Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hiện nay ở nước

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 82)

ngừa tội phạm và tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hiện nay ở nước ta.

Nghị quyết của Chính phủ số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã nhận định:

“Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cấp bách tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; các Bộ, các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã tích cực hưởng ứng và tham gia, tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung đã có những chuyển biến tích cực, đạt

được những kết quả nhất định, góp phần ổn định tình hình chung của đất nước.”. Đó là kết quả của những nỗ lực to lớn về phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới. Có thể thấy những nỗ lực đó bao gồm:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân, do đó đã đề ra nhiệm vụ thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng, chống các tệ nạn xã hội và tội phạm. Trên cơ sở nhận thức đó, cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị đang dần dần được hình thành và củng cố nhằm phát huy vai trò của tầng lớp nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Các phòng trào như phong trào vận động người phạm tội ra đầu thú, phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội được triển khai rộng khắp từ nhiều năm nay.

Thứ hai, trong chủ trương cũng như trong nhận thức, phòng ngừa đã được coi là yếu tố chính của phương châm đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, đã có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường xây dựng môi trường sống lành mạnh trong từng cấp độ tổ chức, sinh hoạt xã hội, nâng cao ý thức pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang. Đã có nhiều giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý khắc phục sơ hở. Phương châm chủ động phòng ngừa đã được cụ thể hóa cả trong các đạo luật lớn của Nhà nước như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ ta.

Thứ ba, thông qua các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước đã có sự kết hợp giữa việc thực hiện chức năng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm với các chức năng, nhiệm vụ gián tiếp, qua đó làm rõ vai trò phối hợp, vai trò hướng dẫn của các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Viện kiểm

sát, Tòa án, Tư pháp và Thanh tra đối với các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức xã hội và đối với công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội.

Thứ tư, trong việc phòng ngừa, chống tội phạm đã từng bước xây dựng đươc kế hoạch và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm đã được xác định là yêu cầu cấp bách và quan trọng. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trên cơ sở đó chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã được xác định với những mục tiêu và nội dung các đề án cụ thể.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)