Thành lập Cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 120)

Việc phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và của toàn thể quần

chúng nhân dân, được thực hiện ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực và ở mọi tầng lớp trong xã hội. Việc phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng ngay tại cơ sở là biện pháp tốt vì tại cơ sở có điều kiện trực tiếp giám sát dễ dàng và kịp thời phát hiện các biểu hiện của tham nhũng. Tuy nhiên, việc phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng cần có chương trình, kế hoạch tổng thể trên cơ sở có một cơ quan chuyên trách đảm nhận công việc này. Hơn thế nữa, một cơ quan chuyên trách có quyền lực độc lập tương đối sẽ có khả năng can thiệp một cách khách quan và có điều kiện liên kết mọi lực lượng phòng ngừa, chống tham nhũng trong xã hội, đặc biệt là có khả năng thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công chúng vào hoạt động giám sát, tố cáo, đấu tranh với những biểu hiện tham nhũng.

Theo quy định tại Điều 6 và Điều 36 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng thì việc thành lập cơ quan (lực lượng phòng, chống tham nhũng chuyên trách) nhằm thực hiện, giám sát và phối hợp việc thi hành các chính sách, hành động chống tham nhũng và hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Nhằm thực hiện nỗ lực phòng, chống việc tẩy rửa tài sản do phạm tội tham nhũng mà có, tăng cường kiểm soát và thu hồi các tài sản này. Các quốc gia thành viên cần đảm bảo sự độc lập cần thiết cho cơ quan nói trên để có thể thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật nào. Cần phải cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ này để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiện tại, Việt Nam chưa có các cơ quan theo yêu cầu trên. Tuy vậy, việc thành lập các cơ quan đó không phải là nghĩa vụ mang tính ràng buộc pháp lý. Việc thành lập các cơ quan đó sẽ được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam và tình hình thực tế của Việt Nam.

Nhằm đảm bảo tương trợ tư pháp đạt hiệu quả cao nhất, tại khoản 13 Điều 46 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định: các quốc gia thành viên phải chỉ định một cơ quan trung ương có trách nhiệm và quyền hạn tiếp nhận các yêu cầu tương trợ pháp lý liên quan đến điều tra, truy tố, xét

xử và thi hành án đối với tội phạm tham nhũng, thực hiện hoặc chuyển đúng đến các cơ quan chức năng khác. Quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về cơ quan trung ương được chỉ định cho mục đích này vào thời điểm phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước. Đây là một nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên. Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị phê chuẩn Công ước, Việt Nam cần xem xét, đề xuất và chỉ định cơ quan theo đúng yêu cầu của Công ước để kịp thời thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vào thời điểm phê chuẩn Công ước.

Theo kinh nghiệm chống tham nhũng ở các nước trên thế giới cho thấy, việc xây dựng một mô hình cơ quan chống tham nhũng độc lập đã góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa cũng như đẩy lùi tham nhũng. Và cũng do yêu cầu khách quan, đã đến lúc cần thiết phải có một cơ quan chống tham nhũng độc lập. Để cơ quan chống tham nhũng độc lập được thành lập và hoạt động có hiệu quả, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm mô hình này ở một số nước trên thế giới, đồng thời kết hợp với điều kiện hiện tại của nước ta. Nhưng cơ quan chống tham nhũng độc lập phải được thiết lập trên cơ sở quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc biệt phải được trao thẩm quyền đầy đủ để có thể tổ chức chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc, ở mọi lĩnh vực. Cùng với việc thành lập cơ quan có chức năng chống tham nhũng độc lập cần xây dựng mội đội ngũ công chức hoạt động cho cơ quan này một cách chuyên nghiệp. Đội ngũ công chức này phải qua đào tạo, thử thách về lập trường, tư tưởng, đồng thời đa dạng hóa các chuyên môn nghiệp vụ vì tham nhũng không loại trừ mội lĩnh vực nào nào của cuộc sống. Bên cạnh đó phải có một chế độ phụ cấp ưu đãi gắn liền với cơ chế kiểm soát, giám sát đặc biệt để một mặt tạo điều kiện cho đội ngũ này thực thi nhiệm vụ một cách độc lập, khách quan, công tâm, mặt khác, chủ động phòng ngừa những tiêu cực phát sinh trong đội ngũ những người làm công tác đặc biệt này.

Kết luận

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của Việt Nam hiện nay cũng như của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, nó phá hoại đời sống xã hội, làm chậm trễ tiến trình tăng trưởng kinh tế, hủy hoại các dịch vụ công, cản trở đầu tư, giảm cơ hội việc làm và làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật. ở nước ta, trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý rất quan trọng, góp phần khôi phục kỷ cương trong Đảng, tăng cường sức mạnh và

nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Thấy được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng nói chung, các tội phạm về tham nhũng nói riêng và cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng thực tiễn cũng cho thấy hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm về tham nhũng đang còn nhiều hạn chế, tồn tại. Tuy nhiên, phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm về tham nhũng không phải là công việc đơn giản, có thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà là kết quả của cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ. Trong công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm này đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ các biện pháp tình thế và các giải pháp mang tính chất chiến lược. Phải phối hợp đồng bộ các biện pháp kinh tế, các biện pháp chính trị, tư tưởng, các biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp văn hóa, giáo dục và các biện pháp pháp luật. Phải áp dụng cả biện pháp phòng ngừa chung cũng như các biện pháp phòng ngừa riêng đối với các tội phạm về tham nhũng. Phải kết hợp các biện pháp chung của toàn xã hội, của Nhà nước với các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Và để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng thì cần phải nâng cao hiệu quả tổ chức của từng biện pháp phòng ngừa đó là: các biện pháp pháp luật; các biện pháp cơ chế, chính sách; các biện pháp quản lý nhà nước về kinh tế; các biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra; các biện pháp cải cách hành chính bộ máy nhà nước; các biện pháp quản lý cán bộ, công chức; các biện pháp quản lý thu nhập và kê khai tài sản của cán bộ, công chức; các biện pháp giám sát và các biện pháp khác (thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tham nhũng).

Trong công cuộc phòng ngừa, đấu tranh đối với các tội phạm nói chung, các tội phạm về tham nhũng nói riêng thì cần phải tổng hợp và phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã

hội và của toàn thể quần chúng nhân dân. Và để phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả thì cần phải học tập kinh nghiệm phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng của các nước khác trên thế giới. Phải nỗ lực hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng bằng việc trao đổi thông tin, bắt giữ, dẫn giải người tham nhũng, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi tẩy rửa tiền của tội phạm về tham nhũng. Qua đó tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ về mặt kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như kế hoạch hành động phòng ngừa tham nhũng của các nước phát triển và các nhà tài trợ.

Chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng sẽ làm cho bộ máy nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, loại trừ nguy cơ, thách thức, tụt hậu. Tin tưởng rằng chúng ta phát huy cao độ vai trò của cả hệ thống chính trị, nạn tham nhũng sẽ được đẩy lùi, chúng ta sẽ hoàn thành một cách vẻ vang sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.

2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

3. Bùi Mạnh Cường, Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng, NXB Lao động - Xã hội năm 2003.

4. Nghị quyết 08/BCT ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan tư pháp trong thời gian tới.

5. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội số 03/1998/PL- UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998 về việc chống tham nhũng.

6. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng (năm 2000 và 2002)

7. Nghị định của Chính phủ Số 64/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng.

8. Nghị định của Chính phủ Số 13/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/1998/NĐ-Chính phủ ngày 17 tháng 8 năm 1998.

9. Chỉ thị số 01/2002/CT-TTg ngày 28/1/2002 về việc cấm sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để biếu, tặng cho các cá nhân không đúng quy định.

10. Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ Quốc hội Số 01/1998/PL- UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998 cán bộ, công chức (đã được sửa đổi năm 2003).

11 Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ Quốc hội Số 02/1998/PL- UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998 về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (đã được sửa đổi năm 2002).

12. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 và năm 1999.

13. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 và năm 2003.

14. PGS. PTS. Đỗ Ngọc Quang, Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1997.

15. PGS. TS Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2001.

16. Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, năm 2000.

17. Tập thể tác giả do PGS. TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2001.

18. Viện thông tin khoa Học xã hội, Tham nhũng tệ nạn của mọi tệ nạn, Hà Nội - 1997.

19. Ngân hàng thế giới, Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng trong sạch quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội - 2002.

20. Ngân hàng thế giới, Việt Nam đấu tranh với tham nhũng, năm 2002 21. TS. Trần Phương Đạt, Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2002.

22. Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2002.

23. PGS. TS Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB Công an nhân dân, năm 2001.

24. GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm có tổ chức, mafia và toàn cầu hóa tội phạm, NXB Công an nhân dân, năm 2003.

25. GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS. TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, NXB Công an nhân dân, năm 2003.

26. Thanh Lê, Xã hội học tội phạm, NXB Công an nhân dân, năm 2002.

27. BTP - TANDTC - VKSNDTC, Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA 2000 - 2003, Hà Nội - 2004.

28. VKSNDTC, Báo cáo tổng kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004.

29. Đỗ Ngọc Quang, Bàn về khái niệm tham nhũng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4/1997.

30. Nguyễn Mạnh Kháng, Bàn thêm về vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Nhà nước& Pháp Luật, Số 11-1997

31. Đào Trí úc, Tham nhũng: nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý mới của việc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 9/1996.

32. Đào Trí úc, Phòng ngừa tội phạm, đấu tranh chống tội phạm - những định hướng về nguyên tắc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/1997.

33. Nguyễn Mạnh Kháng, Bàn thêm về vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/1997.

34. Chu Thái Thành, Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Thông tin khoa học xã hội, Số 6/2002.

35. Nguyễn Đình Gấm, Tệ nạn tham nhũng: căn nguyên sâu xa và biện pháp phòng, chống, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 1/2002.

36. Hoàng Hưng, Tham nhũng và chống tham nhũng: một số kinh nghiệm nước ngoài, Tạp chí Lập pháp, Số 4/2002.

37. Phan Công Thương, Một vài suy nghĩ về chống tham nhũng, Tạp chí Lập pháp, Số 8/2002.

38. Phùng Văn Ngân và Nguyễn Văn Hoàng, Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, Tạp chí kiểm sát, Số 3/2005.

39. Đinh Xuân Nam, Tìm hiểu công tác đấu tranh chống tham nhũng ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện nay, Tạp chí kiểm sát, Số 1/2005.

40. Phạm Hồng Hải, Nguyên nhân trực tiếp của các tội phạm về tham nhũng ở nước ta, Tạp chí kiểm sát, Số 12/2003.

41. Trần Phàn, Một số ý kiến về nguyên nhân của tình hình tham nhũng hiện nay, Tạp chí kiểm sát, Số 9/2003.

42. Nguyễn Thu Quỳ, Kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng ở Thụy Điển, Tạp chí kiểm sát, Số 9/2003.

43. Nguyễn Hồng Vinh, Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân nhìn từ góc độ cải cách tư pháp, Tạp chí kiểm sát, Số 4/2003.

44. Nguyễn Hồng Vinh, Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, Tạp chí kiểm sát, Số 4/2003.

45. Văn Danh Hồng, Những vấn đề rút ra từ việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn trong năm 2001, Tạp chí kiểm sát, Số 2/2002.

46. Phạm Ngọc Đản, Quản lý Nhà nước nhìn từ góc độ xử lý các vụ án tham nhũng, buôn lậu lớn gần đây, Tạp chí kiểm sát, Số 1/2000.

47. Lê Văn Hòe, Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đấu tranh chống tham nhũng, Tạp chí nghiên cứu lý luận, Số 6/1990.

48. Nguyễn Đức Hà, Từ một số vụ án tham nhũng vừa qua, nghĩ về

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)