Các biện pháp quản lý thu nhập và kê khai tài sản của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 113)

bộ, công chức những kiến thức khoa học về chủ nghĩa Mác-Lênin. Có nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lập trường kiên định từ đó mới có bản lĩnh đấu tranh trước sự cám dỗ của đồng tiền, của những lợi ích vật chất bất hợp pháp.

3.3.2. Các biện pháp quản lý thu nhập và kê khai tài sản của cán bộ, công chức công chức

Để có một chính quyền vững mạnh cần phải xây dựng cơ chế công khai và giám sát tài sản của công chức, đây là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng rất có hiệu quả. Đa số các nước đều có quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Có nước yêu cầu kê khai trước khi được tuyển dụng, đề bạt hoặc bầu cử nhưng có nước lại yêu cầu kê khai tài sản sau khi được tuyển dụng, đề bạt, bầu cử... Nhiều nước yêu cầu kê khai bổ sung hàng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết. Chẳng hạn như: tại Trung Quốc, mỗi năm 2 lần công chức phải kê khai tài sản. Cán bộ lãnh đạo phải kê khai rõ các khoản như tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, đồ dùng có giá trị trên 10.000 NDT (khoảng 19-20 triệu đồng Việt Nam); Thái Lan có quy định những người giữ chức vụ do bầu cử, công chức phải kê khai tài sản tại các thời điểm: 30 ngày sau khi nhận chức, 30 ngày sau khi nhận chức một năm, 30 ngày sau khi thôi chức và kê khai tài sản đều theo chu kỳ 3 năm [62, tr.216]. ở Việt Nam, việc kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức đã được triển khai. Tuy nhiên, đây vẫn là khâu khó thực hiện. Ngay sau khi ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 17/8/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh chống tham nhũng có quy định về việc kê khai tài sản đối với cán bộ có chức vụ, quyền hạn thì nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức việc kê khai tài sản. Song việc kê khai còn mang tính hình thức, chưa có tác dụng phòng ngừa, phát

hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Trong quá trình thực hiện triển khai việc kê khai còn vướng mắc bởi các quy định của pháp luật trong việc xác định, đánh giá tài sản riêng chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó rất khó khăn xác định về nguồn gốc tài sản do lao động chính đáng hay do tham nhũng mà có. Kết luận Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 4 khóa IX đã xác định rõ mục đích của việc kê khai tài sản là làm rõ ràng tính minh bạch về tài sản của cán bộ, công chức, tạo điều kiện để tổ chức và quần chúng quản lý và giám sát nhất là giám sát việc hình thành những tài sản mới, góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Để việc kê khai tài sản đạt mục đích, có hiệu quả, thiết thực hơn thì việc kê khai cần được tiến hành định kỳ với phạm vi kê khai rộng hơn và trên cơ sở đề cao tính tự giác, trung thực, minh bạch trong việc kê khai của cán bộ, công chức trong bản kê khai tài sản của mình. Bản kê khai tài sản là bản cam kết của bản thân về tài sản đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác. Trường hợp nghi vấn tài sản bất minh thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đó yêu cầu người kê khai phải giải trình cụ thể, nếu có sai phạm thì xem xét, kết luận, xử lý theo quy định của pháp luật.

Một trong những vũ khí hiệu nghiệm nhất trong trong tay luật pháp Hồng Công đã được áp dụng là khi một công chức nhà nước có những tài sản không thể giải thích được hoặc duy trì một mức sống vượt quá mức tiền lương chính thức của mình. Nếu ông ta hay bà ta không đưa ra được những lời giải thích thỏa đáng trước tòa án về việc tiền hay tài sản đó đã có bằng cách nào, thì vị công chức này sẽ bị coi là phạm tội tham nhũng và phần tài sản vượt quá mức thu nhập sẽ bị tịch thu. Quy định này là cực kỳ hữu hiệu trong việc giữ cho công chức nhà nước của Hồng Công (Trung Quốc) được trung thực [19, tr.72].

Có cần phải kê khai cả tài sản vợ, chồng, con cái, người thân của cán bộ, công chức. Một số nước mở rộng những đòi hỏi bắt buộc này tới cả những người có quan hệ huyết thống gần, một số nước khác lại giới hạn việc

kê khai trong các quan chức và vợ hay chồng của họ (mặc dù ngay cả thông lệ này cũng bị phản đối vì lý do là vợ hay chồng của họ phải được quyền có đời sống riêng tư đối với người bạn đời của mình). Trong mọi trường hợp, các luật về công khai phải bao hàm được những gì mà một xã hội coi là công bằng và hợp lý. Cũng có vấn đề liên quan đến quà tặng. Có một số loại quà tặng có thể chấp nhận được, còn một số thì không. Lòng mến khách quá mức, như một kỳ nghỉ đã được thanh toán toàn bộ tặng cho một quan chức có chức năng ký hợp đồng mua cùng với vợ (hay chồng), rõ ràng là không thể chấp nhận được. Giữa xã hội này với xã hội khác, giới hạn có thể chấp nhận được sẽ khác nhau, song nó có thể được quy thành tiền cho những món quà, nếu vượt quá giới hạn đó phải được khai báo [19, tr.177-178]. Về vấn đề này, Đảng và Chính phủ ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quy định về thực hành tiết kiệm trong các dịp lễ, tết... quy định không được dùng công quỹ để biếu, quà cáp nhưng việc thực hiện chưa nghiêm và triệt để. Việc biếu, nhận quà cáp trong các ngày lễ, tết, hiếu, hỷ... đã trở thành thông lệ ở nhiều ngành, nhiều địa phương đã vượt quá giới hạn tình cảm, phong tục, truyền thống dân tộc. Việc quà cáp, biếu xén đã biến tướng dưới dạng tinh vi của việc đưa, nhận hối lộ để tranh thủ tìm cách có những thuận lợi, ưu ái cho bản thân, gia đình...

Để hạn chế tình trạng trên, các ngành, các cấp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, không được dùng công quỹ để làm quà tặng, quà biếu, tiền thưởng đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp trên đối với cơ quan có quan hệ công tác, là đối tác. Và cần phải có quy định về việc nhận quà biếu, quà tặng trong quan hệ ngoại giao, giao dịch quốc tế. Có thể quy định mức cụ thể như thế nào thì cho phép nhận, mức nào đó thì sung công quỹ. Cần quy định theo hướng cán bộ, công chức chỉ được phép nhận quà biếu, quà có tính chất cảm ơn trong trường hợp nào, với mức độ nào, nếu quá mức đó thì phải khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc kê khai tài sản chỉ phát huy được tác dụng khi có biện pháp quản lý, kiểm soát được nguồn thu nhập của cán bộ, công chức thông qua kiểm tra tài khoản và lượng tiền mà cán bộ, công chức đang cất giữ. Không như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam hầu hết các giao dịch trong dân chúng, cũng như việc trả lương cho cán bộ, công chức đều được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Như vậy vừa không tiện lợi, lại vừa không kiểm soát được nguồn thu nhập của cán bộ, công chức. Do vậy, chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới và phải sớm áp dụng hình thức thanh toán tiền qua ngân hàng thông qua tài khoản được mở tại ngân hàng. Hầu hết các giao dịch của công chúng nói chung và cán bộ, công chức nói riêng có liên quan đến tiền đều phải được thực hiện bằng chuyển khoản và thông qua các loại thẻ tín dụng. Các khoản thu nhập đều được chuyển vào tài khoản. Nếu có sự bất minh về thu nhập của cán bộ, công chức nào đó, thì sẽ kiểm tra được dễ dàng thông qua tài khoản của người đó đã được mở tại ngân hàng để xem họ thu chi như thế nào. Có như vậy thì biện pháp quản lý thu nhập của cán bộ, công chức mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)