 30/HĐBT đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình một cách đầy đủ và chính xác hơn. Đồng thời giúp người sử dụng đất được dễ dàng hơn khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đất đai.

- Nghị định 30/HĐBT đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý đất đai, vừa đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, vừa mở rộng diện tích đất cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

78

Luật Đất đai năm 1987, Nghị định 30/HĐBT và Quyết định 13/HĐBT đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và chi tiết cho hoạt động quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta. Nhờ triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản trên mà công tác quản lý đất đai và hoạt động sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước dần dần đi vào nề nếp. Đặc biệt các tầng lớp dân cư được khuyến khích và yên tâm hơn trong việc sử dụng đất, họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và sử dụng với nhiều mục đích chính đáng để tăng thu nhập cho gia đình và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước những đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế và đời

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)